Nghiên cứu biến đổi hình thái tim, áp lực động mạch phổi và NT-proBNP huyết tương ở bệnh nhân tim bẩm sinh có luồng thông trái phải trước và sau can thiệp

Nghiên cứu biến đổi hình thái tim, áp lực động mạch phổi và NT-proBNP huyết tương ở bệnh nhân tim bẩm sinh có luồng thông trái phải trước và sau can thiệp

Luận án tiến sĩ y học Nghiên cứu biến đổi hình thái tim, áp lực động mạch phổi và NT-proBNP huyết tương ở bệnh nhân tim bẩm sinh có luồng thông trái phải trước và sau can thiệp. Bệnh tim bẩm sinh (TBS) là những dị tật tại tim hoặc các mạch máu lớn xảy ra do những bất thường trong bào thai ở tháng thứ 2-3 của thai kỳ, vào giai đoạn hình thành các mạch máu lớn từ ống tim nguyên thủy và vẫn còn tồn tại sau sinh. Tỷ lệ mắc bệnh khoảng 1% ở trẻ sơ sinh [1]. Bệnh TBS là nguyên nhân hàng đầu trong số những nguyên nhân gây tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ em và là gánh nặng bệnh tật ngày càng tăng cho gia đình, hệ thống y tế và xã hội [2].
Trong số các bệnh TBS, nhóm bệnh TBS có luồng thông trái – phải là bệnh lý thường gặp nhất. Đây cũng là nhóm bệnh tim có thể chữa lành hoàn toàn bằng thông tim can thiệp hoặc phẫu thuật đóng luồng thông nếu được chẩn đoán sớm [3]. Dòng chảy qua luồng thông trái – phải làm tăng lưu lượng tuần hoàn phổi, đồng thời áp lực động mạch phổi (ĐMP) tăng lên bền bỉ sẽ dẫn đến biến đổi hình thái tim, rối loạn huyết động học phổi. Điều này có thể gây lên đảo ngược luồng thông và hội chứng Eisenmenger xuất hiện, góp phần làm gia tăng tỷ lệ tử vong [4].


Mặc dù với tiến bộ khoa học kỹ thuật và đầu tư trang thiết bị không ngừng tiến bộ, nhưng việc chẩn đoán TBS, cũng như theo dõi áp lực ĐMP trong điều trị không phải luôn luôn xác định hoàn hảo bằng siêu âm tim và thông tim không phải lúc nào cũng khả thi, đặc biệt ở những cơ sở y tế tuyến cơ sở.
NT-proBNP là một dấu ấn sinh học nội sinh được sản xuất do quá tải áp lực và khối lượng buồng tim và là một chỉ số nhạy cảm và cụ thể cho chức năng tim [5], [6]. Tế bào cơ tim bị kéo dài ra là tác nhân chính kích thích tiết NT-proBNP vào máu [7]. Đo nồng độ NT-proBNP ngày càng được sử dụng để hỗ trợ cho chẩn đoán, đánh giá tiên lượng và điều trị thích hợp ở người bị suy tim sung huyết. NT proBNP cũng có thể hữu ích trong trường hợp khác như bệnh cơ tim phì đại, nhồi máu cơ tim, hoặc bệnh TBS [8], [9], [10]. Một số nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh nồng độ NT-proBNP huyết tương có xu hướng tăng cao hơn ở người bị TBS, và có liên quan với áp lực ĐMP và tỷ lệ Qp/Qs [11]. Ở Việt Nam, dấu ấn sinh học này đã được nghiên cứu và ứng dụng trên lâm sàng, trong đó có một số loại bệnh TBS nhưng chưa có nghiên cứu nào về nồng độ NT-proBNP và mối liên quan với đặc điểm hình thái tim và áp lực ĐMP.
Vì vậy chứng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu biến đổi hình thái tim, áp lực động mạch phổi và NT-proBNP huyết tương ở bệnh nhân tim bẩm sinh có luồng thông trái phải trước và sau can thiệp” nhằm hai mục tiêu:
1. Nghiên cứu biến đổi hình thái tim, áp lực động mạch phổi và NT-proBNP huyết tương ở bệnh nhân tim bẩm sinh có luồng thông trái phải trước và sau can thiệp 24 giờ và sau ba tháng.
2. Xác định mối liên quan của NT-proBNP với đặc điểm hình thái tim, áp lực động mạch phổi và Qp/Qs.
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ
Danh mục hình
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN    3
1.1. PHÂN LOẠI BỆNH TIM BẨM SINH    3
1.1.1. Bệnh TBS có luồng thông trái – phải    4
1.1.2. Bệnh TBS có luồng thông phải trái    7
1.1.3. Bệnh TBS tắc nghẽn và tổn thương trào ngược van    8
1.2. BỆNH TIM BẨM SINH LUỒNG THÔNG TRÁI-PHẢI    8
1.2.1. Biến đổi hình thái, huyết động    8
1.2.2. Sinh lý bệnh    10
1.2.3. Tiến triển tự nhiên    17
1.2.4. Định hướng điều trị    20
1.3. NT-proBNP    23
1.3.1. Lịch sử phát hiện NT-proBNP    23
1.3.2. Ý nghĩa của NT-proBNP huyết tương    26
1.3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ BNP/NT-proBNP…………    29
1.3.4. Nghiên cứu về nồng độ BNP/NT-proBNP ở bệnh nhân tim bẩm sinh    30
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    35
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU    35
2.1.1. Nhóm bệnh nhân    35
2.1.2. Nhóm người khỏe mạnh    36
2.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu    37
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    37
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu    37
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu    37
2.2.3. Các bước tiến hành    38
2.2.4. Các biến số nghiên cứu    51
2.2.5. Phương pháp thu thập thông tin    54
2.2.6. Xử lý và phân tích số liệu    54
2.2.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu    56
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ    59
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU    59
3.1.1. Đặc điểm về tuổi, giới    59
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng và điện tim    61
3.2. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI TIM, ÁP LỰC ĐỘNG MẠCH PHỔI VÀ NT-proBNP HUYẾT TƯƠNG    63
3.2.1. Đặc điểm hình thái tim và chức năng tâm thu thất trái    63
3.2.2. Đặc điểm áp lực tâm thu động mạch phổi trên siêu âm tim    68
3.2.3. Đặc điểm Qp/Qs    71
3.2.4. Đặc điểm NT-proBNP    72
3.3. LIÊN QUAN CỦA NT-proBNP HUYẾT TƯƠNG VỚI ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI TIM VÀ ÁP LỰC ĐỘNG MẠCH PHỔI    74
3.3.1. Liên quan của NT-proBNP huyết tương với đặc điểm hình thái tim    74
3.3.2. Liên quan giữa NT-proBNP huyết tương với áp lực ĐMP và Qp/Qs    76
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN    83
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU    83
4.1.1. Tuổi và giới tính    83
4.1.2. Đặc điểm lâm sàng và điện tim của bệnh nhân    85
4.2. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI TIM, ÁP LỰC ĐỘNG MẠCH PHỔI VÀ NT-proBNP HUYẾT TƯƠNG    89
4.2.1. Đặc điểm hình thái tim và chức năng    89
4.2.2. Đặc điểm áp lực tâm thu động mạch phổi trên siêu âm tim    98
4.2.3. Đặc điểm Qp/Qs trên thông tim    102
4.2.4. Đặc điểm nồng độ NT-proBNP    104
4.3. LIÊN QUAN CỦA NT-proBNP HUYẾT TƯƠNG VỚI ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI TIM VÀ ÁP LỰC ĐỘNG MẠCH PHỔI    110
4.3.1. Liên quan của NT-proBNP huyết tương với đặc điểm hình thái tim    110
4.3.2. Liên quan giữa NT-proBNP huyết tương với áp lực ĐMP và Qp/Qs    113
KẾT LUẬN    121
KIẾN NGHỊ    123
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
PHỤ LỤC
 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment