Nghiên cứu bệnh nhiều dây thần kinh ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 bằng điện sinh lý thần kinh ngoại vi

Nghiên cứu bệnh nhiều dây thần kinh ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 bằng điện sinh lý thần kinh ngoại vi

Đái tháo đường (ĐTĐ) nhất là đái tháo đường týp 2 đã và đang được xem là một vấn đề cấp thiết của thời đại. Bệnh có xu hướng tăng lên một cách nhanh chóng, đặc biệt ở các nước đang phát triển như Việt nam. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG), n ăm 1985 có 30 triệu người trên thế giới mắc ĐTĐ đến năm1995 đã tăng lên 135 triệu người (chiếm 4% dân số thế giới). Dự báo năm 2025 sẽ là 300 triệu (chiếm 5,4% dân số thế giới) [53].
Tình trạng tăng glucose máu mạn tính thường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm trong đó bệnh thần kinh do ĐTĐ ( diabetic neuropathy) là nhóm biến chứng muộn thường gặp và đóng vai trò quan trọng làm tăng bệnh suất và tỷ lệ tử vong do ĐTĐ. Tỷ lệ bệnh thần kinh do ĐTĐ thay đổi từ 5% đến 100% tuỳ thuộc vào phương pháp và tiêu chuẩn chẩn đoán [53]. Pirart (1978) qua nghiên cứu 4.400 bệnh nhân ĐTĐ cho thấy bệnh thần kinh do ĐTĐ phát hiện ngay tại thời điểm chẩn đoán là 7,5%, tỷ lệ này tăng lên 40% sau 20 năm và 50% sau 25 năm bị bệnh (trích dẫn từ [7]). Trên thực tế tổn thương thần kinh do ĐTĐ rất đa dạng nhiều khi phối hợp đan xen với nhau trong đó tổn thương nhiều dây thần kinh là nổi bật nhất và là yếu tố ngang hàng với biến chứng mạch vành, mạch não cũng như các bệnh lý mạch máu khác nhất là ở chi dưới.
Hiện nay với sự tiến bộ mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, thăm dò điện sinh lý thông qua hai kỹ thuật chính là ghi điện cơ và đo tốc độ dẫn truyền thần kinh là phương pháp có nhiều ưu điểm hơn cả để khám, phát hiện tổn thương thần kinh nói chung và ở người ĐTĐ nói riêng. Phương pháp này cho phép đánh giá được sớm tổn thương, chính xác tới từng vị trí tổn thương để chẩn đoán và theo dõi kết quả của phương pháp điều trị, và tiên lượng của bệnh thần kinh ngoại vi, đặc biệt là độ nhạy của chẩn đoán cao hơn các phương pháp thăm khám lâm sàng khác [12].
Diễn tiến của bệnh thần kinh do ĐTĐ liên quan chặt chẽ với việc kiểm soát đường huyết. Ở người bệnh ĐTĐ týp 2, giảm tốc độ dẫn truyền thần kinh có lẽ là biểu hiện sớm nhất của nhóm bệnh lý thần kinh ngoại vi. Sau khi được chẩn đoán sự giảm tốc độ dẫn truyền thần kinh diễn tiến chậm dần xấp xỉ 1m/giây mỗi năm và mức độ suy giảm liên quan trực tiếp với thời gian mắc bệnh [53]. Đa số các nghiên cứu đều cho thấy người bệnh có triệu chứng có tốc độ dẫn truyền thần kinh chậm hơn người bệnh không có triệu chứng và không liên quan đến mức độ nặng của triệu chứng [53].
Ở Việt nam từ những năm 90 thế kỷ XX đã có một số tác giả bước đầu đề cập đến sử dụng thăm dò điện sinh lý để chẩn đoán tổn thương nhiều dây thần kinh do ĐTĐ. Theo nghiên cứu của tác giả Lê Quang Cường, 84% bệnh nhân ĐTĐ có biểu hiện tổn thương nhiều dây thần kinh trên lâm sàng [11]. Điều này ít nhiều phản ánh vai trò ý thức của người bệnh và mạng lưới y tế trong việc kiểm soát đường huyết.
Câu hỏi đặt ra là bằng phương pháp thăm dò điện sinh lý thì tổn thương thần kinh sẽ ra sao đối với các nhóm người bệnh ĐTĐ týp 2 có các mức độ kiểm soát đường máu khác nhau và liên quan như thế nào với thời gian mắc bệnh và các triệu chứng của các nhóm.
Xuất phát từ vấn đề trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu bệnh nhiều dây thần kinh ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 bằng thă m dò điện sinh lý thần kinh ngoại vi” với mục tiêu sau:
1.    Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và thăm dò điện sinh lý của bệnh nhiều dây thần kinh ở người bệnh ĐTĐ týp 2.
2.    So sánh các mức độ tổn thương điện sinh lý thần kinh các nhóm: kiểm soát đường huyết tốt, nhóm kiểm soát đường huyết chưa tốt và nhóm kiểm soát đường huyết xấu.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU    4
1.1.    ĐÁI THÁO ĐƯỜNG    4
1.1.1    Định nghĩa    4
1.1.2    Dịch tể học:    4
1.1.3    Chẩn đoán ĐTĐ    4
1.1.4    Phân loại ĐTĐ    5
1.1.5    Cơ chế của ĐTĐ týp 2    5
1.1.6    Tóm tắt các đặc điểm của ĐTĐ týp 2    6
1.1.7    Mục tiêu điều trị của ĐTĐ    7
1.2    BỆNH THẦN KINH DO ĐTĐ    8
1.2.1    Định nghĩa và thuật ngữ    8
1.2.2    Phân loại bệnh thần kinh do ĐTĐ    9
1.2.3.    Cơ chế bệnh sinh của bệnh thần kinh do ĐTĐ    10
1.2.4.    Lâm sàng tổn thương thần kinh ở người ĐTĐ    11
1.2.5.    Vài nét về điều trị tổn thương nhiều dây thần kinh do ĐTĐ typ 215
1.3.    ĐIỆN SINH LÝ CHẨN ĐOÁN BỆNH THẦN KINH Ở NGƯỜI ĐTĐ .16
1.3.1    Dẫn truyền xung trên sợi trục    16
1.3.2    Các phương pháp thăm dò điện cơ – thần kinh    18
1.4    CÁC NGHIÊN CỨU ĐIỆN SINH LÝ TỔN THƯƠNG THẦN    KINH
NGOẠI VI TẠI VIỆT NAM    20
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    21
2.1.    ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU    21
2.1.1    Tiêu chuẩn lựa chọn    21
2.1.2    Tiêu chuẩn loại trừ    22
2.2.    PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    22
2.2.1    Thiết kế nghiên cứu    22
2.2.2 Tính cỡ mẫu    23
2.3.    QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU    23
2.3.1    Hỏi bệnh    23
2.3.2    Khám lâm sàng    24
2.3.3    Làm các xét nghiệm sinh hoá    27
2.3.4    Phương pháp thăm dò điện sinh lý thần kinh ngoại vi    27
2.4    XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU THỐNG KÊ    31
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    33
3.1    ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU    33
3.1.1    Tuổi    33
3.1.2    Đặc điểm giới của nhóm bệnh nhân nghiên cứu:    34
3.1.3    Thời gian phát hiện bệnh:    34
3.1.4    Đặc điểm chỉ số khối cơ thể của nhóm bệnh nhân nghiên cứu:    34
3.1.5    Đường huyết đói và các mức độ kiểm soát đường huyết theo
HbA1c    35
3.2    TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG TỔN THƯƠNG NHIỀU DÂY THẦN
KINH    36
3.2.1    Tỷ lệ các triệu chứng lâm sàng:    36
3.2.2.    Đặc điểm rối loạn cảm giác:    36
3.2.3    Đặc điểm bất thường vận động    37
3.2.4.    Đặc điểm giảm phản xạ gân xương:    37
3.2.5.    Mức độ tổn thương trên lâm sàng:    38
3.3    ĐẶC ĐIỂM ĐIỆN SINH LÝ THẦN KINH Ở CÁC NHÓM NGHIÊN
CỨU:     38
3.3.1.    Chỉ    số điện sinh lý của nhóm bệnh nhân nghiên cứu:    38
3.3.2.    Đặc điểm bất thường điện sinh lý nhóm bệnh nhân nghiên cứu … 39
3.3.3.    So sánh mức độ tổn thương điện sinh lý giữa ba nhóm kiểm soát
đường huyết tốt, chưa kiêm soát tốt và nhóm kiểm soát xấu    43
Chương 4: BÀN LUẬN    48
4.1    ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÓM BỆNH TRONG NGHIÊN CỨU    48
4.1.1.    Tuổi    48
4.1.2.    Giới tính:    48
4.1.3    Thời gian phát hiện bệnh    48
4.1.4    Chỉ số khối cơ thể    49
4.1.5    Chỉ số đường huyết lúc đói và HbA1 c    49
4.2.    ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC BIỂU HIỆN TỔN THƯƠNG NHIỀU DÂY
THẦN KINH TRÊN LÂM SÀNG    50
4.2.1.    Giảm phản xạ gân xương    52
4.2.2.    Rối loạn cảm giác    53
4.2.3.    Yếu cơ    55
4.2.4.    Teo cơ    55
4.3.    ĐẶC ĐIỂM ĐIỆN SINH LÝ NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU .56
4.3.1.    Đặc điểm điện sinh lý dẫn truyền thần kinh của bệnh nhân nghiên
cứu    56
4.3.2.    Mức    độ kiểm soát đường huyết và những thay đổi trên điện sinh lý 61
KẾT QUẢ    65
KIẾN NGHỊ    67
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment