Nghiên cứu các biến chứng nhiễm trùng trong giai đoạn hóa trị liệu tấn công ở bệnh nhi lơxêmi cấp dòng lympho
Lơxêmi cấp là bệnh tăng sinh ác tính trong quá trình tạo máu dòng tủy hay lympho. Đây là bệnh ung thư phổ biến nhất ở trẻ em, chiếm khoảng 1/3 các bệnh ác tính trong nhi khoa [6]. Căn cứ vào nguồn gốc tế bào, lơxêmi cấp được phân ra thành hai loại lơxêmi cấp dòng lympho và lơxêmi cấp dòng tuỷ. Phần lớn lơxêmi cấp trẻ em là lơxêmi cấp dòng lympho.
Trước những năm 60, tỷ lệ sống của bệnh nhi lơxêmi cấp dòng lympho dưới 1% [58]. Gần đây nhờ sự hiểu biết sâu sắc về bệnh, sự ra đời của nhiều hóa chất mới cùng với việc nghiên cứu các phác đồ hóa trị liệu đã cải thiện đáng kể hiệu quả điều trị: hơn 95% bệnh nhi đạt lui bệnh sau giai đoạn tấn công, giảm tỷ lệ tử vong, thời gian sống kéo dài. Tuy nhiên vẫn còn một số lý do khiến điều trị thất bại liên quan đến nhiễm trùng, xuất huyết, thiếu máu, tác dụng phụ và độc tính của hóa trị liệu [3], [7].
Bệnh nhi bị bệnh ung thư nói chung và lơxêmi cấp nói riêng thường bị suy giảm miễn dịch do bệnh và do điều trị hóa chất. Do đó, nhiễm trùng là một trong những biến chứng thường gặp nhất đồng thời cũng là nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ mắc bệnh lơxêmi cấp. Vì vậy, công tác phòng chống và điều trị các bệnh nhiễm trùng là rất quan trọng trong việc theo dõi và điều trị bệnh lơxêmi cấp.
Tại các nước Bắc Âu, theo Christensen MS và cs (2005), nghiên cứu 1652 trẻ lơxêmi cấp dưới 15 tuổi, có 19 trẻ tử vong trong giai đoạn tấn công (1%) và nhiễm trùng là nguyên nhân chính gây tử vong [27]. Theo Zajac Spychala Olga và cs (2009), ở Ba Lan tỷ lệ nhiễm trùng gặp trong giai đoạn điều trị tấn công của bệnh nhi lơxêmi cấp dòng lympho là 40% [66].
Tại Việt Nam, theo Bùi Ngọc Lan nghiên cứu 98 trẻ bị ALL nguy cơ không cao thì trong giai đoạn hóa trị liệu tấn công nhiễm trùng gặp 77,6%, tử vong ở giai đoạn tấn công là 12% chủ yếu do nhiễm trùng [11].
Nghiên cứu tình trạng nhiễm trùng ở bệnh nhân điều trị lơxêmi cấp không phải là mới, đã có sự thay đổi lớn về tác nhân gây nhiễm trùng và vị trí nhiễm trùng ở hai thập kỷ gần đây. Trực khuẩn Gr(-) đang ngày càng giảm và cầu khuẩn Gr(+) và nấm đang tăng ngày càng nhanh [47],[63]. Năm 2004, theo các nghiên cứu của Tổ chức nghiên cứu và điều trị ung thư Châu âu (EORTC) đã chứng minh, mô hình vi sinh vật phân lập được thay đổi gần như 2-3năm/lần [45].
Vì vậy, để có những hiểu biết cập nhật hơn về tình trạng nhiễm trùng ở bệnh nhi điều trị lơxêmi cấp dòng lympho, góp phần giúp các bác sỹ lâm sàng có định hướng sớm về loại vi khuẩn gây bệnh, từ đó có thể sử dụng kháng sinh sớm và có hiệu quả, chúng tôi tiến hành đề tài ”Nghiên cứu các biến chứng nhiễm trùng trong giai đoạn hóa trị liệu tấn công ở bệnh nhi lơxêmi cấp dòng lympho” với hai mục tiêu:
1. Nghiên cứu các biến chứng nhiễm trùng ở trẻ em bị lơxêmi cấp dòng lympho trong giai đoạn hóa trị liệu tấn công.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan với nhiễm trùng trong giai đoạn hóa trị liệu tấn công.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. LƠXÊMI CẤP DÒNG LYMPHO 3
1.1.1. Vài nét lịch sử 3
1.1.2. Chẩn đoán xác định 4
1.1.3. Phân loại ALL 4
1.1.4. Điều trị 6
1.2. SỐT VÀ NHIỄM TRÙNG TRONG BỆNH LƠXÊMI CẤP 10
1.2.1. Sốt 10
1.2.2 Tình hình nghiên cứu nhiễm trùng trong điều trị lơxêmi cấp ở trẻ em ..12
1.2.3. Tác nhân nhiễm trùng 13
1.3. MỘT SỐ YẾU TỐ LÀM TĂNG NGUY CƠ NHIỄM TRÙNG TRÊN BỆNH
NHÂN LƠXÊMI CẤP 14
1.3.1. Giảm BCĐNTT 14
1.3.2. Thay đổi về giải phẫu 16
1.3.3. Yếu tố môi trường 17
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 18
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 18
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân 18
2.2. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU 18
2.2.1. Nghiên cứu tiến cứu 19
2.2.2. Nghiên cứu hồi cứu 21
2.2.3. Tiêu chuẩn áp dụng 22
2.3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 23
2.4. KHÍA CẠNH ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 25
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27
3.1. TỶ LỆ NHIỄM TRÙNG TRONG GIAI ĐOẠN HÓA TRỊ LIỆU TẤN CÔNG Ở BỆNH NHI LƠXÊMI CẤP DÒNG LYMPHO 27
3.1.1. Tỷ lệ nhiễm trùng 27
3.1.2. Phân bố nhiễm trùng theo tuổi 28
3.1.3. Phân bố nhiễm trùng theo giới 28
3.1.4. Phân bố nhiễm trùng theo miễn dịch tế bào và theo nhóm nguy cơ 29
3.2. TÌNH TRẠNG NHIỄM TRÙNG Ở BN ALL TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU
TRỊ TẤN CÔNG 30
3.2.1. Phân loại nhiễm trùng 30
3.2.2. Mức độ nhiễm trùng 31
3.2.3. Phân bố mức độ nhiễm trùng theo thời gian điều trị 31
3.2.4. Vị trí nhiễm trùng thường gặp 32
3.2.5. Các vị trí nhiễm trùng kết hợp 33
3.2.6. Thời gian xuất hiện bệnh nhiễm trùng 33
3.2.7. Vị trí phân lập tác nhân gây bênh 34
3.2.8. Tác nhân gây nhiễm trùng phân lập được 35
3.2.9. Thời gian phân lập vi khuẩn gây bệnh 36
3.3. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH TRẠNG NHIỄM TRÙNG.. 36
3.3.1. Liên quan giữa nhiễm trùng với BCĐNTT 36
3.3.2. Liên quan giữa thời gian điều trị nội trú với mức độ nhiễm trùng 39
3.3.3. Liên quan giữa tuổi với mức độ nhiễm trùng 40
3.4. TỶ LỆ TỬ VONG DO NHIỄM TRÙNG 40
Chương 4: BÀN LUẬN 41
4.1. NHIỄM TRÙNG TRONG GIAI ĐOẠN HOÁ TRỊ TẤN CÔNG Ở TRẺ EM
LƠXÊMI CẤP DÒNG LYMPHO 41
4.1.1. Tỷ lệ nhiễm trùng 41
4.1.2. Biểu hiện nhiễm trùng trong quá trình điều trị hóa trị liệu tấn công 43
4.2. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN NHIỄM TRÙNG 52
4.2.1. Liên quan giữa nhiễm trùng với BCĐNTT 52
4.2.2. Liên quan giữa thời gian điều trị nội trú với mức độ nhiễm trùng 55
4.2.3. Liên quan giữa tuổi với mức độ nhiễm trùng 56
4.3. Tỷ lệ tử vong do nhiễm trùng 56
KẾT LUẬN 57
KIẾN NGHỊ 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích