NGHIÊN CỨU BIẾN CHỨNG TỤT HUYẾT ÁP TRONG LỌC MÁU CHU KỲ Ở BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN GIAI ĐOẠN CUỐI
NGHIÊN CỨU BIẾN CHỨNG TỤT HUYẾT ÁP TRONG LỌC MÁU CHU KỲ Ở BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN GIAI ĐOẠN CUỐI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN.Lọc máu là phương pháp lọc ngoài thận hay lọc ngoài cơ thể hiện đại và hữu hiệu nhưng tốn kém. Gần một thế kỷ nay, phương pháp điều trị này có nhiều tiến bộ, cứu sống được nhiều bệnh nhân nặng, giảm tỷ lệ tử vong và kéo dài chất lượng cuộc sống cho nhiều người suy thận mạn tính giai đoạn cuối [16].
Theo nghiên cứu điều tra ở Mỹ và Nhật: Năm 2000, số bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối điều trị lọc máu ở Nhật là 206.000, ở Mỹ là 276.000, toàn cầu ước tính là 1.065.000 người; năm 2005, số bệnh nhân điều trị lọc máu ở Nhật là 258.000, ở Mỹ là 387.000, toàn cầu ước tính là 1.492.000 người. Dự kiến đến cuối năm 2010 số bệnh nhân lọc máu ở Nhật là 300.000, ở Mỹ là 500.000, toàn cầu ước tính là 2.100.000 người [34], [43]. Ở Việt Nam theo số liệu thống kê của bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) tại hội nghị khoa học “ Chất lượng trong lọc máu” do Bệnh viện Nhân dân 115 ( Thành phố Hồ Chí Minh) tổ chức tính đến năm 2009 cókhoảng 5,4 triệu người bị suy thận chiếm 6,73% dân số trong đó có khoảng 72.000bệnh nhân bị suy thận mạn giai đoạn cuối cần được lọc máu nhưng chỉ có khoảng10% số bệnh nhân này được lọc máu chu kỳ [16].
Tuy lọc máu là phương pháp điều trị không thể thiếu đối với đa số bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối nhưng lọc máu cũng có nhiều biến chứng gần vàxa trong đó có nhiều biến chứng xảy ra trong khi lọc máu. Trong các biến chứngxảy ra tại buổi lọc máu thì biến chứng tụt huyết áp là biến chứng thường gặp nhất,ảnh hưởng nhiều đến chất lượng lọc máu và tâm lí bệnh nhân. Nghiên cứu về biến chứng tụt huyết áp trong lọc máu đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước đề cập đến
MỤC LỤC
Đặt vấn đề
Chƣơng 1 : Tổng quan tài liệu
1.1 Vai trò sinh lý và các chức năng của thận
1.2 Suy thận mạn
1.3. Lọc máu ngoài cơ thể – thận nhân tạo
1.4. Các biến chứng trong lọc máu
1.5. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh tụt huyết áp trong lọc máu
1.6. Chẩn đoán, điều trị cấp cứu và dự phòng tụt huyết áp
1.7. Tình hình nghiên cứu về biến chứng tụt huyết áp trong lọc máu
Chƣơng 2 : Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu
2.5. Phương pháp thu thập số liệu
2.6. Các kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu
2.7. Xử lý số liệu
Chƣơng3 : Kết quả nghiên cứu
3.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu
3.2. Tần suất tụt huyết áp và các biến chứng khác
3.3. Mối liên quan giữa tụt huyết áp và các yếu tố
Chƣơng 4 : Bàn luận
4.1. Tần suất biến chứng trong lọc máu
4.2. Mối liên quan giữa biến chứng tụt huyết áp và các yếu tố
Kết luận
Khuyến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục