NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI NỒNG ĐỘ HOMOCYSTEIN MÁU VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ Ở BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN CHẠY THẬN NHÂN TẠO CHU KỲ 

NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI NỒNG ĐỘ HOMOCYSTEIN MÁU VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ Ở BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN CHẠY THẬN NHÂN TẠO CHU KỲ 

NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI NỒNG ĐỘ HOMOCYSTEIN MÁU VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ Ở BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN CHẠY THẬN NHÂN TẠO CHU KỲ .Suy thận mạn là hậu quả của các bệnh thận mạn tính, gặp phổ biến trong lâm sàng và ngày càng gia tăng. Agodoa L.Y dựa theo báo cáo của Hệ thống dữ liệu Thận Hoa Kỳ cho thấy bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối năm 1993 là 462.000 người và khoảng 94.000 bệnh nhân đang sống với thận ghép. Theo các tác giả J. Guiserx, Pouteil-Noble-Claire, Simon-P ở Pháp, số bệnh nhân đang được điều trị bằng lọc máu và ghép thận ngày càng gia tăng nhanh chóng, rất tốn kém chi phí điều trị [37],[169],[173],[175].

Ở Việt Nam số người suy thận cấp và mạn chiếm tỉ lệ 40,4% bệnh nhân được điều trị tại khoa Nội thận – Tiết niệu Bệnh viện Bạch Mai từ 1991-1995 và bệnh nhân đang sống nhờ lọc máu chu kỳ ngày càng nhiều [4].
Ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối, tử vong do biến chứng tim mạch chiếm hàng đầu và tăng gấp 10 đến 30 lần so với quần thể chung sau khi đã hiệu chỉnh tuổi, giới, chủng tộc và đái tháo đường. Phì đại thất trái, suy tim và xơ vữa động mạch là những nguyên nhân chính của tử vong tim mạch [104].
Theo tác giả Kes P những yếu tố nguy cơ tim mạch được nhận biết trong nghiên cứu Framingham như giới nam, nguồn gốc chủng tộc, đái tháo đường, hút thuốc lá cũng được tìm thấy ở những bệnh nhân suy thận mạn giai đọan cuối nhưng không đủ giải thích tình trạng tăng tử vong tim mạch ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ, nên những vấn đề như rối loạn nước – điện giải, thiếu máu, tăng nồng độ homocystein máu, tăng lipoprotein(a), nhiễm khuẩn và tăng hình thành huyết khối là những yếu tố liên quan đến sự gia tăng tỉ lệ tử vong ở nhóm bệnh nhân này cần phải được nghiên cứu điều trị [103]. 
Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy có sự tương quan nghịch giữa nồng độ homocystein máu với chức năng thận và ở bệnh nhân suy thận mạn sự gia tăng nồng độ homocystein máu dẫn đến tăng gấp 20 lần nguy cơ bệnh lý mạch máu [166].
      Trên thế giới đã có nhiều tác giả nghiên cứu về homocystein máu ở những bệnh nhân suy thận mạn giai đọan cuối chưa hoặc đang lọc máu và đánh giá sự tương quan giữa nồng độ homocystein máu với độ lọc cầu thận, tỉ lệ tử vong, từ đó đưa ra những biện pháp điều trị nhằm hạ thấp nguy cơ tim mạch ở nhóm bệnh nhân này [58],[127],[167]. 
      Tại Việt Nam, đã có tác giả nghiên cứu rối loạn homocystein máu ở bệnh nhân bị bệnh mạch vành [14], bệnh nhân tai biến mạch máu não [9], bệnh nhân suy thận mạn các giai đoạn chưa lọc máu [27] và bệnh nhân suy thận mạn lọc máu bằng thận nhân tạo chu kỳ [32]. Tuy nhiên nghiên cứu nồng độ homocystein máu và đánh giá hiệu quả điều trị tăng homocystein máu ở bệnh nhân suy thận mạn lọc máu bằng thận nhân tạo chu kỳ qua các tài liệu chúng tôi tham khảo được cho đến nay chưa có công trình nào đề cập đến.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
1. Khảo sát sự biến đổi nồng độ homocystein máu và tương quan giữa nồng độ homocystein với tuổi, huyết áp, nồng độ axit folic, vitamin B12, hemoglobin, albumin máu ở bệnh nhân suy thận mạn lọc máu bằng thận nhân tạo chu kỳ.
2. Đánh giá hiệu quả điều trị tăng homocystein máu sau một lần lọc máu bằng thận nhân tạo, sau 4 tuần thận nhân tạo chu kỳ đơn thuần và thận nhân tạo chu kỳ kết hợp thuốc axit folic, vitamin B6, vitamin B12.
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3.1. Ý nghĩa khoa học
– Đề tài nghiên cứu nhằm xác minh vai trò của tăng homocystein máu là một trong những yếu tố nguy cơ của bệnh lý tim mạch, một bệnh lý gây tử vong chính ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối lọc máu bằng thận nhân tạo chu kỳ. Qua nghiên cứu cho thấy điều trị phối hợp axit folic, vitamin B6, vitamin B12 làm giảm đáng kể nồng độ homocystein máu ở bệnh nhân suy thận mạn lọc máu bằng thận nhân tạo chu kỳ.
– Định lượng nồng độ homocystein, folat và vitamin B12 huyết thanh bằng phương pháp miễn dịch hóa phát quang là xét nghiệm mới, có độ chính xác cao. Từ kết quả xét nghiệm giúp cho người thầy thuốc lâm sàng theo dõi điều trị tăng homocystein máu nhằm hạn chế nguy cơ bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân suy thận mạn giai đọan cuối.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
– Đề tài có ý nghĩa thực tiễn vì đóng góp thêm cho các thầy thuốc lâm sàng một yếu tố nguy cơ bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân suy thận mạn giai đọan cuối lọc máu bằng thận nhân tạo chu kỳ.
– Điều trị bằng axit folic, vitamin B6 và vitamin B12 là những loại thuốc dễ tìm và rẻ tiền, có tác dụng giảm đáng kể nồng độ homocystein máu, giúp hạn chế những biến chứng tim mạch, góp phần gia tăng thời gian sống của bệnh nhân suy thận mạn giai đọan cuối, đồng thời làm tăng hiệu quả điều trị của lọc máu bằng thận nhân tạo chu kỳ, một trong các biện pháp điều trị thay thế thận suy được áp dụng chủ yếu trên thế giới cũng như Việt Nam hiện nay ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối.   
4. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
– Xác định được nồng độ homocystein máu gia tăng đáng kể ở bệnh nhân suy thận mạn lọc máu bằng thận nhân tạo chu kỳ. Sự gia tăng nồng độ của homocystein có liên quan đến tuổi, nồng độ axit folic, vitamin B6, vitamin B12 và các chỉ điểm sinh học khác trong máu.
– Qua nghiên cứu cho thấy sau mỗi lần lọc máu bằng thận nhân tạo, nồng độ homocystein máu có giảm xuống nhưng sẽ gia tăng trở lại như cũ ở lần lọc máu kế tiếp và lọc máu bằng thận nhân tạo chu kỳ đơn thuần không làm thay đổi nồng độ homocystein máu trong suốt thời gian theo dõi.
– Điều trị phối hợp axit folic, vitamin B6 và vitamin B12 làm giảm đáng kể nồng độ homocystein trước lọc máu, góp phần hạn chế biến chứng tim mạch, giảm nguy cơ tử vong ở bệnh nhân suy thận mạn lọc máu bằng thận nhân tạo chu kỳ.

MỤC LỤC                                                                                                                                                     Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình và biểu đồ

ĐẶT VẤN ĐỀ    1
1. Tính cấp thiết của đề tài    1
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án    2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài    3
4. Đóng góp mới của luận án    3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU    4
1.1. Đại cương về suy thận mạn    4
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiên lượng ở bệnh nhân lọc máu bằng 
       thận nhân tạo chu kỳ     8    
1.3. Chuyển hóa homocystein bình thường  trong cơ thể    13
1.4. Chuyển hóa homocystein ở bệnh nhân suy thận mạn    19
1.5. Điều trị tăng homocystein máu ở bệnh nhân suy thận mạn 
       giai đọan cuối …    28
1.6. Tác dụng dược lý của các thuốc được sử dụng trong nghiên cứu    33
1.7. Các nghiên cứu về homocystein trong và ngoài nước    35
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    38
2.1. Đối tượng nghiên cứu    38
2.2. Phương pháp nghiên cứu    45
2.3. Các thuốc được sử dụng trong nghiên cứu    58
2.4. Phương pháp xử lý số liệu    59
2.5. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu    61
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    62
3.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu    62
3.2. Kết quả định lượng nồng độ homocystein, folat, vitamin B12    70
3.3. Khảo sát các mối tương quan ở nhóm bệnh    80
3.4. Hiệu quả điều trị tăng homocystein máu     84
Chương 4: BÀN LUẬN    90
4.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu    91                                                                                     
4.2. Nồng độ homocystein, Folat, vitamin B12 ở các nhóm nghiên cứu    96 
4.3. Tương quan giữa homocystein với các yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng..    106
4.4. Đánh giá hiệu quả điều trị tăng homocystein ở bệnh nhân 
        suy thận mạn giai đọan cuối     111
KẾT LUẬN      124
KIẾN NGHỊ    126
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
 
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng                         Tên bảng                                                                       
2.1.         Phân giai đọan suy thận mạn     40
2.2.         Phân độ tăng huyết áp theo hướng dẫn của Hội Tim mạch học
               Việt Nam ……………………………………………………………..    42
2.3.         Phân độ thiếu máu dựa theo nồng độ Hemoglobin    …………………    42
2.4.         Bảng phân độ suy dinh dưỡng dựa vào nồng độ Albumin máu    42
2.5.        Phân độ tăng homocystein máu       43
2.6.        Phân độ rối loạn lipid máu      44
2.7.        Pha hóa chất để định lượng Creatinin    53
2.8.        Pha dịch ly tâm để định lượng Creatinin       53
2.9.        Đánh giá hệ số tương quan giữa n, r, p       60
3.1.        So sánh tuổi theo giới giữa nhóm chứng và nhóm bệnh     62                                                                                           
3.2.        Phân bố theo nguyên nhân gây suy thận mạn     64
3.3.        So sánh trị số huyết áp giữa nhóm chứng và nhóm bệnh    64
3.4.        Tỉ lệ tăng huyết áp và trị số huyết áp của nhóm suy thận mạn     65
3.5.        Phân độ tăng huyết áp của nhóm suy thận mạn theo hướng dẫn
              của Hội Tim mạch học Việt Nam    65
3.6.        Phân độ suy tim theo NYHA ở bệnh nhân suy thận mạn    66
3.7.        Nồng độ Hemoglobin ở bệnh nhân lọc máu bằng 
              thận nhân tạo chu kỳ     67
3.8.       Nồng độ Hematocrit ở bệnh nhân lọc máu bằng thận nhân tạo chu kỳ      68
3.9.       Phân độ suy dinh dưỡng theo nồng độ Albumin của nhóm bệnh     68
3.10.      Nồng độ các thành phần Lipid ở nhóm lọc máu bằng thận nhân tạo     69
3.11.      So sánh kết quả các thành phần Lipid máu giữa nhóm 
               suy thận mạn có và không tăng huyết áp    70 
3.12.      So sánh nồng độ homocystein, Folat, vit B12 
           giữa nhóm chứng và nhóm bệnh    70
3.13.      So sánh nồng độ homocystein, Folat, vitamin B12 
              giữa nam và nữ nhóm chứng     71 
3.14.      So sánh nồng độ homocystein, Folat, vitamin B12 
                giữa nam và nữ nhóm bệnh    72
3.15.      So sánh nồng độ homocystein, Folat, Vit B12 
              theo nhóm tuổi và giới của nhóm chứng    72                                    
3.16.     Nồng độ homocystein, Folat, vitamin B12 
              theo nhóm tuổi, giới của nhóm bệnh     73
3.17.      So sánh nồng độ homocystein theo nhóm tuổi và giới 
              giữa nhóm chứng và nhóm bệnh    74
3.18.      So sánh nồng độ Hcy, Folat, vitamin B12 giữa nhóm 
              viêm cầu thận mạn và viêm thận bể thận mạn    75
3.19.      So sánh nồng độ homocystein, folat và Vitamin B12 giữa nhóm
              tăng huyết áp  và nhóm không tăng huyết áp       76
3.20.      So sánh nồng độ homocystein, folat và Vitamin B12 giữa các 
              độ tăng huyết áp      77
3.21.      So sánh nồng độ homocystein, Folat, vitamin B12 giữa 
              nhóm không suy tim và có suy tim       78
3.22.      Tỉ lệ tăng homocystein ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo chu kỳ     78
3.23.      Tương quan giữa Homocystein với tuổi và huyết áp ở  nhóm bệnh
              có tăng homocystein máu và nhóm bệnh chung      80
3.24.      Tương quan giữa Homocystein với các thông số cận lâm sàng ở 
                nhóm bệnh có tăng Homocystein máu và nhóm bệnh chung    81
3.25.      Đánh giá hiệu quả lọc máu bằng thận nhân tạo qua 
              chỉ số PRU và Kt/V    84 
3.26.      So sánh nồng độ homocystein, folat, vitamin B12 trước và sau lọc máu
               bằng thận nhân tạo của nhóm bệnh với nhóm chứng     84
3.27.      Đánh giá hiệu quả lọc homocystein trước và sau lọc máu 4 giờ     85
3.28.      Tỉ lệ tăng homocystein sau 4 giờ lọc máu bằng thận nhân tạo     85
3.29.      So sánh các thông số trước lọc máu khi bắt đầu phân nhóm 
              điều trị giữa nhóm thận nhân tạo chu kỳ đơn thuần và 
              thận nhân tạo chu kỳ kết hợp thuốc ………… ……………………….85                                                                               
3.30.      So sánh nồng độ homocystein, Folat, vitamin B12 trước lọc máu khi            
              bắt đầu và sau 4 tuần lọc máu bằng thận nhân tạo chu kỳ đơn thuần…    86        
3.31.      Tỉ lệ tăng homocystein sau 4 tuần lọc máu bằng thận nhân tạo 
              chu kỳ đơn thuần…    86        

