Nghiên cứu biến đổi mức lọc cầu thận, độ thẩm thấu nước tiểu ở bệnh nhân trước và sau tán sỏi niệu quản ngược dòng bằng nội soi
Luận án tiến sĩ y học Nghiên cứu biến đổi mức lọc cầu thận, độ thẩm thấu nước tiểu ở bệnh nhân trước và sau tán sỏi niệu quản ngược dòng bằng nội soi.Sỏi niệu quản là một bệnh lý thường gặp trên thế giới cũng như tại Việt Nam, có thể gặp đơn lẻ hoặc kết hợp các vị trí khác như đài bể thận, nhu mô thận, bàng quang [1],[2],[3]. Sỏi niệu quản được xuất phát hình thành từ các ống thận bao gồm ống lượn gần, ống lượn xa, ống góp và quai henle. Quá trình hình thành sỏi cho đến nay vẫn chưa rõ cơ chế, tuy nhiên có một số thuyết giải thích cho sự hình thành sỏi liên quan đến sự hình thành các “hạt tự do” trong ống thận, các hạt này kết tinh dính lại với nhau tăng dần kích thước [4],[5]. Với những hạt kích thước nhỏ, có thể trôi theo ống thận, xuống bể thận, niệu quản qua bàng quang và ra ngoài, cũng có thể các hạt lớn dính và mắc tại các ống thận (sỏi thận) hoặc đài bể thận, hoặc niệu quản [4],[5].
Tổn thương tại thận do sỏi niệu quản bao gồm quá trình ứ niệu ngược dòng, quá trình viêm tại nhu mô thận, vi khuẩn sống trong môi trường nước tiểu ứ đọng dễ sinh sôi nảy nở gây viêm thận bể thận sau sỏi [6],[7],[8]. Ở bệnh nhân sỏi niệu quản, đặc biệt các tình trạng tắc nghẽn gây ứ niệu, giãn đài bể thận một bên hoặc hai bên, có thể ảnh hưởng đến chức năng thận. Chức năng cô đặc của thận do ống thận đảm nhận sẽ bị thay đổi đầu tiên ở người bệnh có sỏi niệu quản. Nếu không được can thiệp, tình trạng giãn đài – bể thận, ống thận có thể gây tổn thương cầu thận, làm chức năng lọc của cầu thận giảm. Hậu quả cuối cùng của người bệnh có sỏi niệu quản gây viêm thận – bể thận là bệnh thận giai đoạn cuối (BTGĐC), bệnh nhân cần phải điều trị thay thế bằng lọc máu hoặc ghép thận. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ bệnh nhân bệnh thận mạn tính (BTMT) do viêm thận – bể thận mạn tính gặp từ 13,2 – 16,9% các bệnh nhân mắc bệnh thận tại Việt Nam [9],[10],[11]. Đánh giá mức lọc cầu thận (MLCT) cũng như độ thẩm thấu nước tiểu (ĐTTNT) có ý nghĩa trong lâm sàng thực hành điều trị bệnh nhân sỏi niệu quản để xác định gián tiếp tình trạng tổn thương thận (thay đổi chức năng lọc của cầu thận và chức năng cô đặc của ống thận) ở bệnh nhân sỏi niệu quản, giúp các nhà tiết niệu và thận học can thiệp sớm sỏi niệu quản cho bệnh nhân.
Điều trị sỏi niệu quản bằng biện pháp tán sỏi ngược dòng bằng nội soi là một biện pháp hiệu quả, dễ làm và ít biến chứng. Theo khuyến cáo của Hội Tiết niệu – Thận học Việt Nam cũng như Hội Tiết niệu Châu Âu năm 2018, sỏi niệu quản ở bất kỳ vị trí nào đều có thể tán sỏi nội soi ngược dòng mà điều trị nội khoa thất bại, tuy nhiên sỏi niệu quản 1/3 dưới tán được ưu tiên [12],[13]. Kỹ thuật tán sỏi này được thực hiện tại nhiều bệnh viện từ tuyến tỉnh tới tuyến trung ương, tại khoa ngoại niệu đến khoa nội thận – tiết niệu, đã có nhiều thông báo với kết quả tốt [14],[15],[16]. Tuy nhiên, nghiên cứu về biến đổi MLCT và ĐTTNT trước và sau tán sỏi niệu quản ngược dòng bằng nội soi, đặc biệt đánh giá các yếu tố liên quan đến hồi phục chức năng thận sau tán sỏi còn chưa nhiều. Với những lý do trên, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu biến đổi mức lọc cầu thận, độ thẩm thấu nước tiểu ở bệnh nhân trước và sau tán sỏi niệu quản ngược dòng bằng nội soi ” nhằm hai mục tiêu:
1. Khảo sát mức lọc cầu thận, độ thẩm thấu nước tiểu ở bệnh nhân sỏi niệu quản có chỉ định điều trị tán sỏi ngược dòng bằng nội soi.
2. Đánh giá biến đổi mức lọc cầu thận, độ thẩm thấu nước tiểu sau tán sỏi niệu quản bằng nội soi ngược dòng 1 tuần và 6 tháng.
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU xii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ix
DANH MỤC HÌNH x
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN 3
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ SỎI NIỆU QUẢN 3
1.1.1. Sỏi tiết niệu và một số yếu tố nguy cơ hình thành sỏi 3
1.1.2. Quá trình hình thành sỏi niệu quản 9
1.1.3. Lâm sàng, cận lâm sàng, biến chứng, chẩn đoán, điều trị sỏi niệu quản 16
1.2. THAY ĐỔI CHỨC NĂNG LỌC CỦA CẦU THẬN VÀ CHỨC NĂNG CÔ ĐẶC CỦA ỐNG THẬN Ở BỆNH NHÂN SỎI NIỆU QUẢN 23
1.2.1. Biến đổi chức năng lọc của cầu thận ở bệnh nhân sỏi niệu quản 23
1.2.2. Suy giảm chức năng ống thận ở bệnh nhân sỏi niệu quản 32
1.3. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ THAY ĐỔI MỨC LỌC CẦU THẬN, ĐỘ THẨM THẤU NƯỚC TIỂU Ở BỆNH NHÂN TRƯỚC VÀ SAU TÁN SỎI 36
1.3.1. Nghiên cứu nước ngoài 36
1.3.2. Nghiên cứu trong nước 39
CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 41
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân nghiên cứu 41
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 41
2.2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 42
2.2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 42
2.2.3. Các tiêu chuẩn chẩn đoán, phân loại sử dụng trong nghiên cứu 51
2.3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 55
2.4. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU 56
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 58
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 58
3.1.1. Đặc điểm tuổi, giới và chỉ số khối cơ thể 58
3.1.2. Một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 59
3.2. ĐẶC ĐIỂM MỨC LỌC CẦU THẬN, ĐỘ THẨM THẤU NƯỚC TIỂU Ở NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU 65
3.2.1. Đặc điểm mức lọc cầu thận và độ thẩm thấu nước tiểu ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu 65
3.2.2. Liên quan giữa mức lọc cầu thận, độ thẩm thấu nước tiểu với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân nghiên cứu 67
3.3. BIẾN ĐỔI MỨC LỌC CẦU THẬN VÀ ĐỘ THẨM THẤU NƯỚC TIỂU SAU CAN THIỆP NỘI SOI TÁN SỎI NIỆU QUẢN NGƯỢC DÒNG 76
3.3.1. Kết quả của biện pháp nội soi tán sỏi ngược dòng 76
3.3.2. Biến đổi mức lọc cầu thận, độ thẩm thấu nước tiểu trước và sau 1 tuần tán sỏi 78
3.3.3. Biến đổi mức lọc cầu thận, độ thẩm thấu nước tiểu trước và sau tán sỏi 6 tháng 83
Chương 4: BÀN LUẬN 89
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 89
4.1.1. Đặc điểm tuổi, giới và chỉ số khối cơ thể 89
4.1.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 90
4.2. ĐẶC ĐIỂM MỨC LỌC CẦU THẬN, ĐỘ THẨM THẤU NƯỚC TIỂU Ở BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU 96
4.2.1. Đặc điểm mức lọc cầu thận và độ thẩm thấu nước tiểu ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu 96
4.2.2. Liên quan giữa mức lọc cầu thận, độ thẩm thấu nước tiểu với một số đặc điểm bệnh nhân sỏi niệu quản 101
4.3. BIẾN ĐỔI MỨC LỌC CẦU THẬN, ĐỘ THẨM THẤU NƯỚC TIỂU SAU 1 TUẦN VÀ 6 THÁNG TÁN SỎI NIỆU QUẢN NGƯỢC DÒNG BẰNG NỘI SOI 108
4.3.1. Kết quả chung của kỹ thuật 108
4.3.2. Biến đổi mức lọc cầu thận và độ thẩm thấu nước tiểu sau 1 tuần tán sỏi niệu quản bằng nội soi ngược dòng 111
4.3.3. Biến đổi mức lọc cầu thận và độ thẩm thấu nước tiểu sau 6 tháng 114
4.4. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI 118
KẾT LUẬN 119
KIẾN NGHỊ 121
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng Tên bảng Trang
2.1. Một số loại thuốc được sử dụng trong thời gian bệnh nhân nằm viện 47
2.2. Phân loại rối loạn lipid máu 52
2.3. Phân loại quốc tế chỉ số khối cơ thể trên người trưởng thành 53
2.4. Các chỉ số sinh hoá biến đổi 53
3.1. Đặc điểm tuổi bệnh nhân nghiên cứu (n=183) 58
3.2. Đặc điểm chỉ số khối cơ thể nhóm bệnh nhân nghiên cứu (n=183) 59
3.3. Đặc điểm bệnh kết hợp 59
3.4. Tần suất xuất hiện lý do vào viện 60
3.5. Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân sỏi tiết niệu 60
3.6. Tiền sử mắc sỏi và vị trí sỏi 61
3.7. Đặc điểm nước tiểu 10 thông số 62
3.8. Đặc điểm siêu âm thận tiết niệu 62
3.9. Đặc điểm các chỉ số huyết học 63
3.10. Kết quả một số xét nghiệm cận lâm sàng nhóm nghiên cứu 64
3.11. Đặc điểm mức lọc cầu thận và độ thẩm thấu nước tiểu nhóm bệnh nhân nghiên cứu (n=183) 65
3.12. Tỷ lệ bệnh nhân thay đổi mức lọc cầu thận, độ thẩm thấu nước tiểu nhóm bệnh nhân nghiên cứu (n=183) 65
3.13. Phân bố bệnh nhân theo tình trạng giảm mức lọc cầu thận, độ thẩm thấu nước tiểu (n=183) 66
3.14. Liên quan với giới 67
3.15. Liên quan với tuổi cao 68
3.16. Liên quan với tăng huyết áp 69
3.17. Liên quan với tình trạng đái tháo đường 70
3.18. Liên quan với mức độ giãn đài bể thận 71
3.19. Liên quan với tình trạng bệnh thận mạn 72
3.20. Hồi quy logistic các yếu tố nguy cơ giảm mức lọc cầu thận 73
3.21. Hồi quy logistic các yếu tố nguy cơ giảm độ thẩm thấu nước tiểu 73
3.22. Đặc điểm về một số chỉ số đánh giá kỹ thuật can thiệp 76
3.23. Tỷ lệ bệnh nhân theo các tai biến, biến chứng (n=183) 77
3.24. Biến đổi số lượng bệnh nhân qua các thời điểm theo dõi 77
3.25. So sánh nồng độ ure, creatinine, điện giải máu trước và sau 1 tuần can thiệp (n=87) 78
3.26. So sánh mức lọc cầu thận, độ thẩm thấu nước tiểu trước và sau 1 tuần can thiệp (n=87) 79
3.27. Đặc điểm biến đổi mức lọc cầu thận và độ thẩm thấu nước tiểu sau 1 tuần can thiệp (n=87) 80
3.28. So sánh nồng độ ure, creatinine, điện giải máu trước và sau 6 tháng can thiệp (n=41) 83
3.29. So sánh mức lọc cầu thận, độ thẩm thấu nước tiểu trước và sau 6 tháng can thiệp (n=41) 84
3.30. Đặc điểm biến đổi mức lọc cầu thận và độ thẩm thấu nước tiểu sau 6 tháng can thiệp (n=41) 85