Nghiên cứu bào chế và sinh khả dụng viên nén acyclovir kết dính sinh học đường tiêu hóaNghiên cứu bào chế và sinh khả dụng viên nén acyclovir kết dính sinh học đường tiêu hóa
Nghiên cứu bào chế và sinh khả dụng viên nén acyclovir kết dính sinh học đường tiêu hóa.Acyclovir (ACV) là một dẫn chất tổng hợp của acid nucleosid – guanosin có tác dụng mạnh và chọn lọc trên các virus gây bệnh ở người bao gồm Herpes simplex loại 1 và loại 2, Varicella- zoster, Epstein-Barrvà Cytomegalo. Ngoài ra dược chất này còn có tác dụng ức chế virus viêm gan B. ACV ức chế chọn lọc quá trình sinh tổng hợp DNA của virus khi chúng xâm nhập vào tế bào [1, 2]. Hiện nay, ACV vẫn là thuốc được lựa chọn hàng đầu trong điều trị các bệnh kể trên. Nhu cầu về sử dụng các dạng thuốc chứa ACV là rất lớn, nhất là những đợt có dịch bệnh. Hơn nữa trong nhiều trường hợp ACV phải được dùng thời gian dài, ví dụ điều trị để miễn dịch không tái phát Herpes simplex phải dùng thuốc 6 tháng hoặc dài hơn. Tuy nhiên, thuốc có độ tan trong cả nước lẫn dầu đều hạn chế, lại có tính thấm kém [3], thời gian bán thải ngắn (2 – 3 giờ), nếu dùng dạng thuốc qui ước thì phải uống nhiều lần trong ngày (4-6 lần), gây nhiều phiền phức cho bệnh nhân. Trong điều trị, nhiều dạng bào chế của ACV không thể duy trì nồng độ thuốc mong muốn tại nơi tác dụng nên hiệu quả điều trị không cao. Hơn nữa, ACV được hấp thu chậm và không hoàn toàn (sinh khả dụng đường uống từ 10 đến 20%), chủ yếu ở phần đầu đường tiêu hóa [1]. Vì vậy, việc kéo dài thời gian lưu trú và kiểm soát giải phóng thuốc ở vùng hấp thu tối ưu trên đường tiêu hóa là một trong những biện pháp cải thiện hấp thu và sinh khả dụng (SKD) đường uống của ACV.
Hệ kiểm soát giải phóng thuốc kết dính sinh học (KDSH) có khả năng lưu giữ thuốc trên bề mặt niêm mạc tại vùng hấp thu tối ưu nhờ đó góp phần cải thiện hấp thu thuốc qua đường tiêu hóa [4], [5], [6]. Nghiên cứu phát triển dạng thuốc KDSH và giải phóng kéo dài 12 giờ chứa ACV nhằm nâng cao hiệu quả điều trị, giảm tác dụng không mong muốn, góp phần tạo ra dạng thuốc mới nhằm phát triển ngành công nghiệp Dược trong nước.Hiện nay tình hình nghiên cứu, sản xuất lưu hành ở trong nước và ngoài nước chưa có các thuốc acyclovir có dạng bào chế hiện đại như kết dính sinh học, nổi, giải phóng kéo dài.
Chính vì vậy luận án “Nghiên cứu bào chế và sinh khả dụng viên nén acyclovir kết dính sinh học đường tiêu hóa” được tiến hành theo các mục tiêu sau:
1. Xây dựng được công thức và qui trình bào chế viên nén acyclovir 200 mg kết dính sinh học tại dạ dày ở qui mô phòng thí nghiệm.
2. Xây dựng được tiêu chuẩn cơ sở và bước đầu đánh giá được độ ổn định của viên nén acyclovir kết dính sinh học đã bào chế.
3. Đánh giá được sinh khả dụng viên nghiên cứu trên chó thí nghiệm.
Để giải quyết 3 mục tiêu đề ra, đề tài luận án thực hiện các nội dung sau:
1. Nghiên cứu xây dựng công thức bào chế viên nén acyclovir 200 mg kết dính sinh học đường tiêu hóa.
2. Nghiên cứu xây dựng qui trình bào chế viên nén acyclovir 200 mg kết dính sinh học đường tiêu hóa với qui mô 5000 viên.
3. Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn cơ sở và đánh giá độ ổn định của viên nén acyclovir 200 mg kết dính sinh học đường tiêu hóa.
4. Xây dựng và thẩm định phương pháp HPLC để định lượng nồng độ acyclovir trong huyết tương.
5. Đánh giá kết dính sinh học và sinh khả dụng của viên nén acyclovir 200 mg KDSH đã bào chế trên chó thí nghiệm.
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN v
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
DANH MỤC HÌNH viii
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3
1.1. ACYCLOVIR 3
1.1.1. Công thức hoá học 3
1.1.2. Tính chất lý hóa 3
1.1.3. Dược động học 4
1.1.4. Tác dụng dược lý 5
1.1.5. Chỉ định 5
1.1.6. Chống chỉ định, thận trọng 6
1.1.7. Đường dùng 6
1.1.8. Một số biệt dược chứa acyclovir 7
1.2. HỆ KIỂM SOÁT GIẢI PHÓNG THUỐC TẠI DẠ DÀY 8
1.2.1. Khái niệm về hệ kiểm soát giải phóng thuốc tại dạ dày 8
1.2.2. Ưu, nhược điểm của hệ kiểm soát giải phóng thuốc tại dạ dày 8
1.2.3. Ứng dụng của hệ kiểm soát giải phóng thuốc tại dạ dày 9
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ kiểm soát giải phóng thuốc ở dạ dày 10
1.2.5. Một số hệ kiểm soát giải phóng thuốc ở dạ dày 11
1.3. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ HỆ KẾT DÍNH SINH HỌC ĐƯỜNG TIÊU HÓA CHỨA ACYCLOVIR 21
1.3.1. Nghiên cứu nước ngoài 22
1.3.2. Nghiên cứu trong nước 31
1.4. NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ SINH KHẢ DỤNG ĐƯỜNG UỐNG CỦA ACYCLOVIR 32
1.4.1. Một số phương pháp định lượng acyclovir trong dịch sinh học 32
1.4.2. Một số nghiên cứu đánh giá sinh khả dụng acyclovir 36
CHƯƠNG 2. NGUYÊN LIỆU, THIẾT BỊ – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
2.1. NGUYÊN VẬT LIỆU, PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
2.1.1. Nguyên liệu 39
2.1.2. Thiết bị nghiên cứu 40
2.1.3. Thuốc đối chứng 41
2.1.4. Động vật thí nghiệm 41
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42
2.2.1. Phương pháp bào chế viên nén Acyclovir kết dính sinh học 42
2.2.2. Phương pháp đánh giá chất lượng 43
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu độ ổn định viên nén Acyclovir 200mg kết dính sinh học 47
2.2.4. Phương pháp đánh giá in vivo 48
2.2.5. Phương pháp thiết kế thí nghiệm và tối ưu hoá công thức 55
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 57
3.1. XÂY DỰNG CÔNG THỨC BÀO CHẾ VIÊN NÉN ACYCLOVIR KẾT DÍNH SINH HỌC ĐƯỜNG TIÊU HÓA 57
3.1.1. Khảo sát lựa chọn các tá dược quyết định đặc tính kết dính sinh học, nổi và kiểm soát giải phóng dược chất 57
3.1.2. Xây dựng công thức bào chế viên nén acyclovir nổi – kết dính sinh học 63
3.2. XÂY DỰNG QUI TRÌNH BÀO CHẾ VIÊN ACYCLOVIR KẾT DÍNH SINH HỌC GIẢI PHÓNG KÉO DÀI Ở QUI MÔ 5000 VIÊN 80
3.2.1. Khảo sát các thông số kỹ thuật trong quá trình bào chế lô L01 81
3.2.2. Thẩm định các thông số kỹ thuật trong quá trình bào chế trên các lô L02 và L03 88
3.3. XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN BÁN THÀNH PHẨM VÀ VIÊN NÉN ACYCLOVIR BÀO CHẾ 96
3.3.1. Tiêu chuẩn bột kép trước khi dập viên 96
3.3.2. Tiêu chuẩn viên nén acyclovir kết dính sinh học 97
3.4. BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU ĐỘ ỔN ĐỊNH CỦA VIÊN NÉN ACYCLOVIR KẾT DÍNH SINH HỌC ĐƯỜNG TIÊU HÓA 98
3.4.1. Nghiên cứu độ ổn định của thuốc bảo quản trong lọ chất dẻo HDPE 98
3.4.2. Nghiên cứu độ ổn định của thuốc bảo quản trong vỉ nhôm 103
3.5. NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ KẾT DÍNH SINH HỌC VÀ SINH KHẢ DỤNG VIÊN NÉN ACYC LOVIR KẾT DÍNH SINH HỌC ĐƯỜNG TIÊU HÓA 109
3.5.1. Nghiên cứu đưa chất cản quang vào thành phần viên acyclovir kết dính sinh học 109
3.5.2. Khả năng kết dính sinh học in vivocủa viên nén acyclovir bào chế trên chó 110
3.5.3. Đánh giá sinh khả dụng viên nén acyclovir kết dính sinh học đường tiêu hóa 111
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 133
4.1. VỀ HỆ THUỐC KẾT DÍNH SINH HỌC ĐƯỜNG TIÊU HÓA CHỨA ACYCLOVIR 133
4.2. BÀO CHẾ VIÊN NÉN ACYCLOVIR KẾT DÍNH SINH HỌC 134
4.2.1. Về phương pháp bào chế viên nén 134
4.2.2. Xây dựng công thức bào chế viên nén acyclovir kết dính sinh học 136
4.2.3. Nghiên cứu nâng qui mô bào chế viên nén acyclovir 200mg 138
4.2.4. Phương pháp đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng viên nén acyclovir 200mg kết dính sinh học giải phóng kéo dài 12 giờ 139
4.2.5. Nghiên cứu độ ổn định 143
4.3. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KẾT DÍNH SINH HỌC 144
4.4. ĐÁNH GIÁ SINH KHẢ DỤNG VIÊN NÉN ACYCLOVIR KẾT DÍNH SINH HỌC 145
4.4.1. Xây dựng và thẩm định phương pháp định lượng acyclovir trong huyết tương bằng phương pháp HPLC 145
4.4.2. Nghiên cứu đánh giá sinh khả dụng in vivo viên nén acyclvir kết dính sinh học đường tiêu hóa trên chó 147
KẾT LUẬN 149
KIẾN NGHỊ 150
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng Tên bảng Trang
1.1. Độ tan của acyclovir ở 37 oC trong các môi trường pH khác nhau 4
1.2. Hệ số thấm biểu kiến của acyclovir qua màng tế bào Caco-2 4
1.3. Một số biệt dược chứa acyclovir 7
1.4. Phân loại polyme kết dính sinh học 18
1.5. Một số phương pháp phân tích acyclovir trong huyết tương 33
1.6. Một số công trình nghiên cứu sinh khả dụng và tương đương sinh họccủa một số chế phẩm acyclovir 36
2.1. Các nguyên liệu sử dụng trong luận án 39
2.2. Điều kiện bảo quản và khoảng thời gian lấy mẫu 47
2.3. Nồng độ các mẫu acyclovir trong huyết tương 52
3.1. Công thức cho 1 viên khảo sát 57
3.2. Khả năng giải phóng dược chất của các mẫu viên nén khảo sát 58
3.3. Khả năng hút nước và kết dính sinh học của các mẫu viên khảo sát 60
3.4. Khả năng nổi của các mẫu viên khảo sát. 61
3.5. Các biến độc lập 63
3.6. Các biến phụ thuộc 64
3.7. Các công thức thực nghiệm 64
3.8. Tốc độ chảy, chỉ số nén và hàm ẩm của các khối bột kép 65
3.9. Đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng của các mẫu viên 66
3.10. Khả năng giải phóng dược chất và kết dính sinh học của các mẫu viên 67
3.11. Khả năng nổi và khả năng hút nước của các mẫu viên bào chế 68
3.12. Ảnh hưởng của các biến độc lập đến các biến phụ thuộc 71
3.13. Kết quả luyện mạng neuron nhân tạo 72
3.14. Khả năng giải phóng dược chất và kết dính sinh học của mẫu viên bào chế theo công thức tối ưu và dự đoán 79
3.15. Kết quả đánh giá hàm lượng acyclovir trong mẫu bột kép khảo sát ở lô L01 82
3.16. Phân tán hàm lượng acyclovir sau trộn tá dược trơn của lô L01 83
3.17. Một số đặc tính của bột kép lô L01 83
3.18. Khối lượng và độ cứng của viên ở các tốc độ dập khác nhau 84
3.19. Khối lượng và độ cứng của viên khảo sát trên lô L01 85
3.20. Hàm lượng của các viên nén acyclovir khảo sát trên lô L01 86
3.21. Kết quả thử hòa tan các viên nén khảo sát trên lô L01 87
3.22. Lực kết dính sinh học, khả năng nổi, khả năng trương nở của viên trên lô L01 87
3.23. Hàm lượng acyclovir trong mẫu bột kép của 3 lô sau trộn bột kép 88
3.24. Hàm lượng acyclovir trong mẫu bột kép của 3 lô sau trộn tá dược trơn 89
3.25. Một số đặc tính của ba lô bột kép sau khi trộn tá dược trơn 89
3.26. Độ trơn chảy của các mẫu bột kép của 3 lô 91
3.27. Khối lượng viên nén acyclovir khảo sát trên 3 lô 92
3.28. Độ cứng của các viên nén khảo sát trên 3 lô 93
3.29. Hàm lượng dược chất trong viên nén của 3 lô khảo sát 94
3.30. Độ hòa tan của 3 lô viên nén acyclovir bào chế 95
3.31. Lực kết dính sinh học, khả năng nổi, trương nở của viên néncyclovir khảo sát trên 3 lô bào chế 96
3.32. Đề xuất một số chỉ tiêu chất lượng bột kép trước khi dập viên 97
3.33. Đề xuất một số chỉ tiêu chất lượng viên nén acyclovir kết dính sinh học đường tiêu hóa 97
3.34. % acyclovir còn lại của các viên nén bảo quản ở điều kiện thực 98
3.35. % acyclovir còn lại của các viên nén bảo quản ở điều kiện lão hóa cấp tốc 99
3.36. Độ hòa tan của viên nén acyclovir bảo quản ở điều kiện thực 99
Bảng Tên bảng Trang
3.37. Độ hòa tan của viên nén acyclovir bảo quản ở điều kiện lão hóa cấp tốc 100
3.38. Thời gian tiềm tàng, lực kết dính sinh học, khả năng trương nở của viên nén acyclovir bảo quản ở điều kiện thực 101
3.39. Thời gian tiềm tàng, lực kết dính sinh học, khả năng trương nở của viên nén acyclovir theo dõi ở điều kiện lão hóa cấp tốc 102
3.40. % acyclovir còn lại của viên nén bảo quản trong vỉ ở điều kiện thực 103
3.41. % acyclovir còn lại của các viên nén bảo quản trong vỉ ở điều kiện lão hóa cấp tốc 104
3.42. Độ hòa tan của viên nén acyclovir theo dõi ở điều kiện thực, 105
3.43. Độ hòa tan của viên nén acyclovir theo dõi ở điều kiện lão hóa cấp tốc, 106
3.44. Thời gian tiềm tàng, lực kết dính sinh học, khả năng trương nở của viên nén acyclovir theo dõi ở điều kiện thực 107
3.45. Thời gian tiềm tàng, lực kết dính sinh học, khả năng trương nở của viên nén acyclovir theo dõi ở điều kiện lão hóa cấp tốc 108
3.46. Một số chỉ tiêu chất lượng của mẫu viên acyclovir kết dính sinh học chứa và không chứa bari sulfat 110
3.47. Kết quả đánh giá tính tương thích của hệ thống HPLC (n = 6) 113
3.48. Ảnh hưởng của mẫu trắng tại thời điểm trùng thời gian lưu (tR ) của acyclovir 114
3.49. Kết quả xác định giới hạn định lượng dưới (LLOQ) 115
3.50. Kết quả khảo sát đường chuẩn 116
3.51. Kết quả khảo sát độ đúng, độ lặp lại trong ngày 117
3.52. Kết quả khảo sát độ đúng, độ lặp lại khác ngày 117
3.53. Kết quả khảo sát tỷ lệ thu hồi của acyclovir 119
3.54. Kết quả độ ổn định dung dịch chuẩn gốc thời gian ngắn ở nhiệt độ phòng 119
3.55. Kết quả độ ổn định của mẫu huyết tương sau 3 chu kỳ đông – rã 120
Bảng Tên bảng Trang
3.56. Kết quả độ ổn định của mẫu huyết tương ở nhiệt độ phòng trong thời gian ngắn 121
3.57. Kết quả độ ổn định dài ngày của mẫu huyết tương 122
3.58. Kết quả độ ổn định của mẫu sau xử lý trong auto-sampler 123
3.59. Kết quả khảo sát độ đúng, độ chính xác của phương pháp khi pha loãng 2 lần 124
3.60. Kết quả khảo sát độ đúng, độ chính xác của phương pháp khi pha loãng 4 lần 124
3.61. Kết quả đánh giá chất lượng thuốc thử và thuốc đối chứng 125
3.62. Nồng độ acyclovir (µg/mL) trong huyết tương chó sau khi uống liều đơn viên nén acyclovir kết dính sinh học đường tiêu hóa 126
3.63. Nồng độ acyclovir (µg/mL) trong huyết tương chó sau khi uống liều đơn viên nén Zovirax 127
3.64. Thông số dược động học của thuốc kết dính sinh học đường tiêu hóa 129
3.65. Thông số dược động học của thuốc Zovirax 129
3.66. Bảng ANOVA phân tích các thông số dược động học của thuốc thử và thuốc đối chứng 130
3.67. Kết quả so sánh giá trị Tmax của 2 thuốc bằng kiểm định phi tham số Wilcoxon 132
DANH MỤC HÌNH
Hình Tên hình Trang
1.1. Phân loại hệ kiểm soát giải phóng thuốc ở dạ dày 11
1.2. Cơ chế nổi 13
1.3. Cơ chế giải phóng dược chất của hệ tạo khí 14
1.4. Quá trình kết dính sinh học 16
1.5. Chất kết dính lỏng lan rộng trên bề mặt tế bào mô 17
2.1. Sơ đồ quy trình bào chế bằng phương pháp dập thẳng 42
2.2. Thiết bị đánh giá lực kết dính sinh học chế tạo từ cân Roberval 46
2.3. Thử nghiệm in vivo trên chó 49
3.1. Đồ thị giải phóng dược chất theo thời gian của các mẫu viên 58
3.2. Lực kết dính sinh học của các mẫu viên bào chế với lượng polyme khác nhau 60
3.3. Đồ thị giải phóng dược chất theo thời gian của các mẫu viên 62
3.4. Mức độ cải thiện (%) về khả năng trương nở, kết dính sinh học, giải phóng dược chất sau 8h của 17 công thức viên nén so với viên nén CT1 70
3.5. Mặt đáp ảnh hưởng của Cb 934P và NaHCO3 đến lực KDSH của viên ACV 200mg 72
3.6. Mặt đáp ảnh hưởng của Cb 934P và HPMC K100M đến lực KDSH của viên ACV 200mg (khối lượng NaHCO3 là 100mg) 73
3.7. Mặt đáp ảnh hưởng của Cb 934P và HPMC K100M đến % ACV giải phóng sau 4 giờ(khối lượng NaHCO3 là 100mg) 74
3.8. Mặt đáp ảnh hưởng của HPMC K100M và NaHCO3 đến % ACV giải phóng sau 8 giờ (khối lượng Cb 934P là 70mg) 75
3.9. Mặt đáp ảnh hưởng của Cb 934P và NaHCO3 tới khả năng nổi của viên ACV 200mg (khối lượng HPMC K100M là 25mg) 76
3.10. Mặt đáp ảnh hưởng của HPMC K100M và NaHCO3 tới khả năng nổi của viên ACV 200mg (khối lượng Cb 934P là 70mg) 77
Hình Tên hình Trang
3.11. Đồ thị giải phóng dược chất của mẫu viên bào chế theo công thức tối ưu và dự đoán 79
3.12. Hình ảnh viên bào chế theo công thức tối ưu trong dung dịch HCl 0,1M 80
3.13. Sơ đồ lấy mẫu phân tầng (cỡ mẫu: 10) 81
3.14. Đường hồi qui giá trị trung bình và cận biểu diễn sự biến đổi % acyclovir trong viên nén của 3 lô theo thời gian khi bảo quản ở điều kiện thực 103
3.15. Kết quả chụp X quang khả năng kết dính sinh học trên chó. 111
3.16. Sắc ký đồ mẫu huyết tương trắng có pha chuẩn acyclovir ở nồng độ 2,5 µg/mL 112
3.17. Sắc ký đồ mẫu huyết tương trắng 110
3.18. Sắc ký đồ mẫu huyết tương trắng có pha chuẩn acyclovir ở nồng độ giới hạn định lượng dưới (0,1 µg/mL) 114
3.19. Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa nồng độ acyclovir trong huyếttương và diện tích pic. 113
3.20. Độ hòa tan của thuốc thử và thuốc đối chứng 125
3.21. Đường cong nồng độ – thời gian trung bình của 2 thuốc 127
Nguồn: https://luanvanyhoc.com