Nghiên cứu biến đổi chức năng màng bụng ở bệnh nhân suy thận mạn tính lọc màng bụng liên tục ngoại trú
Luận án Nghiên cứu biến đổi chức năng màng bụng ở bệnh nhân suy thận mạn tính lọc màng bụng liên tục ngoại trú. Suy thận mạn tính là một hội chứng lâm sàng và sinh hóa, hậu quả của xơ hóa các nephron chức năng, tiến triển mạn tính qua nhiều năm không hồi phục, gây giảm sút từ từ mức lọc cầu thận dẫn đến tăng nitơ phi protein máu như ure, creatinin. Tỷ lệ mắc suy thận mạn tính trong đó có suy thận mạn tính giai đoạn cuối cần điều trị thay thế thận ngày càng gia tăng. Năm 2002, theo công bố của các nghiên cứu tại Mỹ có hơn 5 triệu bệnh nhân bị bệnh thận mạn và hơn 320 ngàn bệnh nhân suy thận mạn tính giai đoạn cuối [45], [57]. Tỷ lệ mới mắc suy thận mạn tính giai đoạn cuối tại Việt Nam khoảng 120 bệnh nhân trên một triệu dân [1], [2].
Hiện nay có 2 phương pháp điều trị thay thế thận suy đó là lọc máu bao gồm lọc máu ngoài cơ thể (thận nhân tạo), lọc màng bụng (thẩm phân phúc mạc) và ghép thận [8], [128]. Nếu ghép thận là một phương pháp điều trị tối ưu nhất, đem đến cuộc sống gần như bình thường thì lọc máu là phương pháp điều trị duy trì, kéo dài cuộc sống cho bệnh nhân suy thận mạn tính giai đoạn cuối.
Lọc màng bụng liên tục ngoại trú là phương pháp điều trị thay thế thận có những ưu việt riêng, đặc biệt đối với các bệnh nhân sống xa trung tâm thận nhân tạo, những bệnh nhân có chống chỉ định thận nhân tạo và không có điều kiện ghép thận. Lọc màng bụng không gây rối loạn huyết động, dễ dung nạp cho bệnh nhân có suy tim mạn tính [3], [19], [131]. Tuy nhiên, trong những năm đầu do biến chứng còn nhiều nên lọc màng bụng chỉ được xem như phương pháp chọn lựa sau cùng cho những bệnh nhân suy thận mạn tính giai đoạn cuối cần điều trị thay thế thận, khi mà thận nhân tạo hay ghép thận không khả thi [9], [41], [138]. Những năm gần đây, với sự phát triển của khoa học công nghệ, lọc màng bụng được ưu tiên hàng đầu để điều trị thay thế cho những bệnh nhân suy thận mạn tính giai đoạn cuối đặc biệt đối với những người bệnh sống xa trung tâm lọc máu do tính giản đơn, dễ áp dụng và giá thành chấp nhận được [91], [101].
Lọc màng bụng là một phương pháp dựa vào chức năng của màng bụng như một màng lọc để loại bỏ các chất độc sinh ra trong quá trình chuyển hóa. Tuy vậy, theo thời gian điều trị của phương pháp, chức năng lọc của màng bụng cũng suy giảm dần, trong đó có một số yếu tố góp phần thúc đẩy nhanh sự suy giảm chức năng lọc của màng bụng. Viêm phúc mạc là biến chứng nguy hiểm, hay gặp trong lọc màng bụng, viêm phúc mạc gây xơ hóa và giảm chức năng lọc của màng bụng [65], [74]. Mặc dù trong thời gian gần đây cùng với sự cải tiến về mặt kỹ thuật đã làm giảm đáng kể tỷ lệ viêm phúc mạc, song viêm phúc mạc vẫn chiếm tỷ lệ hàng đầu trong số các biến chứng và là nguyên nhân chính khiến bệnh nhân chuyển sang lọc máu bằng chạy thận nhân tạo [42]. Với những lý do trên, việc đánh giá chức năng màng bụng, sự thay đổi tính thấm màng bụng và hiệu quả lọc sau viêm phúc mạc là việc làm quan trọng trong điều trị bệnh nhân suy thận mạn tính giai đoạn cuối bằng lọc màng bụng. Chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu biến đổi chức năng màng bụng ở bệnh nhân suy thận mạn tính lọc màng bụng liên tục ngoại trú” với hai mục tiêu sau:
1. Khảo sát, phân loại chức năng tính thấm màng bụng, hiệu quả lọc ở bệnh nhân suy thận mạn tính lọc màng bụng liên tục ngoại trú tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
2. Đánh giá biến đổi tính thấm màng bụng và hiệu quả lọc ở bệnh nhân sau viêm phúc mạc.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Đào Bùi Quý Quyền, Hoàng Trung Vinh, Lê Việt Thắng (2014), “Nghiên cứu đặc điểm biến chứng viêm phúc mạc ở bệnh nhân suy thận mạn tính thẩm phân phúc mạc liên tục ngoại trú”, Tạp chí Y học Việt Nam, (1), tr. 5-9.
2. Đào Bùi Quý Quyền, Hoàng Trung Vinh, Lê Việt Thắng (2014), “Liên quan chức năng màng bụng với một số đặc điểm lâm sàng, sinh hóa máu ở bệnh nhân suy thận mạn tính điều trị bằng thẩm phân phúc mạc”, Tạp chí Y học Việt Nam, (1), tr. 24-29.
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục đồ thị
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Chẩn đoán và điều trị bệnh thận mạn tính 3
1.1.1. Chẩn đoán, phân chia giai đoạn bệnh thận mạn tính 3
1.1.2. Phương pháp điều trị bệnh thận mạn tính 5
1.2. Phương pháp điều trị thay thế thận bằng lọc màng bụng 7
1.2.1. Nguyên lý vận chuyển các chất trong lọc màng bụng 7
1.2.2. Chỉ định và chống chỉ định lọc màng bụng 11
1.2.3. Một số hình thức lọc màng bụng 12
1.2.4. Ưu, nhược điểm của phương pháp lọc màng bụng 14
1.2.5. Vai trò chức năng thận tồn lưu ở bệnh nhân lọc màng bụng 15
1.3. Đánh giá tính thấm màng bụng và hiệu quả của lọc màng bụng liên tục ngoại trú 18
1.3.1. Chức năng màng bụng theo tính thấm 18
1.3.2. Một số chỉ số đánh giá hiệu quả lọc của phương pháp lọc màng bụng 21
1.4. Biến chứng viêm phúc mạc trong lọc màng bụng 23
1.4.1. Tỷ lệ, nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị viêm phúc mạc ở bệnh nhân lọc màng bụng 23
1.4.2. Biến đổi tính thấm và hiệu quả lọc màng bụng sau viêm phúc mạc 27
1.5. Một số nghiên cứu về tính thấm màng bụng, viêm phúc mạc trong lọc màng bụng liên tục ngoại trú 28
1.5.1. Nghiên cứu nước ngoài 28
1.5.2. Nghiên cứu trong nước 31
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
2.1. Đối tượng 32
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 33
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng nghiên cứu 33
2.2. Phương pháp 33
2.2.1. Nội dung nghiên cứu 33
2.2.2. Các tiêu chuẩn chẩn đoán, phân loại, đánh giá sử dụng trong nghiên cứu 44
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu 46
2.2.4. Đạo đức trong nghiên cứu 46
SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU 48
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 49
3.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu 49
3.2. Biến đổi tính thấm màng bụng và hiệu quả lọc màng bụng 55
3.2.1. Phân loại màng bụng theo tính thấm, sự biến đổi tính thấm màng bụng và mối liên quan với một số đặc điểm bệnh nhân 55
3.2.2. Hiệu quả lọc màng bụng liên tục ngoại trú tại các thời điểm nghiên cứu 68
3.3. Biến đổi loại màng bụng theo tính thấm và hiệu quả lọc ở bệnh nhân sau viêm phúc mạc 74
3.3.1. Một số đặc điểm chung bệnh nhân lọc màng bụng có viêm phúc mạc 74
3.3.2. Biến đổi loại màng bụng theo tính thấm và hiệu quả lọc màng bụng ở bệnh nhân sau viêm phúc mạc 77
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 84
4.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân 84
4.2. Biến đổi tính thấm màng bụng và hiệu quả lọc màng bụng ở bệnh nhân lọc màng bụng liên tục ngoại trú. 93
4.2.1. Phân loại màng bụng theo tính thấm, biến đổi tính thấm màng bụng và mối liên quan với một số đặc điểm bệnh nhân 93
4.2.2. Hiệu quả lọc màng bụng tại các thời điểm nghiên cứu 103
4.3. Biến đổi loại màng bụng theo tính thấm và hiệu quả lọc ở bệnh nhân sau viêm phúc mạc 108
4.3.1. Một số đặc điểm chung bệnh nhân lọc màng bụng có viêm phúc mạc 108
4.3.2. Biến đổi loại màng bụng theo tính thấm và hiệu quả lọc ở bệnh nhân lọc màng bụng sau viêm phúc mạc 111
KẾT LUẬN 116
KIẾN NGHỊ 118
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Bộ Y tế (2013), Quyết định về việc ban hành qui trình kỹ thuật lọc màng bụng, Số 2874/QĐ-BYT.
2. Trần Văn Chất, Nguyễn Nguyên Khôi (2008), “Các phương pháp lọc máu ngoài thận – hiện tại và tương lai”, Bệnh thận, Nhà xuất bản Y học, tr. 215-236.
3. Đinh Thị Kim Dung (2008), “Suy thận mạn tính”, Bệnh thận, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 312-329.
4. Đinh Thị Kim Dung, Mai Thị Hiền (2009), “Rối loạn lipoprotein ở bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối lọc màng bụng liên tục ngoại trú”, Tạp chí nghiên cứu Y học, (60), tr. 41-46.
5. Nguyễn An Giang, Lê Việt Thắng (2013), “Khảo sát tình trạng dinh dưỡng bệnh nhân suy thận mạn tính lọc máu chu kỳ bằng thang điểm đánh giá toàn diện”, Tạp chí Y học thực hành, 5(870), tr. 159-161.
6. Nguyễn An Giang, Lê Việt Thắng (2013), “Liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng với một số đặc điểm bệnh nhân suy thận mạn tính lọc máu chu kỳ”, Tạp chí Y dược học Quân sự, 9(38), tr. 109-116.
7. Lê Thu Hà và cộng sự (2009), “Nghiên cứu đặc tính màng bụng ở bệnh nhân suy thận mạn tính giai đoạn cuối điều trị lọc màng bụng liên tục ngoại trú”, Tạp chí Y dược lâm sàng, 108(4), tr. 30-35.
8. Lê Thu Hà, Phạm Quốc Toản (2009), “Lọc màng bụng – Một phương pháp điều trị suy thận mạn tính giai đoạn cuối”, Tạp chí Y dược lâm sàng, 108(2), tr. 5-12.
9. Lưu Văn Hậu, Nguyễn Thị Ngọc (2011), “Đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của phương pháp lọc màng bụng liên tục”, Tạp chí Y học thực hành, Bộ Y tế, 8(777), tr. 66-68.
10. Nguyễn Vĩnh Hưng (2010), “Nghiên cứu hiệu quả điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân suy thận lọc máu và chưa lọc máu sử dụng phối hợp chẹn canxi và beta giao cảm”, Y học thực hành, 1(696), tr. 75-79
11. Nguyễn Thu Hương, Trần Đình Long (2009), “Đánh giá hiệu quả thẩm phân phúc mạc chu kỳ ở trẻ em suy thận mạn giai đoạn cuối tại Bệnh viện Nhi Trung ương”, Tạp chí Y học Việt Nam, (357), tr. 43-50.
12. Nguyễn Nguyên Khôi (2008), “Thận nhân tạo”, Bệnh thận, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 253-255.
13. Nguyễn Văn Khôi, Châu Thị Kim Liên, Trần Lê Quân và CS (2013), Hướng dẫn thẩm phân phúc mạc, Nhà xuất bản Y học, tr. 7-47.
14. Hà Hoàng Kiệm (2008), ‛‛Suy thận mạn tính”, Bệnh học nội khoa, tập 1, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, tr. 316, 319-320, 329-320.
15. Phan Hải Nam (2011), “Một số xét nghiệm sinh hóa trong lâm sàng”, Xét nghiệm hóa sinh. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, tr 7-10.
16. Huỳnh Thị Nguyễn Nghĩa (2007), Khảo sát biến đổi chức năng màng bụng của bệnh nhân thẩm phân phúc mạc liên tục ngoại trú, Luận văn Bác sỹ chuyên khoa cấp II, Học viện Quân y, Hà Nội.
17. Nguyễn Hồng Quân, Phạm Ngọc Huy Tuấn, Lê Việt Thắng (2013), “Nghiên cứu suy chức năng đường thông động tĩnh mạch ở bệnh nhân suy thận mạn tính lọc máu chu kỳ”, Y dược học Quân sự, Học viện Quân y, 1(38), tr. 131-136.
18. Võ Tam, Ngô Thùy Trang (2008), “Nghiên cứu tình hình và đặc điểm thiếu máu ở bệnh nhân suy thận mạn tại Bệnh viện Trung ương Huế”, Y học thực hành, 8(618+619), tr. 21-24.
19. Lê Việt Thắng, Nguyễn Văn Hùng (2011), “Nghiên cứu sự biến đổi nồng độ sắt, ferritin huyết thanh ở bệnh nhân suy thận mạn tính lọc máu chu kỳ”, Tạp chí Y học thực hành, 5(764), tr. 162-165.
20. Lê Việt Thắng, Trương Ngọc Dương (2011), “Nghiên cứu các biến chứng thường gặp trong cuộc lọc máu lần đầu ở bệnh nhân suy thận mạn tính giai đoạn cuối”, Tạp chí Y học thực hành, 9(783), tr. 108-111.
21. Nguyễn Thị Kim Thủy (2011), “Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ liên quan đến tình trạng loãng xương ở bệnh nhân suy thận mạn”, Tạp chí Y học thực hành, 3(756), tr. 34-38.
22. Phạm Xuân Thu, Nguyễn Đình Dương, Lê Việt Thắng (2012), “Nghiên cứu tỷ lệ, đặc điểm rối loạn lipid máu ở bệnh nhân suy thận mạn tính lọc máu chu kỳ”, Y học thực hành, 9(840), tr. 47-51.
23. Nguyễn Thị Thanh Thùy (2011), Khảo sát một số ảnh hưởng của chức năng thận tồn lưu trên bệnh nhân thẩm phân phúc mạc liên tục ngoại trú, Luận văn Thạc sỹ y học, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
24. Hoàng Trung Vinh, Phùng Phương Thảo, Phạm Thúy Hường (2009), “Tỷ lệ và đặc điểm nhiễm virut viêm gian B,C ở bệnh nhân suy thận mạn tính lọc máu chu kỳ”, Thông tin Y dược, (4), tr. 28-30.
25. Nguyễn Văn Xang (2008), “Điều trị thay thế thận suy bằng thận nhân tạo”, Điều trị học nội khoa, tập 2, Đại học Y Hà Nội, tr. 310-319.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com