Nghiên cứu biến đổi tim mạch trong bệnh Kawasaki ở trẻ em

Nghiên cứu biến đổi tim mạch trong bệnh Kawasaki ở trẻ em

Kawasaki là bệnh sốt cấp tính có viêm mạch hệ thống thường gặp ở trẻ em đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Bệnh có tính chất tự giới hạn, các triệu chứng lâm sàng thuyên giảm sau vài tuần mặc dù không được điều trị. Tuy nhiên bệnh để lại di chứng tổn thương ĐMV lên tới 25%. Ở các nước phát triển, Kawasaki đã trở thành nguyên nhân chính gây nên bệnh tim mắc phải ở trẻ em [6], [24], [25].

Mặc dù hơn 40 năm đã trôi qua kể từ ngày Kawasaki Tomisaku, người đầu tiên phát hiện ra bệnh, nhưng nguyên nhân gây bệnh vẫn là một bí ẩn chưa được hé mở hoàn toàn. Các đặc điểm dịch tễ học cũng như biểu hiện lâm sàng đã ủng hộ cho giả thuyết tác nhân gây bệnh là yếu tố nhiễm khuẩn [6], [28], [32], [40]. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa tìm ra được tác nhân gây bệnh cụ thể nào. Nhiều nghiên cứu đã đề cập đến vai trò của siêu kháng nguyên, của độc tố gây sốc hoặc của Coronavirus NL-63 nhưng vẫn chưa chứng minh được đầy đủ. Rowley Anne

H. và cộng sự nghiêng nhiều về giả thuyết đáp ứng miễn dịch IgA trong giai đoạn

cấp của bệnh với sự có mặt của các kháng nguyên ở đường tiêu hoá hay hô hấp. [32], [33], [34]. Hiểu biết về nguyên nhân và cơ chế gây bệnh là điều cần thiết giúp cho việc điều trị và phòng bệnh có hiệu quả. Trong chuyên đề này chúng tôi xin được đề cập đến:

1. Cơ chế bệnh sinh bệnh Kawasaki.

2. Cơ sở điều trị bệnh Kawasaki.

1. Cơ chế bệnh sinh bệnh Kawasaki

Trước khi đề cập đến bệnh sinh của bệnh Kawasaki, điều không thể bỏ qua là bệnh nguyên – những nguyên nhân gây bệnh bởi nó gắn liền với bệnh sinh và quá trình diễn biến của bệnh.

1.1. Bệnh nguyên:

Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu để tìm nguyên nhân gây bệnh nhưng cho đến nay vẫn còn nhiều điểm chưa sáng tỏ trong bệnh nguyên của bệnh Kawasaki. Các tác giả đã thống nhất đưa ra những tác nhân sau có thể là nguyên nhân gây bệnh của bệnh Kawasaki.

1.1.1. Tác nhân nhiễm trùng:

Hiện nay người ta vẫn chưa biết rõ nguyên nhân gây bệnh Kawasaki nhưng

yếu tố nhiễm trùng được nghĩ tới nhiều hơn cả vì: [6], [25], [32], [40].

Bệnh hay gặp vào mùa đông xuân, đây là thời gian có nhiều vi rút lưu hành trong năm.

Có thể xảy ra thành dịch

Có tính chất tự giới hạn và ít tái phát

Bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ nhưng hiếm gặp ở trẻ dưới 3 tháng tuổi. Điều này gợi ý đến vai trò bảo vệ của kháng thể từ mẹ truyền cho con.

Và cuối cùng bệnh khởi phát đột ngột với triệu chứng lâm sàng giống các bệnh nhiễm trùng khác (như sốt tinh hồng nhiệt, nhiễm adenovirut). Xét nghiệm công thức máu thấy số lượng bạch cầu tăng cao với công thức bạch cầu chuyển trái.

Tác nhân gây bệnh có thể là vi khuẩn, leptospires, rickettsia và virut. Dưới kính hiển điện tử, người ta nhận thấy có những cấu trúc giống rickettsia ở da, thành động mạch, hạch lympho và máu của những bệnh nhân Kawasaki. Yersinia pseudotuberculosis cũng được coi là tác nhân gây bệnh khi người ta phân lập được chúng từ những bệnh nhân bị bệnh giống Kawasaki ở Nhật. Tuy nhiên những bằng chứng tin cậy cũng chưa được đầy đủ.

Dưới đây là danh sách tác nhân nhiễm trùng gây bệnh Kawasaki đã được Rowley Anne H. thống kê: [33]

– Vi khuẩn: Propionibacterium acnes Yersinia Streptococci Staphylococci.

Ricketsia

Leptospires

Spirochtes

Nấm

Clamydia

Virus: Retro virus, Epstein- Barr virus, Parvo virus, Parainfluenza 2 hoặc 3, sởi, CoronavirusNL-63…

Tuy nhiên các phương pháp nuôi cấy vi sinh, phân lập tác nhân gây bệnh từ các dịch khác nhau của trẻ Kawasaki cũng như phương pháp gây bệnh trên động vật hay gần đây có sử dụng phương pháp phân tử để phát hiện tác nhân là acid nucleic, cũng chưa đủ bằng chứng để xác định một tác nhân gây bệnh cụ thể nào.

1.1.2. Tác nhân gây bệnh là siêu kháng nguyên:

Việc làm sáng tỏ nguyên nhân gây bệnh của bệnh Kawasaki sẽ giúp cho vấn đề điều trị có hiệu quả. Hiện nay nhiều nghiên cứu tập trung vào tác nhân gây bệnh là siêu kháng nguyên vi khuẩn [19], [21], [22]. Thuật ngữ siêu kháng nguyên được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1989 để mô tả một nhóm kháng nguyên (có bản chất là các protein ) nhưng khác biệt với các loại protein thông thường do có khả năng kích thích một lượng lớn tế bào lympho T [48]. Khoảng 30% tế bào lympho T bị kích thích bởi siêu kháng nguyên, trong khi chỉ có 1/10 000 đến 1/1 000 000 tế bào lympho T bị kích thích bởi các kháng nguyên thông thường. Siêu kháng nguyên là các tác nhân được chiết xuất từ vi khuẩn hoặc vi rút. Các siêu kháng nguyên này được coi là có tác dụng giống độc tố của liên cầu hoặc tụ cầu trong hội chứng sốc độc tố. Leung và cộng sự đã phân lập được vi khuẩn tụ cầu và liên cầu (đây là những vi khuẩn sản xuất ra siêu kháng nguyên TSST-1 –

 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment