Nghiên cứu biến chứng thận bằng chỉ số Albumin/creatinin niệu ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình
Nghiên cứu biến chứng thận bằng chỉ số Albumin/creatinin niệu ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình.Đái tháo đường nằm trong nhóm bệnh không lây nhiễm đang phát triển ngày càng mạnh mẽ trên toàn thế giới, mang lại gánh nặng lớn về tình hình sức khỏe cũng như kinh tế đối với bệnh nhân nói riêng và hệ thống y tế của quốc gia nói chung. Theo thống kê của Liên đoàn đái tháo đường Quốc tế (IDF – nternational Diabetes Federation) năm 2017 cho thấy toàn thế giới có 424,9 triệu người mắc bệnh đái tháo đường ở độ tuổi từ 20 – 79 và ước tính đến năm 2045 sẽ tăng lên 629 triệu người (48 %), đặc biệt là các nước có thu nhập thấp và trung bình tiếp tục tăng nhanh, bệnh gây nhiều biến chứng, là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tim mạch, suy thận, mù lòa và cắt cụt chi, khoảng 12 % chi phí y tế trên toàn cầu những năm gần đây là chi cho người lớn bị đái tháo đường. Việc phát hiện và điều trị sớm tích cực sẽ giảm chi phí và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh [5], [29].
Bệnh đái tháo đường gây ra nhiều biến chứng mạn tính, tăng theo thời gian. Các biến chứng mạn tính này không chỉ để lại nhiều di chứng nặng nề cho người bệnh mà còn là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở bệnh nhân đái tháo đường, trong đó biến chứng thận do đái tháo đường là một biến chứng thường gặp với tỷ lệ cao, nó là một trong những nguyên nhân phổ biến gây bệnh thận giai đoạn cuối. Sự xuất hiện biến chứng thận do đái tháo đường thay đổi tùy theo sắc tộc, quốc gia, tính chung chiếm khoảng 20 – 40 % theo từng nghiên cứu [29]. Biến chứng thận thường diễn biến âm thầm lặng lẽ, đây là một biến chứng vi mạch mạn tính do đái tháo đường có tiên lượng xấu, đặc biệt là đái tháo đường týp 2 thường được phát hiện muộn. Khi có biểu hiện lâm sàng thì chức năng thận đã suy giảm, diễn tiến nhanh dần dẫn đến suy thận mạn tính không hồi phục cần điều trị lọc máu kéo dài hoặc ghép thận [18], [20], [42].
Trên thế giới gánh nặng của bệnh nhân suy thận phải chạy thận đã tăng
gấp đôi từ 12,7 triệu người trong năm 1990 – 1991 đã lên 23,6 triệu vào năm 1998 – 1999, trong đó số bệnh nhân bị biến chứng suy thận giai đoạn cuối do đái tháo đường phải chạy thận nhân tạo chiếm tỷ lệ khá lớn [42]. Đã có các công trình nghiên cứu về chẩn đoán biến chứng thận ở bệnh nhân đái tháo đường, một tiêu chuẩn được NKF (National Kidney Foundation – Tổ chức thận quốc tế) khuyến cáo áp dụng hiện nay là dựa vào chỉ số Albumin/creatinin với mẫu nước tiểu ngẫu nhiên để gián tiếp đánh giá sự bài tiết albumin niệu 24 giờ. Đo chỉ số Albumin/creatinin sử dụng mẫu nước tiểu ngẫu nhiên rất thuận lợi cho bệnh nhân, nhất là bệnh nhân đái tháo đường đang quản lý điều trị ngoại trú, đem lại giá trị trong chẩn đoán sớm biến chứng thận ở bệnh nhân đái tháo đường [20], [62].
Cho đến nay trong nước có một số công trình nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên tại Ninh Bình gần đây số lượng bệnh nhân đái tháo đường đến khám và điều trị ngày càng tăng, có trường hợp đến khám đã có nhiều biến chứng, đặc biệt là biến chứng thận nhưng chưa được nghiên cứu, việc chẩn đoán giai đoạn sớm biến chứng thận ở bệnh nhân đái tháo đường là cần thiết vì nếu điều trị sớm, kiếm soát tốt HbA1c và một số yếu tố nguy cơ khác có thể làm chậm, thậm chí ngăn chặn bệnh lý thận tiến triển. Chính vì thế chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu biến chứng thận bằng chỉ số Albumin/creatinin niệu ở bệnh nhân đái tháo đƣờng týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình” với 2 mục tiêu sau:
1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, chỉ số albumin/creatinin niệu ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình.
2. Tìm hiểu mối liên quan giữa chỉ số albumin/creatinin niệu với một số yếu tố ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2.
