Nghiên cứu biến đổi lâm sàng, huyết động trước và sau phẫu thuật thay van hai lá bằng van cơ học loại Saint Jude Master

Nghiên cứu biến đổi lâm sàng, huyết động trước và sau phẫu thuật thay van hai lá bằng van cơ học loại Saint Jude Master

Luận Án Nghiên cứu biến đổi lâm sàng, huyết động trước và sau phẫu thuật thay van hai lá bằng van cơ học loại Saint Jude Master. Bệnh van hai lá (VHL) là bệnh tim thường gặp ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, đặc biệt là bệnh VHL do thấp. Theo báo cáo của tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2004, tỉ lệ mắc bệnh thấp tim và bệnh van tim do thấp trong quần thể khoảng 3-18‰ [140]. Tại Việt Nam, tỉ lệ mắc bệnh cao trong những năm 1960 – 1970, nhưng sau đó nhờ chương trình phòng thấp cấp II quốc gia, bệnh có xu hướng giảm dần và tỉ lệ mắc bệnh hiện nay khoảng 2,3 – 3,94‰ [3], [6], [14], [15]. Trong bệnh van tim do thấp, tổn thương thường gặp nhất là VHL, chiếm tỉ lệ khoảng 87,6-100% [4], [5] và chiếm 53,7% bệnh nhân tim nằm viện [1]. Bệnh thường dẫn đến các biến chứng như suy tim ở lứa tuổi lao động, biến chứng tắc mạch như tai biến mạch não, tắc mạch ngoại vi và tổn thương các tạng như gan, thận, phổi… gây gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Điều trị bệnh VHL gồm nội khoa, các phương pháp can thiệp qua da và ngoại khoa. Khi VHL bị tổn thương nặng như xơ hóa, dầy, vôi, co rút lá van… gây ảnh hưởng đến huyết động thì phẫu thuật thay van vẫn là phương pháp tối ưu nhất cho bệnh nhân.
Suốt 49 năm qua, kể từ khi Starr và Edward thành công ca phẫu thuật thay van tim đầu tiên trên thế giới vào năm 1961 [74], kĩ thuật thay van tim, công nghệ chế tạo các loại van nhân tạo không ngừng được cải tiến và số lượng bệnh nhân van nhân tạo ngày càng tăng. Cho đến nay, trên thế giới có khoảng 80 kiểu van tim nhân tạo khác nhau, mỗi loại van đều có ưu điểm, nhược điểm riêng nhưng chưa có loại van nhân tạo nào mang đầy đủ đặc tính của van tim tự nhiên. Hàng năm, ở Anh có hơn 6.000 và ở Mỹ có hơn 60.000 bệnh nhân được thay van tim nhân tạo [50], [126]. Ở Việt Nam, phẫu thuật thay VHL được thực hiện từ năm 1971 [12], cho đến nay đã có nhiều trung tâm phẫu thuật tim với số lượng bệnh nhân được phẫu thuật thay van ngày càng nhiều. Với xu hướng “quần thể” người mang van tim nhân tạo ngày càng tăng, đòi hỏi những hiểu biết đầy đủ về van nhân tạo ở nhiều khía cạnh. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về kết quả sớm ngay sau phẫu thuật thay VHL với các tiêu chí nghiên cứu chính là tỉ lệ tử vong, chảy máu, nhiễm trùng… tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu về biến đổi lâm sàng và huyết động ở bệnh nhân bệnh VHL sau khi được thay van trong giai đoạn trung hạn.
Van tim nhân tạo cơ học 2 cánh loại Saint Jude Master (SJM) là loại van cơ học được sử dụng nhiều nhất trên thế giới [100] và khá phổ biến ở Việt Nam nhưng tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về biến đổi lâm sàng, huyết động, kích thước các buồng tim và chức năng tâm thu thất trái ở bệnh nhân sau khi được thay van tim bằng van SJM, với phương tiện nghiên cứu là siêu âm Doppler tim qua thành ngực – một phương tiện đang được ứng dụng phổ biến trong các trung tâm tim mạch trên thế giới và trong nước.
Với những lí do trên, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu biến đổi lâm sàng, huyết động trước và sau phẫu thuật thay van hai lá bằng van cơ học loại Saint Jude Master”, nhằm 2 mục tiêu sau:
1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trước phẫu thuật ở bệnh nhân bệnh van hai lá được thay van cơ học loại Saint Jude Master tại Trung tâm Tim mạch – Bệnh viện E.
2. Nghiên cứu biến đổi lâm sàng và huyết động sau phẫu thuật thay van hai lá bằng van cơ học loại Saint Jude Master.
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ
Danh mục hình
Danh mục sơ đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. CHẨN ĐOÁN BỆNH VAN HAI LÁ 3
1.1.1. Bệnh học bệnh van hai lá 3
1.1.2. Triệu chứng lâm sàng 9
1.1.3. Triệu chứng cận lâm sàng 10
1.2. ĐIỀU TRỊ BỆNH VAN HAI LÁ 14
1.2.1. Điều trị nội khoa 14
1.2.2. Nong van hai lá bằng bóng qua da 14
1.2.3. Điều trị ngoại khoa 15
1.3. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ BIẾN ĐỔI LÂM SÀNG VÀ HUYẾT ĐỘNG SAU THAY VAN HAI LÁ 31
1.3.1. Trên thế giới 31
1.3.2. Tại Việt Nam 32

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 33
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 33
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 34
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 35
2.2.2. Các bước tiến hành nghiên cứu 35
2.2.3. Thời gian thu thập số liệu 36
2.2.4. Các tiêu chuẩn đánh giá một số thông số nghiên cứu 36
2.2.5. Các thông số nghiên cứu dọc 44
2.2.6. Các phương tiện nghiên cứu 45
2.3. XỬ LÍ SỐ LIỆU 46
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 48
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 48
3.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HUYẾT ĐỘNG TRƯỚC PHẪU THUẬT THAY VAN HAI LÁ CƠ HỌC. 51
3.2.1. Đặc điểm lâm sàng 51
3.2.2. Đặc điểm xét nghiệm 52
3.2.3. Đặc điểm siêu âm tim 53
3.3. BIẾN ĐỔI LÂM SÀNG, HUYẾT ĐỘNG SAU PHẪU THUẬT THAY VAN HAI LÁ BẰNG VAN CƠ HỌC LOẠI SAINT JUDE MASTER. 59
3.3.1. Kết quả sớm sau phẫu thuật thay van hai lá 59
3.3.2. Kết quả trong thời gian 6 tháng sau phẫu thuật thay van hai lá 61
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 83
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BỆNH NHÂN BỆNH VAN HAI LÁ CÓ CHỈ ĐỊNH THAY VAN TẠI TTTM – BỆNH VIỆN E. 83
4.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HUYẾT ĐỘNG TRƯỚC PHẪU THUẬT THAY VAN HAI LÁ CƠ HỌC. 88
4.2.1. Đặc điểm lâm sàng 88
4.2.2. Đặc điểm xét nghiệm 90
4.2.3. Siêu âm Doppler tim 91
4.3. BIẾN ĐỔI LÂM SÀNG, HUYẾT ĐỘNG SAU PHẪU THUẬT THAY VAN HAI LÁ BẰNG VAN CƠ HỌC LOẠI SAINT JUDE MASTER 94
4.3.1. Kết quả sớm sau phẫu thuật 94
4.3.2. Kết quả sau phẫu thuật thay van hai lá 6 tháng 97
KẾT LUẬN 118
KIẾN NGHỊ 120
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
Bệnh án nghiên cứu
Danh sách bệnh nhân
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
ĐÃ ĐĂNG IN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Nguyễn Hồng Hạnh, Lê Ngọc Thành và cộng sự (2011), “Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật thay van hai lá cơ học đơn thuần tại Trung tâm Tim mạch bệnh viện E”, Tạp chí Y học Việt Nam 384, tr. 82-87.
2. Nguyễn Hồng Hạnh, Phạm Nguyên Sơn và cộng sự (2011), “Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân được thay van hai lá cơ học đơn thuần tại Trung tâm Tim mạch bệnh viện E”, Tạp chí Y học Việt Nam 384, tr. 88-93.
3. Nguyễn Hồng Hạnh, Phạm Nguyên Sơn, Lê Ngọc Thành (2012), “Đánh giá các yếu tố dự báo chuyển nhịp thành công sau phẫu thuật thay van hai lá cơ học ở bệnh nhân bệnh van hai lá có rung nhĩ”, Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, phụ bản của tập 16, số 1, tr. 373-376.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Huy Dung (1970), “Về tình hình thấp tim và thấp khớp cấp”, Nội khoa, (1), Tổng hội Y dược Việt Nam, tr. 8-14.
2. Phạm Tử Dương (2000), “Các thuốc điều trị rối loạn nhịp tim”, Thuốc Tim mạch, NXB Y học, tr. 93-172.
3. Viên Văn Đoan (2006), Nghiên cứu kháng thể kháng Streptolysin O, những yếu tố nguy cơ và biện pháp phòng chống bệnh thấp tim, Luận án tiến sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội.
4. Chu Minh Hà (2008), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của thấp tim và hiệu lực của phòng thấp cấp II tại Hải Phòng, Luận án tiến sỹ Y học – Học viện Quân Y.
5. Hồ Sỹ Hà (2002), Nghiên cứu lâm sàng và thay đổi siêu âm doppler trong thấp tim cấp ở trẻ em, Luận án tiến sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội.
6. Bùi Thị Hiệp, Tô Văn Hải, Dương Thị Bình (1997), “Tình hình mắc bệnh viêm xoang, mũi họng và bệnh thấp tim ở 5525 trẻ em thuộc lứa tuổi học đường”, Y học thực hành 9, tr. 30-32.
7. Nguyễn Phú Kháng (2001), Lâm sàng Tim mạch, NXB Y học.
8. Hội Tim mạch học Việt Nam (2006), Khuyến cáo về các bệnh lí tim mạch và chuyển hóa giai đoạn 2006-2010, NXB Y học.
9. Phạm Mạnh Hùng (2006), Nghiên cứu kết quả sớm và trung hạn của nong van hai lá bằng bóng Inoue trong điều trị bệnh van hai lá, Luận án tiến sĩ y học, Đại học Y Hà Nội.
10. Vũ Quỳnh Nga, Nguyễn Lân Việt (2011), “Những biến đổi sớm về huyết động và chức năng thất trái ở các bệnh nhân phẫu thuật thay van hai lá cơ học loại Sorin Bicarbon”, Tim mạch học Việt Nam 57, tr. 22-29.
11. Nguyễn Thu Nhạn (1999), Tình hình thấp tim và bệnh tim do thấp ở trẻ em tại các tỉnh miền Bắc Việt Nam, Báo cáo tổng kết đề tài NCKH cấp Bộ.
12. Đặng Hanh Sơn (2007), “Nghiên cứu kết quả phẫu thuật thay van hai lá bằng van cơ học Sorin tại bệnh viện Tim Hà Nội”, Luận án tiến sĩ y học, Học Viện Quân Y.
13. Nguyễn Xuân Thành, (2010), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật thay van hai lá có huyết khối nhĩ trái tại bệnh viện Việt Đức”, Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y Hà Nội.
14. Phạm Hồng Thi, Phạm Gia Khải (2002), “Kết quả bước đầu của việc phòng thấp cấp 2 và quản lý theo dõi, điều trị cho bệnh nhân thấp tim và bệnh tim do thấp ở một số tỉnh miền Bắc”, Tim mạch học 29, tr. 662-666.
15. Huỳnh Văn Thơ (2003), Nghiên cứu một số đặc điểm thấp tim và bệnh tim do thấp ở Tây Nguyên, Luận án tiến sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội.
16. Hồ Huỳnh Quang Trí (2010), Nghiên cứu tiến triển của hở van ba lá sau phẫu thuật van hai lá ở người bệnh van tim hậu thấp, Luận án tiến sỹ Y học, Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh.
17. Hồ Huỳnh Quang Trí, Phạm Nguyễn Vinh (2002), “Kết quả dài hạn của điều trị chuyển nhịp xoang cho bệnh nhân rung nhĩ mạn sau phẫu thuật bệnh van hai lá hậu thấp”, Y học TP Hồ Chí Minh 6, phụ bản của số 1, tr. 19-23.
18. Hồ Huỳnh Quang Trí, Phạm Nguyễn Vinh (2002), “Nghiên cứu dùng amiodaron duy trì nhịp xoang cho bệnh nhân rung nhĩ mãn sau phẫu thuật van hai lá”, Y học TP Hồ Chí Minh 6, phụ bản của số 1, tr. 81-85.
19. Hồ Huỳnh Quang Trí, Phạm Nguyễn Vinh (2007), “Phẫu thuật thay van hai lá nhân tạo tại Viện Tim: Tổng kết kinh nghiệm sau gần 10 năm”, Y học TP Hồ Chí Minh 11, tr. 162-171.
20. Viện Tim mạch Việt Nam (2008), Bài giảng siêu âm doppler tim, Phòng chỉ đạo tuyến, Hà Nội, tr. 52-68.
21. Nguyễn Lân Việt và cs (2003), Thực hành bệnh tim mạch, NXB Y học, tr. 241-279, 343-361.
22. Phạm Nguyễn Vinh (2006), Siêu âm tim và bệnh lý Tim mạch, (1), NXB Y học, tr. 15-36.
23. Phạm Nguyễn Vinh (2006), Siêu âm tim và bệnh lý Tim mạch, (2), NXB Y học, tr. 53-94, 405-433.
24. Phạm Nguyễn Vinh (2008), Bệnh học Tim mạch, (2), NXB Y học, tr. 15-41.
25. Nguyễn Anh Vũ (2010), Siêu âm tim cập nhật chẩn đoán, NXB đại học Huế, tr. 53-124.

Leave a Comment