3.32.     So sánh nồng độ homocystein  trước lọc máu khi bắt đầu 
              và sau 4 tuần lọc máu bằng thận nhân tạo chu kỳ kết hợp
             với axit folic, vitamin B6 và vitamin B12    87                                                                                         
3.33.      Đánh giá hiệu quả điều trị tăng homocystein sau 4 tuần bằng 
              thận nhân tạo kết hợp thuốc    88
3.34.      Đánh giá tỉ lệ tăng homocystein máu sau 4 tuần 
              điều trị thận nhân tạo kết hợp thuốc    88
3.35.      So sánh nồng độ homocystein trung bình giữa nhóm chứng với
                nhóm điều trị thận nhân tạo đơn thuần và nhóm điều trị thận nhân tạo
                kết hợp thuốc sau 4 tuần    89     

DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
  
Hình                          Tên hình                                                                        

1.1.       Hcy và các phức hợp disulfide trong huyết tương    14
1.2.       Sơ đồ tổng quát chuyển hóa methionin – Hcy     14
1.3.       Mảng xơ vữa động mạch không ổn định và cơ chế nứt vỡ      22
1.4.       Cơ chế gây huyết khối xơ vữa của Hcy     25
2.1.       Máy thận nhân tạo     47
2.2.       Hệ thống tạo nước mềm    48
2.3.       Hệ thống tạo nước RO    48
2.4.       Hệ thống máy Bayer ADVIA Centaur    54
2.5.       Hệ thống máy Bayer ADVIA 1650 xét nghiệm sinh hóa     57
2.6.       Hộp thuốc và vỉ thuốc axit Folic     58
2.7.       Hộp thuốc và vỉ thuốc vitamin B6     58
2.8.       Hộp thuốc và ống thuốc vitamin B12     59 

Sơ đồ                Tên sơ đồ                                                                                                                                                                                                                                                                     
2.1.       Sơ đồ hoạt động máy thận nhân tạo        47
2.2.       Mô hình nghiên cứu       61

Biểu đồ            Tên biểu đồ                                                                             

3.1.       Phân bố theo nhóm tuổi của các nhóm nghiên cứu    63 
3.2.       Phân bố nguyên nhân gây suy thận mạn      64
3.3.       Phân bố tỉ lệ tăng huyết áp ở bệnh nhân suy thận mạn     66
3.4.       Tỉ lệ suy tim theo NYHA ở bệnh nhân lọc máu bằng TNTCK    66                                                                           
3.5.       Tỉ lệ suy dinh dưỡng theo nồng độ Albumin của nhóm bệnh    69
3.6.       So sánh nồng độ homocystein, Folat, vit B12 giữa nhóm chứng 
              và nhóm bệnh    71
3.7.       Nồng độ homocystein theo nhóm tuổi của nhóm chứng       73
3.8.       Nồng độ homocystein theo nhóm tuổi của nhóm bệnh      74
3.9.       Nồng độ homocystein theo nhóm tuổi 
             giữa nhóm chứng và nhóm bệnh    75                                                        
3.10.     So sánh nồng độ homocystein giữa nhóm chứng và 
             nhóm bệnh có và không tăng huyết áp      76
3.11.     So sánh nồng độ homocystein theo phân độ tăng huyết áp 
             của nhóm bệnh     77
3.12.     Tỉ lệ tăng homocystein ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo chu kỳ     79
3.13.     Nồng độ trung bình theo độ tăng homocystein ở bệnh nhân lọc máu
              bằng thận nhân tạo chu kỳ …………………………………………    79
3.14.     Tương quan homocystein với tuổi của nhóm bệnh có tăng Hcy       80
3.15.     Tương quan homocystein với folat ở nhóm bệnh có tăng Hcy     81    
3.16.     Tương quan homocystein với Vitamin B12 ở nhóm bệnh có tăng Hcy      82
3.17.     Tương quan homocystein với Hemoglobin ở nhóm bệnh có tăng Hcy     82
3.18.     Tương quan homocystein với Hematocrit ở nhóm bệnh có tăng Hcy    83
3.19.     Tương quan homocystein với Albumin ở nhóm bệnh có tăng Hcy    83
3.20.     So sánh nồng độ homocystein trước và sau 4 tuần điều trị 
             giữa nhóm thận nhân tạo chu kỳ đơn thuần và thận nhân tạo
             chu kỳ kết hợp thuốc    

DANH MỤC NHỮNG CÔNG TRÌNH
ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

1.    Huỳnh Văn Nhuận (2005), “Chỉ số trở kháng RI và chỉ số mạch PI của động mạch thận ở bệnh nhân suy thận mạn độ III, IV”, Tạp chí Y học thực hành, số 3 (505), Trang 88 – 89.
2.     Huỳnh Văn Nhuận (2007), “Khảo sát nồng độ Homocystein máu ở người lớn bình thường tại thành phố Qui nhơn”, Tạp chí Y học thực hành, số 6 (573), ISSN 1859 – 1663, Trang 42 – 45.
3.  Huỳnh Văn Nhuận (2007), “Nghiên cứu nồng độ Homocystein và Lipoprotein (a) trong máu ở bệnh nhân suy thận mạn giai đọan cuối chạy thận nhân tạo chu kỳ”, Tạp chí Y học thực hành, số 8 (575 + 576), ISSN 1859-1663, Trang 102-105.
4.   Huỳnh Văn Nhuận  (2007), “Đánh giá hiệu quả điều trị tăng Homocystein máu bằng chạy thận nhân tạo ở bệnh nhân suy thận mạn giai đọan cuối”, Tạp chí Y học thực hành, số 9 (577+578), ISSN 1859-1663, Trang 125-128.
5.   Huỳnh Văn Nhuận  (2008), “Nghiên cứu hiệu quả điều trị tăng Homocystein máu ở bệnh nhân suy thận mạn chạy thận nhân tạo chu kỳ”, Tạp chí Y học thực hành, số 5 (608 + 609), ISSN 1859 – 1663, Trang 91 – 94.

 
TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT:
1.    Hoàng Bùi Bảo (2006), “Nghiên cứu rối loạn cân bằng Canxi-Photpho ở bệnh nhân suy thận mạn”, Luận án tiến sĩ Y học, Đại học Huế.
2.    Phạm Văn Bùi, La Thị Thanh Mai, Nguyễn Thuý Quỳnh Mai, Ngô Gia Hy (1994), “Nghiên cứu thống kê tình hình suy thận mạn tại Thành phố Hồ Chí Minh”, Hội nghị Pháp Việt Niệu học TP Hồ Chí Minh.
3.   Phạm Văn Bùi (2005), “Bổ sung acid amin bằng đường truyền tĩnh mạch trong lúc chạy thận nhân tạo để điều trị suy dinh dưỡng cho bệnh nhân suy thận mạn”, Y học thành phố Hồ Chí Minh,Tập 9, Phụ bản số 2,Trang 36-42.
4.   Trần Văn Chất, Nguyễn Thị Thịnh, Nguyễn Vĩnh Hưng, Chu Thị Tuyết, Đặng Đức Hảo (1995), “Tình hình bệnh thận- tiết niệu điều trị nội trú tại khoa thận BV Bạch Mai từ năm 1991-1995”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học 1995-1996 Bệnh viện Bạch Mai, Tập II, Nhà xuất bản Y Học, Trang 181-186. 
5.   Phan văn Danh, Nguyễn Sum (2000), “Bảng số thống kê”, Lý thuyết xác suất thống kê, Trường Đại học Đại cương Huế, Trang 203.
6.  Đinh Thị Kim Dung (2003), “Nghiên cứu rối loạn Lipoprotein ở bệnh nhân suy thận mạn”, Luận án tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
7.  Nguyễn Đức Hoàng, Lê Thanh Hải, Lê Chuyển, Hoàng Khánh (2005), “Nghiên cứu Homocystein máu và hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân đột quị”, Y học thực hành, Đại hội Nội tiết & Đái tháo đường quốc gia Việt Nam lần thứ 3, Trang 408-411. 
8.  Nguyễn Đức Hoàng, Lê Thanh Hải, Dương Vĩnh Linh, Lê Chuyển, Hoàng Khánh, Huỳnh Đình Chiến (2005), “Nghiên cứu nồng độ Homocystein máu, yếu tố nguy cơ mới ở bệnh nhân tai biến mạch máu não có tăng huyết áp ”, Tạp chí tim mạch học số 41, Hội nghị Tim mạch miền Trung mở rộng, Trang 500-507.
9.   Nguyễn Đức Hoàng (2007), “Nghiên cứu nồng độ Homocystein máu, một yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân tai biến mạch máu não tại bệnh viện Trung ương Huế”, Luận án Tiến sĩ y học, Trang 78-103.
10.   Đỗ Doãn Lợi (2002), “Nghiên cứu những biến đổi về hình thái, chức năng tim và huyết động bằng phương pháp siêu âm Doppler ở bệnh nhân suy thận mạn giai đọan 4”, Luận án tiến sĩ Y học, Học viện quân Y 103 Hà Nội.
11.  Huỳnh Văn Minh (2006), “Khuyến cáo của Hội Tim mạch học Việt Nam về chẩn đoán, điều trị, dự phòng tăng huyết áp ở người lớn”, Khuyến cáo về các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa giai đọan 2006-2010, Nhà xuất bản Y Học Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, Trang 1-52.
12.  Huỳnh Văn Minh (2007), “Suy tim”, Giáo trình sau Đại học Bệnh lý tim mạch, Trang 38-58. 
13.  Nguyễn Ngọc Minh (2007), “Đại cương về thiếu máu”, Bài giảng Huyết học – Truyền máu sau đại học, Bộ môn Huyết học, Trường Đại học Y khoa Huế, NXB Y học, Trang 165 – 179.
14. Nguyễn Hữu Khoa Nguyên, Đặng Vạn Phước (2003), “Tăng Homocystein máu và nguy cơ bệnh động mạch vành”, Y học thành phố Hồ Chí Minh, Tập 7, phụ bản của số 1, Trang 14 -18.
15.  Đỗ Trung Phấn, Nguyễn Thị Nữ, Nguyễn Hữu Toàn (1997), “Thăm khám bệnh nhân có rối loạn dòng hồng cầu”, Huyết học, Viện huyết học – truyền máu, Chương 10, Trang 141- 154.
16.  Cao Phi Phong (2002), “Tổng quan về chứng tăng Homocystein trong máu và đột quị”, w.w.w. Thankinhhoc.com 
17.  Cao Phi Phong (2003), “Nhận xét bước đầu Homocystein trong huyết thanh ở bệnh nhân đột quị thiếu máu cấp”, Hội nghị Khoa học kỹ thuật lần thứ 20 Trường Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, 21/3 chuyên ngành Thần kinh học. w.w.w. Thankinhhoc.com
18.  Nguyễn Thị Phòng (2005), “Nghiên cứu rối loạn lipid máu ở bệnh nhân suy thận mạn”, Luận án chuyên khoa cấp II, Đại học Y khoa Huế.
19.  Võ Phụng, Lê Thị Dung, Võ Tam và cộng sự (1999), “Nghiên cứu tình hình và đặc điểm suy thận mạn ở xã Phong sơn, tỉnh Thừa Thiên Huế”, Tạp chí Y học thực hành, số 368, Trang 11-13.
20.  Võ Phụng, Lê Thị Dung, Phan Thị Tuyết (1999), “Các chỉ số về thận nhân   tạo ở người lớn và trẻ em tại bệnh viện trung ương Huế”, Tạp chí Y học thực hành, số 368, Trang 14-16.
21.  Võ Phụng (2002), “Các phương pháp thăm dò chức năng thận”, Bài giảng sau đại học.
22.  Võ Phụng (2003), “Tổng quan điều trị suy thận mạn”, Bài giảng sau đại học. 
23.   Đặng Vạn Phước, Phạm Tử Dương, Vũ Đình Hải (2006), “Khuyến cáo của Hội Tim mạch học Việt Nam về chẩn đoán, điều trị rối loạn lipid máu”, Khuyến cáo về các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa giai đọan 2006-2010, Nhà xuất bản Y Học Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, Trang 365 – 387.
24. Trương Công Quyền, Lê văn Truyền, Lê Ngọc Trọng (2002),“Acid Folic” Dược thư quốc gia Việt Nam, Bộ Y Tế, Lần xuất bản thứ nhất, Hà Nội, Trang 99 – 100. 
25. Trương Công Quyền, Lê văn Truyền, Lê Ngọc Trọng (2002),“Vitamin B12” Dược thư quốc gia Việt Nam, Bộ Y Tế, Lần xuất bản thứ nhất, Hà Nội, Trang 332-333. 
26. Trương Công Quyền, Lê văn Truyền, Lê Ngọc Trọng (2002), “Vitamin B6” Dược thư quốc gia Việt Nam, Bộ Y Tế, Lần xuất bản thứ nhất, Hà Nội, Trang 843-844. 
27.  Đào Bùi Quý Quyền, Đặng Vạn Phước (2005), “Homocysteine trong suy thận mạn”, Y học thành phố Hồ Chí Minh, Tập 9, Phụ bản số 2, Trang 48-52.
28.  Võ Tam (2004), “Suy thận mạn”, Giáo trình thận-tiết niệu chuyên khoa I, Bộ môn Nội, Đại học Y khoa Huế, Trang 41-62.
29. Võ Tam (2004), “Các liệu pháp điều trị suy thận mạn”, Giáo trình thận-tiết niệu chuyên khoa I, Bộ môn Nội, Đại học Y khoa Huế, Trang 63-72.
30.  Võ Tam (2004), “Nghiên cứu tình hình và đặc điểm suy thận mạn ở người trưởng thành trong một số vùng thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế”, Luận án tiến sĩ Y học, Đại học Y khoa Huế.
31.  Hoàng Viết Thắng (2007), “Nghiên cứu biến chứng tăng huyết áp và rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân suy thận mạn giai đọan cuối”, Luận án tiến sĩ Y học, Đại học Y khoa Huế.   
32.  Lê Thị Đan Thùy, Phạm Văn Bùi (2005), “Khảo sát rối loạn Homocystein ở các bệnh nhân suy thận mạn lọc máu bằng thận nhân tạo định kỳ”, Y học thành phố Hồ Chí Minh, Tập 9, Phụ bản số 2, Trang 43-47.
33.  Vũ Đình Vinh (2001), Hướng dẫn sử dụng các xét nghiệm sinh hóa, Tái bản lần thứ hai, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
34.  Nguyễn Văn Xang, Đỗ Thị Liệu (2002), “Suy thận mạn”, Bài giảng bệnh  học Nội khoa, Trường Đại học Y Hà Nội, NXB Y học, trang 326-337.

Leave a Comment