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Danh mục chữ viết tắt Mục lục
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ, sơ đồ ĐẶT VẤN ĐỀ
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
Những vấn đề chung của bệnh đái tháo đường 3
Bệnh thận ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 6
Một số yếu tố nguy cơ tim mạch, thận ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 18
Các nghiên cứu trong và ngoài nước 23
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
Ðối tượng nghiên cứu 25
Ðịa điểm và thời gian nghiên cứu 27
Phương pháp nghiên cứu 27
Phương pháp xử lý số liệu 39
Ðạo đức trong nghiên cứu 39
Sơ đồ nghiên cứu 40
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 41
3.1. Ðặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 41
3 2. Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, chỉ số albumin/creatinin niệu 43
3.3. Liên quan giữa chỉ số albumin/creatinin niệu với một số yếu tố ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 51
Chƣơng 4: BÀN LUẬN 56
Ðặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 56
Ðặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu 59
Liên quan giữa chỉ số albumin/creatinin (ACR) niệu với một số yếu tố ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 69
KẾT LUẬN 78
KHUYẾN NGHỊ 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Trang
ảng 1.1. Các giai đoạn của bệnh thận mạn theo D O 15
Bảng 2.1. Phân độ béo phì áp dụng cho người châu Á Thái ình Dương 30
Bảng 2.2. Phân độ tăng huyết áp theo Hội Nội tiết Đái tháo đường VN 32
Bảng 2.3. Đánh giá rối loạn lipid máu theo hướng dẫn của Bộ Y tế 34
Bảng 2.4. Khuyến cáo mục tiêu lipid máu của Hội Nội tiết Việt Nam 34
Bảng 2.5. Phân nhóm albumin/creatinin niệu (ACR) 37
Bảng 3.1. Phân bố theo nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu 41
Bảng 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo thời gian phát hiện bệnh 42
Bảng 3.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo chỉ số nhân trắc 43
Bảng 3.4. Triệu chứng lâm sàng của hai nhóm nghiên cứu 43
Bảng 3.5. Tỷ lệ một số biến chứng của hai nhóm nghiên cứu 44
Bảng 3.6. So sánh tỷ lệ tăng huyết áp của hai nhóm nghiên cứu 44
Bảng 3.7. So sánh chỉ số nhân trắc của hai nhóm nghiên cứu 45
Bảng 3.8. So sánh về glucose máu và HbA1c của hai nhóm nghiên cứu 46
Bảng 3.9. Tỷ lệ rối loạn lipid máu của hai nhóm nghiên cứu 46
Bảng 3.10 . Đặc điểm kiểm soát Lipid máu so với mục tiêu điều trị 47
Bảng 3.11. Đặc điểm tế bào máu ngoại vi của hai nhóm nghiên cứu 47
Bảng 3.12. Đặc điểm giai đoạn bệnh thận theo mức lọc cầu thận 48
Bảng 3.13. Kết quả MAU niệu của hai nhóm nghiên cứu 49
Bảng 3.14. Kết quả ACR niệu của hai nhóm nghiên cứu 49
Bảng 3.15. So sánh giá trị ACR niệu của hai nhóm nghiên cứu 50
Bảng 3.16. So sánh glucose máu, HbA1c của 2 nhóm nghiên cứu 50
Bảng 3.17. So sánh ACR niệu theo mức lọc cầu thận ở hai nhóm NC 50
Bảng 3.18. Liên quan giữa ACR niệu và tuổi 51
Bảng 3.19. Liên quan giữa ACR niệu và giới tính 51
Bảng 3.20. Liên quan giữa ACR niệu và thời gian bị bệnh 52
Bảng 3.21. Liên quan giữa ACR niệu với chỉ số nhân trắc 52
Bảng 3.22. Liên quan giữa ACR niệu với glucose lúc đói 53
Bảng 3.23. Liên quan ACR niệu với HbA1c 53
Bảng 3.24. Liên quan giữa ACR niệu và tăng huyết áp 53
Bảng 3.25. Liên quan giữa ACR niệu với các chỉ số lipid máu 54
Bảng 3.26. Liên quan giữa ACR niệu và mức lọc cầu thận 54
Bảng 3.27. Liên quan giữa ACR niệu với creatinin máu 55
Bảng 3.28. Liên quan giữa ACR niệu với thiếu máu 55
Bảng 3.29. Liên quan giữa ACR niệu với biến chứng mắt 55
Bảng 4.1. Các nghiên cứu về bệnh thận do đái tháo đường 67
Trang
Biểu đồ 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới tính 42
Biểu đồ 3.2. Đặc điểm kiểm soát glucose, HbA1c so với mục tiêu điều trị 45
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ mức độ thiếu máu của hai nhóm nghiên cứu 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Đạt Anh và Nguyễn Thị Hường (2013), Các xét nghiệm thường quy áp dụng trong thực hành lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 121-258.
2. Đỗ Thanh Bình, Nguyễn Văn Tấn và Nguyễn Thị Tố Nga (2009), “Khảo sát một số biến chứng tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường điều trị ngoại trú tại Trung tâm phòng chống SR – NT Quảng Bình”, Báo cáo khoa học hội nghị Nội tiết và đái tháo đường Việt Nam lần thứ V, Y học thực hành. số 673 – 674, tr. 153 – 156.
3. Tạ Văn ình (2003), “Đặc điểm bệnh nhân đái tháo đường đến khám lần đầu tại Bệnh viện Nội Tiết TW”, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học – Hội nghị khoa học Toàn Quốc chuyên ngành Nội tiết và chuyển hóa lần thứ II Hà Nội, 9 – 10/11/2004, tr. 413 – 420.
4. Tạ Văn ình (2005), “Thực trạng bệnh đái tháo đường và các yếu tố nguy cơ ở 4 thành phố lớn của Việt Nam”, Tạp chí y học thực hành. Số 507, tr. 37 – 38.
5. Tạ Văn ình (2007), Những nguyên lý nền tảng bệnh đái tháo đường và tăng glucose máu, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 513-563.
6. Tạ Văn ình (2013), Đào tạo nâng cao năng lực phòng chống biến chứng đái tháo đường, Đại học Y Hà Nội, Viện Đái tháo đường và Rối loạn chuyển hóa, tr. 5 – 82.
7. Hà Thị Hồng Cầm và Vũ Thị Thanh Huyền (2015), “Giá trị của chỉ số Albumin/creatinin nước tiểu trong theo dõi biến chứng cầu thận ở bệnh nhân đái tháo đường”, Tạp chí nghiên cứu y học. Số 94(2), tr. 41 – 48.
8. Trần Văn Chất (2008), Bệnh thận, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 5 – 61.
9. Châu Mỹ Chi (2016), Nghiên cứu sự liên quan giữa nồng độ enzyme
myeloperoxidase huyết tương với bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh và một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Dược Huế.
10. Trần Hữu Dàng và Trần Thừa Nguyên (2009), “Tổn thương thận và rối loạn Lipid máu ở người béo phì”, Kỷ yếu hội nghị Nội tiết và đái tháo đường Toàn Quốc lần thứ V, Y học thực hành. Số 673 – 674, tr. 46 – 49.
11. Viên Văn Đoan, Đồng Văn Thành và Nguyễn Thị Hồng Vân (2011), “Nghiên cứu mô hình quản lý, theo d i, điều trị có kiểm soát bệnh đái tháo đường tại Khoa Khám bệnh Bệnh viện Bạch Mai”, Tạp chí Nội tiết đái tháo đường (Số 2), tr. 201 – 218.
12. Đào Thị Dừa (2009), “Nghiên cứu một số biến chứng mạn tính ở bệnh nhân đái tháo đường”, Kỷ yếu Hội nghị Nội tiết và đái tháo đường Toàn Quốc lần thứ V, Y học thực hành. Số 673 – 674, tr. 116 – 122.
13. Đào Thị Dừa và Cao Văn Minh (2006), “Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân đái tháo đường mới phát hiện”, Báo cáo toàn văn các đề tài khoa học tại Hội nghiên khoa học Toàn Quốc chuyên ngành Nội tiết và chuyển hóa lần thứ III, tr. 328 – 332.
14. Tô Văn Hải (2007), “Nghiên cứu về tăng huyết áp và biến đổi điện tim ở 400 người bệnh đái tháo đường điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Thanh Nhàn”, Tạp chí Tim mạch học Việt Nam. Số 46, tr. 601 – 607.
15. Trần Văn Hiên, Tạ Văn ình và Lê Quang Toàn (2007), “Nghiên cứu rối loạn Lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 lần đầu được phát hiện tại Bệnh viện Nội tiết Trung Ương”, Báo cáo toàn văn các đề tài khoa học tại hội nghị khoa học Toàn Quốc chuyên ngành Nội tiết và chuyển hóa lần thứ III, tr. 661 – 669.
16. Trần Văn Hiên và Hà hánh Dư (2016), “Nghiên cứu một số biến chứng mạn tính ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Thanh Hóa năm 2015 – 2016”, Tạp chí Nội tiết đái tháo đường (32), tr. 188 – 192.
17. Nguyễn Trọng Hiếu và Nguyễn Văn Thỏa (2015), “Xác định biến chứng thận ở người đái tháo đường týp 2 mới phát hiện dựa vào ước tính mức lọc cầu thận theo công thức MDRD”, Cập nhật tin tức y khoa
– Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên.
18. Hồ Hữu Hóa (2009), Chẩn đoán sớm biến chứng thận bằng xét nghiệm microalbumin niệu ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Thái Nguyên, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên.
