Nghiên cứu bất thường sinh sản ở một số gia đình cựu chiến binh có phơi nhiễm với chất độc hoá học chiến tranh
Từ năm 1961 đến 1971 quân đội Mỹ đã rải xuống Miền Nam Việt nam (từ vĩ tuyến 17 trở vào) hơn 72 triệu lít chất diệt cỏ và làm trụi lá cây bằng nhiều phương tiện : máy bay, xe bọc thép, sục vào hầm, phun trên mặt đất … Chỉ tính riêng bằng không quân tối thiểu cũng đã hơn 43 triệu lít chất da cam, có chứa tối thiểu khoảng 170kg Dioxin. Chất Dioxin là 1 tạp chất sản sinh ra trong quá trình sản xuất 2, 4, 5 – Tricloro phenol. Nó là 1 chất hoá học độc nhất mà loài người đã tìm ra; Trong quân sự Dioxin dùng ở dạng không pha loãng có độ đậm đặc cao.
Do đó, các cá thể hay quần thể nào tiếp xúc với hoá chất, sản phẩm của nó hoặc môi trường có chứa 2, 3, 7, 8 – TCDD, đều đối mặt với khả năng tiềm tàng bị phơi nhiễm đối với chất đó. Vì thế từ đó đến nay có nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam đã xác nhận tác hại của Dioxin đối với sức khoẻ con người, gây nên nhiều bệnh trong đó có nhiều loại ung thư, tai biến sinh sản và dị tật bấm sinh.
Những cựu chiến binh (kể cả người Việt Nam hoặc người nước ngoài) đã từng tham chiến ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1961 – 1971, đều có thể bị phơi nhiễm với CĐHH nói chung và Dioxin nói riêng. Trong số những người này sinh con dị tật bẩm sinh có tỷ lệ cao hơn hẳn so với những người không bị phơi nhiễm với Dioxin. Những nghiên cứu dịch tễ so sánh giữa 2 nhóm phơi nhiễm với Dioxin và chứng thì nhiều nhưng những nghiên cứu so sánh những người phơi nhiễm và không phơi nhiễm trong cùng 1 huyết thống gia đình thì chưa có nhiều. Cho đến nay vẫn chưa có các nghiên cứu sâu hơn về sự thay đổi cấu trúc và chức năng của gen ở người, đặc biệt việc phân tích trình tự gen các phả hệ nạn nhân bị nhiễm Dioxin trên cơ sở đó có những kết luận xác đáng về ảnh hưởng của Dioxin trên người ở mức độ gen. Thông qua phả hệ nhiều đời của những người này, quan sát được toàn cảnh sinh ra các thế hệ F1, F2, F3 của các anh chị em cùng huyết thống. Thấy được khuyết tật bẩm sinh có tính chất di truyền không ?, loại dị tật nào mắc nhiều, giả thiết nguy cơ nào gây nên khuyết tật bẩm sinh …. Chính lý do này, chúng tôi đã điều tra 30 gia đình của CCB có phơi nhiễm với chất Dioxin chiến tranh mà Mỹ đã rải ở Miền Nam Việt Nam những năm 1961 đến 1971. Nhằm mục đích:
1. Mô tả tai biến thai sản của CCB phơi nhiễm Dioxin và những gia đình có quan hệ huyết thống với CCB nói trên ở các thế hệ từ P ỳ F3.
2. Tìm hiểu yếu tố nguy cơ liên quan đến tai biến sinh sản của CCB phơi nhiêm.
II. TỔNG QUAN
2.1 CCB phơi nhiễm Dioxin với di truyền y học
Như ta đã biết di truyền một bệnh của dòng họ thường lặp đi lặp lại trên nhiều người trong cùng 1 huyết thống. Hay nói cách khác một bệnh nào đó đặc trưng riêng của dòng họ đó. Nhưng ngày nay do tác động của môi trường vào phôi ở những giai đoạn phát triển khác nhau gây ra nhiều dị tật khác nhau. Đó là vì mỗi cơ quan hay bộ phận, trong quá trình phát triển, có 1 thời kỳ dễ nhạy cảm với tác động của yếu tố gây quái thai. Những tác động này chỉ tác động lên từng cá thể làm rối loạn gen hoặc nhiễm sắc thể ở các giai đoạn tiền phôi, phôi và thai, cho nên gây nên những khuyết tật bẩm sinh khác nhau. Vì thế giải thích được vì sao những CCB phơi nhiễm với Dioxin có nguy cơ cao về tai biên sinh sản, sinh nhiều con dị tật bẩm sinh hoặc nhiều quái thai trong khi các anh chị em khác trong cùng huyết thống không có phơi nhiễm với Dioxin lại không có tai biến sinh sản như trên.
2.2 Cơ chế tác động và ảnh hưởng độc hại của Dioxin lên sức khoẻ sinh sản :
2.2.1. Tác dụng độc của DioxiN: Tác dụng của Dioxin lên sự phát triển gây chết, chậm tăng trưởng biến dạng cấu trúc, rối loạn chức năng của hệ cơ quan.
Tác dụng độc lên sự sinh sản gồm :
– Ở nam: Ảnh hưởng lên sự sinh tinh, sự di động của tinh trùng, hình dạng tinh trùng, nồng độ các hooc môn quan trọng như gonadotropin, LH, FSH, testosteron và các androgen khác, cơ quan đích đáp ứng với androgen, cân nặng lúc sinh, hành vi tình dục và khả năng sinh sản lúc trưởng thành.
– Ở nữ: Ảnh hưởng lên chu kỳ kinh, độ dài và cường độ của hành kinh, tần xuất của chu kỳ không phóng noãn, nồng độ các hormon quan trọng như FSH, LH, estrogen, progesteron, hành vi tình dục, khả năng thụ thai, khả năng mang thai đủ ngày.
2.2.2. Dioxin với DTBS
Dioxin tác động vào phôi ở những giai đoạn khác nhau gây dị tật khác nhau. Các nghiên cứu trên chuột thực nghiệm xử lý Dioxin cho thấy, khi xâm nhập vào tế bào, gây nên các thay đổi trong DNA, dẫn đến các đột biến và thậm chí tử vong sau 34 ngày. Nhờ tiến bộ về khoa học tiên tiến, gần đây nhiều nghiên cứu về đột biến gen đã xác định được sự biến đổi gen trên người do Dioxin.
Qua nghiên cứu “Tác động của Dioxin với sức khoẻ “ [3] nhận thấy có những khác nhau về sự xuất hiện các DTBS ở các giai đoạn tiền phôi, phôi và thai.
Giai đoạn tiền phôi: các phôi bào còn ít hay chưa biệt hoá, 1 yếu tố gây quái thai tác động vào phôi ở giai đoạn này có thể gây tổn thương toàn bộ hoặc 1 số lớn phôi bào. Nếu tác động đó quá mạnh, nó có thể gây tử vong cho phôi và sảy thai.
Giai đoạn phôi: Các phôi bào tích cực biệt hoá và phần lớn các yếu tố gây quái thai tác động vào phôi rất hiệu lực và quyết định sự xuất hiện nhiều dị tật.
Kiểu xuất hiện nhiều dị tật tuỳ theo tính dễ bị tổn thương và thời gian biệt hoá của mô hay cơ quan. Có lẽ mỗi mô hay cơ quan, trong quá trình phát triển đều trải qua thời kỳ dễ bị tổn thương tới mức tối đa. Thời kỳ này thường thấy vào lúc bắt đầu xảy ra sự biệt hoá của mô hay cơ quan đó.
Giai đoạn thai: Ở giai đoạn này, đặc trưng bởi sự phát triển của của cơ quan. Tính cảm thụ của thai đối với tác động của yếu tố gây quái thai giảm trong giai đoạn này. Vì thế người ta thấy rằng những yếu tố gây quái thai tác động vào thai ở nửa sau của thời kỳ có thai gây ra chậm phát triển tâm thần.
MỤC LỤC
Trang
I Đặt vấn đề 4
II Tổng quan 5
III Đối tượng và phương pháp 7
3.1 Đối tượng 7
3.2 Phương pháp nghiên cứu 7
3.3 Các biện pháp hạn chế sai số 8
3.4 Khía cạnh đạo đức 8
IV Kết quả nghiên cứu 9
4.1 Tình hình chung của CCB phơi nhiễm Dioxin 9
4.2 Tình hình tai biến sinh sản ở CCB phơi nhiễm Dioxin và anh em có 10 cùng huyết thống với CCB này từ thế hệ P ^ F3
4.3 Mối liên quan phơi nhiễm với DTBS 14
V Bàn luận 15
5.1 Tình hình chung của CCB phơi nhiễm Dioxin 15
5.2 Tình hình tai biến sinh sản ở CCB phơi nhiễm Dioxin và anh em có 16 cùng huyết thống từ thế hệ P ^ F3
5.3 Yếu tố nguy cơ 19
VI Kết luận 20
6.1 Tình hình chung của CCB phơi nhiễm Dioxin 20
6.2 Tình hình tai biến sinh sản ở CCB phơi nhiễm Dioxin và anh em có 20 cùng huyết thống từ thế hệ P ^ F3
6.3 Yếu tố nguy cơ 20
VII Một số đề xuất 21
Tài liệu tham khảo 22
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích