Nghiên cứu biến cố tắc động mạch ngoại vi ở bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim tại Viện Tim mạch Việt Nam

Nghiên cứu biến cố tắc động mạch ngoại vi ở bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim tại Viện Tim mạch Việt Nam

Luận văn Nghiên cứu biến cố tắc động mạch ngoại vi ở bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim tại Viện Tim mạch Việt Nam.Rung nhĩ (RN) là loại rối loạn nhịp tim trong đó tâm nhĩ không co bóp một cách bình thường nữa mà từng thớ cơ nhĩ rung lên do tác động bởi những xung động rất nhanh (400-600 lần/phút) và rất không đều. Đây là loại rối loạn nhịp tim thường gặp nhất, chiếm khoảng 0,4 – 1,0% trong cộng đồng và chiếm khoảng 10% số người trên 80 tuổi trong dân số chung [1]. Tỷ lệ mắc RN tăng dần theo tuổi. Ở lứa tuổi < 64 tuổi, tỷ lệ mắc RN là 3,1/1000 người đối với nam giới và 1,9/1000 người đối với nữ giới, trong khi đó với lứa tuổi từ 65-74 thì tỷ lệ này lên tới 19,2/1000 người và lứa tuổi > 80 là 31,4-38/1000 người.

RN chiếm 34% số bệnh nhân nằm viện có rối loạn nhịp tim [2]. Số người mắc RN hiện nay ở Mỹ là 2,3 triệu người, và ước tính tới năm 2050 số người mắc RN sẽ vào khoảng 5,6-15,9 triệu người [3], [4]. Khoảng 2,3 triệu người Bắc Mỹ và 4,5 triệu người Châu Âu bị RN kịch phát hoặc dai dẳng [5]. Thực tế số người mắc RN sẽ ngày càng nhiều hơn do tỷ lệ người cao tuổi ngày càng tăng và thậm chí tỷ lệ người trẻ mắc RN cũng cao hơn trước.
Tại Việt Nam, RN chiếm 1,1% ở người trên 60 tuổi tại miền Bắc và chiếm 28,7% các rối loạn nhịp tại bệnh viện Trung ương Huế [6]. RN thường gây nên những triệu chứng trên lâm sàng, những triệu chứng này thường do nhịp tim quá nhanh và/hoặc do nhịp tim không đều. RN cũng làm cho khả năng gắng sức của bệnh nhân (BN) giảm đi rất nhiều. Chính vì vậy làm ảnh hưởng tới chất lượng của cuộc sống của BN. Bên cạnh đó RN còn gây nên những biến chứng nguy hiểm như suy tim do nhịp nhanh. Đặc biệt tắc mạch là một biến chứng hay gặp hơn cả và thường gây tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề.
Cho đến nay, Y học đã có nhiều tiến bộ trong việc chẩn đoán và điều trị RN. Sự ra đời của các phương pháp ghi điện tâm đồ liên tục như: ghi ECG theo phương pháp Holter, máy ghi sự kiện (Event Recorder), máy ghi ECG cấy vào trong cơ thể cho phép chẩn đoán những cơn RN ngắn, thoáng qua, tần suất thưa từ đó có phương án điều trị thích hợp. Trước đây điều trị rung nhĩ chủ yếu là sốc điện chuyển nhịp hoặc điều trị nội khoa. Việc điều trị dự phòng biến chứng tắc mạch ngoại vi do rung nhĩ còn chưa được triển khai đồng bộ và quy chuẩn. Việc lựa chọn thuốc điều trị cũng rất khác nhau tùy vào điều kiện của từng cơ sở. Sự ra đời của các thuốc chống đông mới và đặc biệt là phương pháp triệt đốt RN bằng năng lượng sóng có tần số Radio để chuyển nhịp xoang đã làm giảm đáng kể tỷ lệ bệnh nhân bị rung nhĩ cũng như những biến chứng do rung nhĩ gây nên. Tuy nhiên tỷ lệ thành công của phương pháp triệt đốt RN bằng năng lượng sóng có tần số Radio còn chưa cao, tỷ lệ tái phát còn nhiều. Chính vì vậy việc sử dụng các thuốc chống đông trong điều trị dự phòng biến chứng tắc mạch do RN vẫn là một vấn đề hết sức quan trọng. Thang điểm CHADS2, CHA2DS2-VASc là công cụ rất tốt cho phép bác sĩ đánh giá đúng mức độ nguy cơ tắc mạchởbệnh nhân RN và lựa chọn phương thức điều trị chống đông thích hợp. Ở Việt Nam, những đề tài nghiên cứu về
vấn đề này còn hạn chế.
Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu biến cố tắc động mạch ngoại vi ở bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim tại Viện Tim mạch Việt Nam”, nhằm hai mục tiêu sau:
1. Phân tầng nguy cơ các bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim điều trị tại Viện Tim mạch Việt Nam theo thang điểm CHADS2, CHA2DS2- VASc.
2. Đánh giá biến cố tắc động mạch ngoại vi ở các bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim và tìm hiểu mối Hên quan với các yếu tố nguy cơ.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Rung nhĩ 3
1.1.1. Dịch tễ rung nhĩ 3
1.1.2. Lịch sử bệnh rung nhĩ 4
1.1.3. Cấu tạo cơ tim và hệ thống dẫn truyền 4
1.1.4. Điện sinh lý học cơ tim 6
1.1.5. Các giả thiết về cơ chế hình thành và duy trì rung nhĩ 10
1.1.6. Những thay đổi sinh lý bệnh dẫn đến rung nhĩ 14
1.1.7. Những thay đổi sinh lý bệnh do rung nhĩ gây ra 15
1.1.8. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của rung nhĩ 16
1.1.9. Các biến cố tim mạch do rung nhĩ 22
1.2. Tắc mạch huyết khối do rung nhĩ 24
1.2.1. Định nghĩa tắc động mạch ngoại vi 24
1.2.2. Sinh bệnh học 24
1.2.3. Các yếu tố nguy cơ tắc mạch và các thang điểm đánh giá 25
1.3. Điều trị rung nhĩ 30
1.3.1. Điều trị kiểm soát tần số thất 31
1.3.2. Chuyển rung nhĩ về nhịp xoang 31
1.3.3. Các phương pháp điều trị không dùng thuốc 31
1.3.4. Điều trị chống đông 32
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
2.1. Đối tượng nghiên cứu 34
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 34
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ: 34
2.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán rung nhĩ 34
2.1.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán tắc động mạch ngoại biên 34
2.2. Phương pháp nghiên cứu 35
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 35 
2.2.2. Các bước tiến hành: 35
2.3. Xử lý số liệu nghiên cứu 39
2.4. Sơ đồ các bước tiến hành nghiên cứu 40
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 41
3.1. Tình hình chung của các bệnh nhân nghiên cứu 41
3.1.1. Phân bố theo nhóm tuổi 41
3.1.2. Phân bố theo giới tính 42
3.1.3. Phân bố tuổi theo giới tính: 42
3.1.4. Phân độ BMI 43
3.1.5. Các bệnh lý phối hợp 43
3.1.6. Triệu chứng, phân loại rung nhĩ 44
3.1.7. Một số đặc điểm xét nghiêm máu cơ bản 46
3.1.8. Một số đặc điểm siêu âm tim 47
3.1.9. Bệnh lý mạch máu dựa trên siêu âm mạch, chụp MSCT mạch
máu, chụp mạch vành 48
3.1.10. Điều trị chống đông trước khi vào viện 48
3.1.11. Tình trạng bệnh nhân ra viện 50
3.2. Kết quả về các yếu tố nguy cơ tắc mạch 50
3.2.1. Các yếu tố nguy cơ tắc mạch của thang điểm CHADS2 và
CHA2DS2VASc 50
3.2.2. Điểm và phân tầng nguy cơ theo thang điểm CHADS2,
CHA2DS2-VASc 51
3.3. Liên quan giữa biến cố tắc mạch huyết khối với thang điểm CHADS2
và CHA2DS2-VASc 53
3.3.1. Tỷ lệ tắc mạch 53
3.3.2. Tỷ lệ tắc mạch theo nhóm tuổi 53
3.3.3. Phân bố vị trí tắc mạch 54
3.3.4. Tỷ lệ tắc mạch huyết khối ở từng phân loại rung nhĩ 54
3.3.5. Mối liên quan giữa tắc mạch và các yếu tố nguy cơ 55
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 62
4.1. Đặc điểm chung 62 
4.1.1. Tuổi 62
4.1.2. Giới tính 62
4.1.3. Phân bố tuổi theo giới tính 63
4.1.4. Phân độ BMI 63
4.1.5. Bệnh lý phối hợp ở bệnh nhân rung nhĩ 63
4.1.6. Các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân rung nhĩ 65
4.1.7. Tình hình uống thuốc thuốc chống đông trước khi vào viện 66
4.1.8. Tình hình bệnh nhân ra viện 67
4.2. Các yếu tố nguy cơ tắc mạch theo thang điểm CHA2DS2-VASc 67
4.3. Liên quan giữa tắc mạch và các yếu tố thuộc thang điểm CHADS2 và
CHA2DS2-VASc 73
4.3.1. Liên quan giữa tắc mạch và giới tính 73
4.3.2. Liên quan giữa tắc mạch và tuổi 74
4.3.3. Liên quan giữa tắc mạch và phân loại rung nhĩ 75
4.3.4. Liên quan giữa tắc mạch và suy tim 76
4.3.5. Liên quan giữa tắc mạch và tăng huyết áp 77
4.3.6. Liên quan giữa tắc mạch và đái tháo đường 77
4.3.7. Liên quan giữa tắc mạch với tiền sử đột quỵ hoặc TIA 78
4.3.8. Liên quan giữa tắc mạch và bệnh mạch máu 78
4.3.9. Liên quan giữa phân tầng nguy cơ theo thang điểm CHADS2,
CHA2DS2-VASc và tắc mạch 78
KẾT LUẬN 80
KIẾN NGHỊ 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Leave a Comment