19. Lê Tuyết Hoa và Nguyễn Thị Quỳnh Châu (2014), “Tỉ lệ giảm độ lọc cầu thận ở người bệnh đái tháo đường týp 2 điểu trị ngoại trú tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương”, Tạp chí Nội tiết đái tháo đường (13), tr. 88 – 96.
20. Trần Thị Thanh Hóa, Trần Đình Sỹ và Lê Đình Tuân (2017), “Đánh giá tổn thương thận bằng chỉ số Albumin/creatinin niệu ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Nội Tiết Trung Ương”, Kỷ yếu hội nghị khoa học Bệnh viện Nội tiết Trung Ương mở rộng, Tạp chí Nội tiết đái tháo đường. Số 23, tr. 51 – 58.
21. Nguyễn Thị Lam Hồng và Nguyễn Khoa Diệu Vân (2007), ” ước đầu nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có biến chứng thận điều trị tại khoa Nội tiết – Bệnh viện Bạch Mai”, Báo cáo toàn văn các đề tài nghiên cứu khoa học tại Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành Nội tiết và chuyển hóa lần thứ III, tr. 371 – 378.
22. Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2017), “Cơ chế xơ vữa mạch máu trong đái tháo đường”, Kỷ yếu hội nghị khoa học Bệnh viện Nội tiết Trung Ương mở rộng, Tạp chí Nội tiết đái tháo đường. Số 23, tr. 28 – 31.
23. Trần Thị Trúc Linh (2016), Nghiên cứu mối liên quan giữa biểu hiện tim mạch với mục tiêu theo khuyến cáo ESC – EADS ở bệnh nhân đái
tháo đường týp 2 có tăng huyết áp, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Dược Huế.
24. Huỳnh Văn Minh (2018), “Chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp của người lớn”, Khuyến cáo của Hội Tim mạch Việt Nam, tr. 3 – 7.
25. Hứa Thành Nhân và Nguyễn Thy Khuê (2014), “Tỉ lệ bệnh nhân đái tháo đường týp 2 đạt mục tiêu HbA1c tại một phòng khám chuyên khoa đái tháo đường ở TP Hồ Chí Minh”, Tạp chí Nội tiết đái tháo đường (13), tr. 35 – 40.
26. Lê Thị Phương (2011), Nghiên cứu biến chứng cầu thận ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Dược Thái Bình.
27. Đỗ Trung Quân và Trần Thị Nhật (2011), “Nghiên cứu tỷ lệ biến chứng thần kinh ngoại vi ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Bạch Mai”, Tạp chí Nội tiết đái tháo đường (Số 2), tr. 43 – 48.
28. Trần Nam Quân (2015), “Nghiên cứu microalbumin niệu và mức lọc cầu thận ở người tiền đái tháo đường và đái tháo đường phát hiện lần đầu”, Tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh. số 5 (9), tr. 137 – 142.
29. Thái Hồng Quang (2018), Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị đái tháo đường, NXB Y Học, Hà Nội.
30. Bộ Y tế (2014), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh Nội tiết – chuyển hóa, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
31. Nguyễn Hải Thủy (2009), “Cập nhật cơ chế bệnh sinh tăng huyết áp trong đái tháo đường”, Báo cáo khoa học hội nghị Nội tiết và đái tháo đường Việt Nam lần thứ V, Y học thực hành. Số 673 – 674, tr. 17 – 23.
32. Lê Đình Tuân và cộng sự (2017), “Khảo sát đặc điểm biến chứng thận ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Nội tiết Trung Ương”, Tạp chí Y Dược học Quân Sự. Số 6, tr 55-62.
33. Nguyễn Văn Tuyến và Nguyễn Khoa Diệu Vân (2017), “Thực trạng kiểm soát đường huyết và các yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Gang thép Thái Nguyên”, Tạp chí Nội tiết đái tháo đường (32), tr. 199 – 208.
34. Nguyễn Khoa Diệu Vân (2000), Nghiên cứu giá trị của microalbumin niệu trong chẩn đoán sớm bệnh cầu thận do đái tháo đường, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa , Trường Đại học Y Hà Nội.
35. Nguyễn Khoa Diệu Vân và Nguyễn Thanh Hương (2009), “Nghiên cứu tỷ lệ tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Bạch Mai”, Kỷ yếu hội nghị Nội tiết và đái tháo đường Toàn Quốc lần thứ V, Y học thực hành. Số 673 – 674, tr. 130 – 136.
36. Hoàng Trung Vinh (2007), “Nghiên cứu tình trạng kiểm soát đa yếu tố ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2”, Báo cáo toàn văn các đề tài khoa học tại hội nghị nghiên cứu khoa học Toàn Quốc chuyên ngành Nội tiết và chuyển hóa lần thứ III, tr. 339 – 344.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com