Nghiên cứu biến chứng và biểu hiện độc tính của một số phác đồ hóa chất điều trị bệnh nhân lơxêmi cấp dòng tủy
Lơxêmi cấp dòng tủy là một bệnh lý ác tính đơn dòng của tổ chức tạo máu, bệnh đặc trưng bởi sự tăng sinh của tế bào non bất thường trong tủy xương và làm suy giảm quá trình tạo máu của cơ thể. Đây là một bệnh máu ác tính thường gặp nhất ở người lớn, ở Mỹ tỷ lệ mắc bệnh lơxêmi cấp dòng tủy khoảng 2,5 ngườ i/100000 dân chiếm 40% tổng số các trường hợp lơxêmi, trong đó người lớn chiếm 80% còn lại trẻ em chiếm khoảng 15 – 20% [5], [13], [51]. T ỷ lệ mắc bệnh tăng dần theo tuổi và đạt cao nhất ở lứa tuổi trên 65 [13], bệnh nhân ở tuổi 60 tỷ lệ mắc bệnh AML là 11.4 người/100000 dân thì BN ở tuổi 85 tỷ lệ này là 85 người/100000 dân. Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Trần Thị Minh Hương (2000) trên 2089 BN điều trị tại Viện Huyết học Truyền máu trong 3 năm 1997 – 1999, lơxêmi cấp dòng tủy chiếm 54,6% [8].
Mặc dù hóa trị liệu đã được sử dụng trong điều trị lơxêmi cấp dòng tủ y từ lâu nhưng cho đến nay vẫn là liệu pháp căn bản và giữ vai trò quan trọng trong điều trị bệnh. Hiện nay có rất nhiều phác đồ điều trị AML nhưng một s ố phác đồ hóa trị liệu như “3 + 7”, ADE và cytarabin liều trung bình được sử dụng phổ biến đã cải thiện đáng kể hiệu quả trong điều trị bệnh lơxêmi cấp dòng tủ y. Tác giả Bronno van der Holt (2005) trên 211 BN điều trị phác đồ “3 + 7” có tỷ lệ lui bệnh hoàn toàn đạt 48% [29]. Một tác giả khác là Xavier Thomas (2011) trên 459 BN điều trị phác đồ cytarabin có tỷ lệ lui bệnh hoàn toàn là 89% [58]. Ở Việt Nam tác giả Nguyễn Anh Trí (2008) nghiên cứu trên 38 BN được điều trị phác đồ ADE có tỷ lệ lui bệnh hoàn toàn đạt 65.8% [18], Huỳnh Văn Mẫn (2004) tỷ lệ này là 80% [12].
Bên cạnh hiệu quả mà các phác đồ hóa trị liệu điều trị bệnh lơxêmi cấp dòng tủy mang lại thì lại gặp rất nhiều độc tính và biến chứng của hóa trị ở mức độ khác nhau nhẹ và thoáng qua như nôn, ỉa chảy. Nặng nề hơn như nhiễm trùng, xuất huyết, suy gan, suy thận cấp có thể làm diễn biến bệnh nặng hơn, gián đoạn điều trị thậm chí gây tử vong cho BN. Ở Việt Nam tác giả Trương Thị Như Ý (2004) nghiên cứu trên 100 BN điều trị phác đồ “3 + 7” có tới 85% BN bị nhiễm trùng và 100% BN có biểu hiện xuất huyết [21] và đây cũng là hai nguyên nhân gây tử vong chính ở BN lơxêmi cấp dòng tủ y sau điều trị hóa ch ất. Cũng trong nghiên cứu này BN tử vong sau điều trị hóa chất khá cao chiếm tỷ lệ 15% trong đó do nguyên nhân nhiễm trùng là 66.7%, xu ất huyết não là 33.3% [21]. Để lựa chọn phác đồ điều trị thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả và giảm tỷ lệ tử vong trong quá trình điều trị một số phác đồ hóa chất cho BN lơxêmi cấp dòng tủy chúng ta cần theo dõi, phát hiện sớm và
đánh giá đúng mức độ các biểu hiện độc tính và biến chứng của từng phác đồ.
Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu biến chứng và biểu hiện độc tính của một số phác đồ hóa chất điều trị bệnh nhân lơxêmi cấp dòng tủy” vớ i mục tiêu sau:
1. Nghiên cứu độc tính trên hệ tạo máu thông qua những thay đổi chỉ số tế bào máu ngoại vi của s phác đồ “S + 7”, ADE và cytarabin liều trung bình.
2. Nghiên cứu một số biến chứng và độc tính trên các hệ cơ quan khác của sphác đồ “S + 7”, ADE và cytarabin liều trung bình.
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích