NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI HÌNH THÁI VÀ CẤU TRÚC TIM Ở SẢN PHỤ MANG THAI BỊ TIỀN SẢN GIẬT VÀ MANG THAI BÌNH THƯỜNG
86 phụ nữ mang thai được chẩn đoán tiền sản giật (TSG) theo tiêu chuẩn của Hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ (The American College of Obstetricians and Gynecologists: ACOG-2002) và 104 phụ nữ mang thai bình thường (MTBT) kỳ 3 tháng cuối (nhóm chứng) có cùng độ tuổi, được đo chiều cao, cân nặng và siêu âm Doppler tim. Kết quả cho thấy:
– Tỷ lệ tăng chỉ số LVMI (g/m2) và tăng RWT ở nhóm TSG (79,1% và 60,5%) cao hơn so với nhóm MTBT (42,3% và 23,1%) với p < 0,001.
– Tỷ lệ phì đại đồng tâm thất trái ở nhóm TSG (52,3%) cao hơn so với nhóm MTBT (13,4%), p < 0,001.
– Tỷ lệ tràn dịch màng ngoài tim và hở van hai lá ở nhóm TSG (32,6% và 52,3%) cao hơn so với nhóm MTBT (0,0% và 20,2%), p < 0,001.Có sự biến đổi rõ nét về cấu trúc phì đại đồng tâm, tràn dịch màng ngoài tim và hở van hai lá ở phụ nữ TSG so với phụ nữ MTBT.
Tiền sản giật ở phụ nữ trong thời gian mang thai là do tăng huyết áp (THA) và protein niệu (≥ 0,3 g/24 giờ) kết hợp thường xảy ra vào 3 tháng cuối của thời kỳ thai nghén từ tuần thứ 20 trở đi [2]. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ mắc THA và TSG ở bà mẹ mang thai vẫn còn cao chiếm khoảng 8 – 10%, nhất là ở các quốc gia đang phát triển. TSG là một trong những nguyên nhân quan trọng liên quan đến tỷ lệ bệnh tim mạch tăng sau sinh, tàn phế lâu dài, làm chậm tiến triển trong tử cung của thai nhi, thai ngừng phát triển, thai chết lưu và chết chu sinh phổ biến ở người mẹ cũng như đứa bé được sinh ra (chiếm 10 – 20%) [7]. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy siêu âm Doppler tim là một phương pháp cho kết quả đáng tin cậy, an toàn trong việc chẩn đoán hình thái và chức năng tim ở người phụ nữ MTBT, đồng thời ở phụ nữ bị TSG sẽ có những thay đổi lớn về hình thái và cấu trúc tim liên quan chặt chẽ đến bệnh tim mạch ở sản phụ sau sinh
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất