Nghiên cứu biến đổi huyết áp 24 giờ, chỉ số Tim – Cổ chân (CAVI) ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát trước và sau điều trị
Luận án tiến sĩ y họcNghiên cứu biến đổi huyết áp 24 giờ, chỉ số Tim – Cổ chân (CAVI) ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát trước và sau điều trị.Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), tăng huyết áp (THA) ảnh hưởng đến hơn một tỷ người, gây tử vong cho hơn 9,4 triệu người mỗi năm. Phát hiện và kiểm soát THA giúp làm giảm những biến cố về tim mạch, đột quị và suy thận [1]. Tại Việt Nam, các nghiên cứu gần đây cho thấy THA đang gia tăng nhanh chóng. Năm 2008, theo điều tra của Viện tim mạch quốc gia tỷ lệ người trưởng thành độ tuổi từ 25 tuổi trở lên bị THA chiếm 25,1%, đến năm 2017 con số bệnh nhân THA là 28,7% [2],[3].
Độ cứng động mạch (ĐCĐM) là yếu tố tiên lượng biến cố và tử vong do tim mạch. Mối quan hệ giữa độ ĐCĐM và THA, cũng như THA làm biến đổi ĐCĐM đã được nhiều nghiên cứu đề cập [4],[5].
Huyết áp 24 giờ được chứng minh là yếu tố dự báo biến cố tim mạch tốt hơn so với đánh giá huyết áp tại phòng khám, thông qua những biến đổi về thông số huyết áp và ĐCĐM lưu động (Ambulatory Arterial Stiffness Index: AASI). Tuy nhiên, thông số huyết áp thay đổi liên tục trong 24 giờ và AASI bị ảnh hưởng bởi những thay đổi đó nên việc đánh giá biến đổi ĐCĐM có thể bị ảnh hưởng tác động này [6],[7].
Chỉ số Tim – cổ chân (Cardio-Ankle Vascular Index: CAVI) là thông số đánh giá ĐCĐM không xâm lấn, được chứng minh không phụ thuộc vào huyết áp tại thời điểm đo [8],[9]. Do huyết áp có thể thay đổi liên tục trong ngày nên nghiên cứu mối liên quan giữa huyết áp 24 giờ với CAVI không chỉ làm rõ những tác động ngắn hạn, mà còn tìm mối liên quan 24 giờ của huyết áp với ĐCĐM. Hiểu rõ mối liên quan này sẽ giúp khắc phục được những nhược điểm của đánh giá ĐCĐM thông qua phương pháp đo huyết áp đơn lẻ tại phòng khám, cũng như sự biến đổi CAVI ở bệnh nhân THA trước và sau điều trị.
Đã có những nghiên cứu về mối liên quan giữa huyết áp 24 giờ với CAVI trên thế giới nhằm tìm hiểu sự biến đổi CAVI dưới tác động của huyết áp 24 giờ, cũng như sự vai trò của CAVI trong đánh giá sự biến đổi ĐCĐM ở bệnh nhân THA trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, vẫn còn đó những mối liên quan, những tác động giữa huyết áp 24 giờ với CAVI chưa được tìm hiểu rõ ràng và cần tiếp tục nghiên cứu [10],[11]. Với mong muốn làm sáng tỏ hơn mối liên quan giữa huyết áp 24 giờ với CAVI, cũng như sự biến đổi các thông số này trước và sau điều trị ở bệnh nhân THA, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu biến đổi huyết áp 24 giờ, chỉ số Tim – Cổ chân (CAVI) ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát trước và sau điều trị” với 2 mục tiêu:
1. Khảo sát huyết áp 24 giờ, chỉ số CAVI và mối liên quan giữa chỉ số CAVI với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân tăng huyết áp.
2. Khảo sát sự biến đổi huyết áp 24 giờ, chỉ số CAVI ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát sau: 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng điều trị.
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt trong luận án
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
Danh mục các hình
Danh mục các sơ đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Định nghĩa, phân loại, cơ chế bệnh sinh, tình hình tăng huyết áp trên thế giới và ở Việt Nam 3
1.1.1. Định nghĩa 3
1.1.2. Phân loại 3
1.1.3. Cơ chế bệnh sinh của tăng huyết áp nguyên phát 4
1.1.4. Tình hình tăng huyết áp trên thế giới và Việt Nam 6
1.2. Phương pháp đo huyết áp lưu động 24 giờ 7
1.2.1. Lịch sử của huyết áp lưu động 24 giờ 7
1.2.2. Chỉ định và chống chỉ định đo huyết áp lưu động 24 giờ 8
1.2.3. Cách áp dụng và phân tích kết quả huyết áp lưu động 24 giờ trong thực hành lâm sàng 10
1.3. Độ cứng động mạch, mối liên quan đến tăng huyết áp và các phương pháp đánh giá không xâm lấn 14
1.3.1. Khái niệm độ cứng động mạch 14
1.3.2. Độ cứng động mạch và tăng huyết áp 14
1.3.3. Các phương pháp đánh giá độ cứng động mạch không xâm lấn 17
1.4. Các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về biến đổi huyết áp 24 giờ, CAVI ở bệnh nhân tăng huyết áp 30
1.4.1. Trên thế giới 30
1.4.2. Tại Việt Nam 31
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
2.1. Đối tượng nghiên cứu 34
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 34
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 34
2.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 35
2.2. Phương pháp nghiên cứu 35
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 35
2.2.2. Mẫu và phương pháp chọn mẫu 35
2.2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu 37
2.2.4. Các bước tiến hành nghiên cứu 38
2.3. Phương pháp xử lí số liệu 56
2.3.1. Phần mềm xử lí số liệu 57
2.3.2. Trình bày kết quả 57
2.3.3. Các thông số tính toán 57
2.4. Đạo đức nghiên cứu 57
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 60
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 60
3.1.1. Đặc điểm về chỉ số nhân trắc của đối tượng nghiên cứu 60
3.1.2. Đặc điểm về các yếu tố nguy cơ tim mạch của bệnh nhân nghiên cứu 61
3.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, huyết áp 24 giờ và CAVI tại thời điểm đánh giá đầu tiên của đối tượng nghiên cứu 61
3.2.1. Đặc điểm lâm sàng 61
3.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh của bệnh nhân tại thời điểm đánh giá đầu tiên 63
3.2.3. Đặc điểm về huyết áp 24 giờ và CAVI 67
3.3. Đặc điểm sau điều trị của bệnh nhân nghiên cứu. 79
3.3.1. Đặc điểm điều trị 79
3.3.2. Biến đổi huyết áp 24 giờ, CAVI sau 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và 12 tháng điều trị. 83
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 92
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 92
4.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới 92
4.1.2. Đặc điểm về yếu tố nguy cơ tim mạch của bệnh nhân nghiên cứu 93
4.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, huyết áp 24 giờ và CAVI của đối tượng nghiên cứu 95
4.2.1. Đặc điểm lâm sàng 95
4.2.2. Đặc điểm về cận lâm sàng 96
4.2.3. Đặc điểm về huyết áp 24 giờ, CAVI tại thời điểm đánh giá đầu tiên của bệnh nhân nghiên cứu 97
4.3. Đặc điểm về sự biến đổi sau điều trị của bệnh nhân nghiên cứu 111
4.3.1. Đặc điểm điều trị 111
4.3.2. Đặc điểm về sự biến đổi huyết áp 24 giờ, CAVI tại thời điểm đánh giá đầu tiên, sau 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và 12 tháng của bệnh nhân nghiên cứu 114
HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI 120
KẾT LUẬN 121
KIẾN NGHỊ 123
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng Tên bảng Trang
1.1. Phân loại huyết áp theo Ủy ban phòng chống huyết áp 7 3
1.2. Phân loại huyết áp theo Hội Tim mạch Việt Nam/ Phân Hội tăng huyết áp Việt Nam 3
1.3. Phân loại THA theo Hội huyết áp Châu Âu/ Hội tim mạch Châu Âu 2018 4
1.4. Chẩn đoán tăng huyết áp thông qua huyết áp 24 giờ qua các khuyến cáo 11
2.1. Các thông số sinh hóa 39
2.2. Khuyến cáo chọn kích thước băng quấn 44
2.3. Vị trí cuốn các băng huyết áp 49
2.4. Bảng giá trị CAVI 53
2.5. Tiêu chuẩn chẩn đoán béo phì áp dụng cho người trưởng thành châu Á – IDF 2005 53
2.6. Khuyến cáo mục tiêu điều trị tăng huyết áp người >18 tuổi 55
3.1. Đặc điểm về chỉ số nhân trắc của đối tượng nghiên cứu 60
3.2. Bảng yếu tố nguy cơ tim mạch của bệnh nhân nghiên cứu 61
3.3. Huyết áp đo tại phòng khám của bệnh nhân tại thời điểm đánh giá đầu tiên so với người thường 62
3.4. Đặc điểm xét nghiệm của bệnh nhân tại thời điểm đánh giá đầu tiên 63
3.5. Đặc điểm về các thông số siêu âm tim 64
3.6. Đặc điểm về thông số siêu âm động mạch cảnh 65
3.7. Đặc điểm huyết áp 24 giờ của bệnh nhân tại thời điểm đánh giá đầu tiên 67
3.8. Mối liên quan giữa AASI với đặc điểm huyết áp của bệnh nhân tại thời điểm đánh giá đầu tiên 69
3.9. Mối liên quan giữa AASI với tổn thương cơ quan đích của bệnh nhân tại thời điểm đánh giá đầu tiên 69
Bảng Tên bảng Trang
3.10. CAVI của người thường 70
3.11. CAVI theo phân lớp độ tuổi của bệnh nhân tại thời điểm đánh giá đầu tiên 71
3.12. Phân mức CAVI của bệnh nhân tại thời điểm đánh giá đầu tiên 71
3.13. Bảng so sánh CAVI theo thời gian tăng huyết áp của bệnh nhân tại thời điểm đánh giá đầu tiên 72
3.14. Bảng so sánh CAVI theo phân độ tăng huyết áp của bệnh nhân tại thời điểm đánh giá đầu tiên 72
3.15. So sánh CAVI của bệnh nhân tại thời điểm đánh giá đầu tiên với người thường 73
3.16. Mối liên quan giữa các phân mức CAVI với đặc điểm huyết áp ở thời điểm đánh giá đầu tiên 73
3.17. Mối liên quan giữa CAVI với tổn thương cơ quan đích của bệnh nhân tại thời điểm đánh giá đầu tiên 74
3.18. Mối liên quan giữa CAVI với các thông số sinh hóa của bệnh nhân tại thời điểm đánh giá đầu tiên 74
3.19. Mối liên quan giữa CAVI với siêu âm tim và siêu âm động mạch cảnh 75
3.20. Mối liên quan giữa CAVI với một số yếu tố nguy cơ tim mạch tại thời điểm đánh giá đầu tiên 75
3.21. Hồi quy đa biến giữa CAVI ≥ 9, AASI ≥ 0,52 với các yếu tố nguy cơ và tổn thương cơ quan đích 77
3.22. Mối liên quan giữa huyết áp 24 giờ với CAVI tại thời điểm đánh giá đầu tiên 79
3.23. Nhóm và kết hợp nhóm của thuốc điều trị huyết áp 79
3.24. Nhóm và kết hợp nhóm cụ thể của thuốc điều trị huyết áp 80
3.25. Đặc điểm tuân thủ nghiên cứu 80
3.26. Biến đổi huyết áp thông qua đánh giá tại phòng khám theo các mốc thời gian của nhóm tuân thủ liên tục nghiên cứu 81
Bảng Tên bảng Trang
3.27. Tỷ lệ bệnh nhân đạt huyết áp mục tiêu thông qua đánh giá huyết áp tại phòng khám của nhóm tuân thủ liên tục nghiên cứu 81
3.28. Biến đổi các thông số sinh hóa, trước và sau điều trị 82
3.29. Biến đổi thông số huyết áp 24 giờ tại thời điểm sau 3 tháng và 6 tháng điều trị của bệnh nhân nghiên cứu 83
3.30. Biến đổi thông số huyết áp 24 giờ tại thời điểm sau 9 tháng và 12 tháng điều trị bệnh nhân nghiên cứu. 84
3.31. Biến đổi thông số huyết áp 24 giờ tại thời điểm sau 3 tháng và 6 tháng điều trị của bệnh nhân tuân thủ liên tục nghiên cứu 85
3.32. Biến đổi thông số huyết áp 24 giờ tại thời điểm sau 9 tháng và 12 tháng điều trị của bệnh nhân tuân thủ liên tục nghiên cứu 86
3.33. Bảng so sánh sự biến đổi CAVI giữa bệnh nhân tuân thủ với không tuân thủ liên tục ở thời điểm trước và sau nghiên cứu 87
3.34. Biến đổi CAVI theo mốc đánh giá của bệnh nhân tuân thủ liên tục nghiên cứu 88
3.35. Bảng chênh lệch CAVI tại các thời điểm đánh giá của bệnh nhân tuân thủ liên tục nghiên cứu 89
3.36. Biến đổi CAVI theo nhóm độ tuổi của bệnh nhân tuân thủ liên tục nghiên cứu 89
3.37. Biến đổi CAVI theo các phân mức của bệnh nhân tuân thủ liên tục nghiên cứu 90
3.38. Biến đổi CAVI ở bệnh nhân đạt huyết áp mục tiêu và không đạt mục tiêu của nhóm tuân thủ liên tục nghiên cứu 91
3.39. Mối liên quan giữa AASI với CAVI tại các mốc đo ở bệnh nhân tuân thủ liên tục nghiên cứu 91
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ Tên biểu đồ Trang
3.1. Thời gian phát hiện tăng huyết áp 61
3.2. Phân độ tăng huyết áp bệnh nhân nghiên cứu 62
3.3. Tỷ lệ chỉ số khối lượng cơ thất trái trên siêu âm tim 64
3.4. Tỷ lệ tổn thương động mạch cảnh của bệnh nhân 66
3.5. Tỷ lệ có đỉnh huyết áp sáng sớm 68
3.6. Mối tương quan giữa CAVI với tuổi của người thường 70
3.7. Mối liên quan giữa CAVI với tuổi 76
3.8. Giá trị CAVI giữa 2 nhóm có và không có trũng huyết áp 78
3.9. Giá trị CAVI giữa bệnh nhân có đỉnh và không có đỉnh huyết áp sáng sớm 78
3.10. Sự biến đổi CAVI qua các mốc thời gian của bệnh nhân tuân thủ liên tục nghiên cứu 88