Nghiên cưu biểu hiện lâm sàng các tác dụng không mong muốn cuả olanzapine và risperidone trên bệnh nhân tâm than phân liệt điều trị tại viện sức khoẻ tâm thần.

Nghiên cưu biểu hiện lâm sàng các tác dụng không mong muốn cuả olanzapine và risperidone trên bệnh nhân tâm than phân liệt điều trị tại viện sức khoẻ tâm thần.

Henri Laborit, một nhà phẫu thuật người Pháp có mong muốn là làm thế nào để giảm bớt sự lo lắng trước khi phẫu thuật của bênh nhân đã thuyết phục nhà sản xuất Rhone – Poulenc tìm một chất hoá dược làm cho bênh nhân trước khi phẫu thuật có thể thư giãn và làm cho quá trình phẫu thuật bớt gây căng thẳng cho người bênh. Vào năm 1950, chlorpromazin được tổng hợp bởi Paul Charpentier đã đáp ứng được mong muốn của Laborit. Những bênh nhân được tiêm lĩnh mạch 50 -100 mg loại thuốc này có cảm giác buồn ngủ và ngủ nhưng một điều quan trọng hơn là những bênh nhân này có vẻ tương đối thờ ơ, không quan tâm đến cuộc phẫu thuật. Laborit nhận thấy tiềm năng của loại thuốc này và thuyết phục thành công một số nhà tâm thần học sử dụng loại thuốc này cho những bênh nhân loạn thần và kích động. Năm 1952, mặc dầu không phải là người đầu tiên phát hiên ra tác dụng của loại thuốc này nhưng hai nhà tâm thần học Pháp là Delay và Deniker là những người đầu tiên đưa ra những báo cáo về hiệu quả của thuốc này trong điều trị những rối loạn tâm thần nội sinh.[29][44][83].

Với sự ra đời của Chlopromazin, hình ảnh của những bênh viên Tâm thần tại Pháp cũng như ở nhiều nơi trên thế giới đã thay đổi, không còn những hê thống bênh viên đóng kín cửa để nhốt những bênh nhân tâm thần. Sự ra đời của Chlopromazin cũng đã thúc đấy việc tìm ra những loại dẫn chất khác của nó như Phenothiazine, Fluphenazine. Những loại thuốc an thần kinh khác như Butyrophenones (Haloperidol) và Thioxanthenes cũng được phát triển trong thời kỳ này. Reserpin là một loại thuốc điều trị huyết áp cũng được sử dụng đe điều trị các bệnh lý tâm thần nhưng không được dùng nữa vì hiệu quả điều trị kém hơn so với những thuốc khác. [35][43]

Do một số tác dụng phụ và những hạn chế trong điều trị các triệu chứng âm tính của các loại thuốc an thần kinh cổ điển cùng với sự hiểu biết về cơ chế’ sinh hoá não của các bệnh lý tâm thần, sự ra đời của những thuốc an thần kinh mới vào những năm 1990 đã cải thiện được hình ảnh của các bệnh viện tâm thần và sự thuần thủ theo điều trị của người bệnh tốt hơn.

Clozapin được phát hiện vào những năm 1990 và được sử dụng rộng rãi, Olanzapin cũng được phát hiện vào thời điểm này và sau đó Risperidone được phát hiện vào năm 1993 đã giúp cho các nhà tâm thần học có nhiều sự lựa chọn hơn trong điều trị [35][53][82]

1.2. PHÂN LOẠI THUỐC AN THAN KINH

Có nhiều cách để phân loại thuốc an thần kinh như là phân loại theo cấu trúc hoá học, theo thời gian ra đời của thuốc, theo tác dụng điều trị của thuốc, theo tác dụng phụ của thuốc nhưng cách phổ biến nhất là phân loại theo thời gian ra đời của thuốc và tác dụng điều trị cũng như là tác dụng phụ của thuốc. Theo cách này, thuốc an thần kinh được chia ra làm hai loại lớn: an thần kinh điển hình và an thần kinh không điển hình. [6][12][35 ][43][83][97]

1.2.1. Thuốc an thần kinh điển hình

Thuốc an thần kinh điển hình là những thuốc được phát hiện trong giai đoạn sớm của dược lý tâm thần và có nhiều tác dụng phụ ngoại tháp. Những loại thuốc an thần kinh điển hình gồm có:

Nhóm Phenothiazines: có những dẫn chất khác nhau tuỳ theo sự thay đổi của nhánh gắn với cấu trúc nhân của nó.

Khi có sự thay đổi của chuỗi thẳng, ta có loại Chlorpromazin. Khi có sự thay đổi ở nhân Piperidine có loại Thioridazine, thay đổi ở nhân Piperazine có loại Trifluoperazine.

MỤC LỤC.

Đặt vấn đề 1

Chương 1. Tổng quan tài liệu 3

1.1. Lịch sử thuốc an thần kinh 3

1.2. Phân loại an thần kinh 4

1.3. Các chất dẫn truyền thần kinh trong não 6

1.4 Bệnh tâm thần phân liệt và sự thay đổi sinh hóa não trong bệnh tâm thần

phân liệt 10

1.5. Thuốc ATK không đi en hình risperidone, olanzapine và tác dụng không

mong muốn 17

Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 29

2.1. Đối tượng nghiên cứu 29

2.2 . Phương pháp nghiên cứu 31

Chương 3. Kết quả nghiên cứu 39

Chương 4: Bàn luận 62

Kết luận 83

Kiến nghị 85 

 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment