Nghiên cứu các biểu hiện lâm sàng và hình ảnh nội soi TMH trong hội chứng trào ngược Dạ Dày Thực Quản ở người lớn

Nghiên cứu các biểu hiện lâm sàng và hình ảnh nội soi TMH trong hội chứng trào ngược Dạ Dày Thực Quản ở người lớn

Trào ngược dạ dày thực quản GER (Gastroeosophageal Reflux- TNDDTQ) là dịch vị của dạ dày đi ngược lên vùng thực quản qua tâm vị. Nó có thể là một hiện tượng sinh lý bình thường sau khi ăn no, uống nhiều rượu bia và có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Trào ngược dạ dày thực quản trở thành bệnh lý khi lượng dịch vị dạ dày tràn vào thực quản vượt quá giới hạn cho phép, acid có thể di chuyển xa hơn tới vùng họng miệng, họng mũi, hạ họng và thanh quản gây ra các triệu chứng khó chịu hay biến chứng và các tổn thương thực thể của niêm mạc như phù nề xung huyết hoặc loét niêm mạc. Các triệu chứng của bệnh TNDD-TQ là: cảm giác ợ nóng, ợ chua, nóng rát sau xương ức, cảm giác nuốt nghẹn ở cổ, nuốt khó hoặc nuốt ñau, ñau tức ngực không do bệnh tim, ho dai dẳng hoặc ho co thắt nhất là về đêm, nóng rát họng, khàn tiếng, khó thở kiểu hen. TNDDTN còn có thể gây ra viêm hạt, u hạt Granuloma, ung thư thực quản, hạ họng và thanh quản[14],[33],[44]. Theo các nghiên cứu của một số tác giả nước ngoài: có đến 7% dân số có triệu chứng nóng rát sau xương ức hàng ngày, 20-40% trong số đó được phát hiện có bệnh trào ngược dạ dày thực quản [38] và gần đây theo Allescher đã có tới 10-20 % người dân có biểu hiện trào ngược và có tới 30-50 % trong số đó có trợt hoặc loét thực quản khi nội soi kiểm tra[14]. Trong số bệnh nhân đến phòng khám TMH có khoảng 10% được phát hiện có bệnh trào ngược dạ dày thực quản [14],[16],[18].

Chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày thực quản và các biến chứng dựa vào các triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm(chụp thưc quản khi cho bênh nhân uống Barium, nội soi dạ dày tá tràng, đo pH 24 giờ tại thực quản hoặc chụp cintigraphy thực quản)[14],[22],[42].

Trào ngược dạ dày thực quản đã được một số tác giả trên thế giới nghiên cứu từ đầu thế kỷ XX[30], các triệu chứng ở TMH như viêm thanh quản, hen phế quản, ho kéo dài cũng được các tác giả nghiên cứu và được gọi là LPR (Laryngo- Pharyngeal Reflux) [16],[18],[49],[50]. Các biểu hiện tại TMH của bệnh trào ngược dạ dày thực quản là các triệu chứng bên ngoài thực quản và không điển hình đã dẫn đến sai lầm trong chẩn đoán và điều trị làm cho các triệu chứng kéo dài, trở nên mạn tính. Do vậy nhiều tác giả đưa ra chiến lược quản lý chẩn đoán, điều trị TNDDTQ cần phải có các nhà chuyên khoa tiêu hoá (chuyên về DD-TQ), hô hấp, TMH, nhi khoa, dược học [16], [18], [20], [24], [25], [29], [41], [52]. Ở nước ta đã có một vài nghiên cứu về trào ngược dạ dày thực quản, ở chuyên khoa tiêu hoá, nhi khoa quan tâm trong vài năm gần đây [2],[4],[12]. Còn các nghiên cứu về bệnh trào ngược DD-TQ biểu hiện ở vùng TMH chưa có một nghiên cứu thực sự nào vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu các biểu hiện lâm sàng và hình ảnh nội soi TMH trong hội chứng trào ngược DD-TQ ở người lớn” với 2 mục tiêu sau:

MỤC TIÊU

1. Mô tả các đặc điểm lâm sàng và hình ảnh nội soi Tai-Mũi-Họng trong hội chứng trào ngược dạ dày- thực quản.

2. Đối chiếu bệnh lý Tai-Mũi-Họng với nội soi thực quản, phân loại trào ngược và đề xuất qui trình chẩn đoán trào ngược trong Tai- Mũi-Họng 

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1. Lịch sử nghiên cứu về TNDD-TQ 3

1.2. Đặc điểm về dịch tễ học 4

1.2.1. Tần số mắc bệnh 4

1.2.2. Các yếu tố liên quan đến trào ngược DD-TQ 4

1.3. Giải phẫu họng-thanh quản và thực quản-dạ dày 5

1.3.1. Giải phẫu họng-thanh quản 5

1.3.2. Giải phẫu thực quản 8

1.3.3. Giải phẫu dạ dày 12

1.4. Bệnh học trào ngược dạ dày-thực quản 21

1.4.1. Sinh lý bệnh học 21

1.4.2. Chẩn đoán trào ngược dạ dày- thực quản 22

1.4.3. Các biến chứng thường gặp trong bệnh trào ngược dạ dày thực quản 28

1.5. Điều trị TNDD-TQ 30

1.5.1. Điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt 30

1.5.2. Điều trị nội khoa 30

1.5.3. Điều trị ngoại khoa 31

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32

2.1. Đối tượng nghiên cứu 32

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 32

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 33

2.2. Phương pháp nghiên cứu 33

2.2.1. Phương pháp tiến hành nghiên cứu 33

2.2.2. Cách thức tiến hành nghiên cứu 33

2.3. Thu thập các chỉ tiêu và thông số nghiên cứu 33

2.3.1. Thăm khám TMH: 33

2.3.2. Hỏi về tiền sử bệnh DD-TQ và khám nội soi DD-TQ 35

2.4. Phương tiện nghiên cứu 35

2.5. Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 13.0 37

2.6. Địa điểm nghiên cứu 37

2.7. Thời gian nghiên cứu 37

2.8. Đạo đức nghiên cứu 37

Chương 3: KẾT QỦA NGHIÊN CỨU 38

3.1. Đặc điểm chung 38

3.2. Đặc điểm các triệu chứng cơ năng về TMH 40

3.3. Đặc điểm tổn thương thực thể qua hình ảnh nội soi Tai mũi họng 43

3.4. Đối chiếu triệu chứng cơ năng, tổn thương Tai mũi họng với phân loại tổn thương thực quản 49

Chương 4: BÀN LUẬN 54

4.1. Bàn luận đặc điểm chung 54

4.1.1. Tuổi, giới và một số yếu tố liên quan 54

4.1.2. Tiền sử và các triệu chứng cơ năng hay gặp của bệnh DD-TQ 55

4.2. Bàn luận đặc điểm về lâm sàng 56

4.2.1. Đặc điểm triệu chứng cơ năng 56

4.2.2. Triệu chứng thực thể qua nội soi TMH 58

4.2.3. Bàn luận về bệnh lý TMH do trào ngược DD-TQ 61

4.3. Bàn luận về đối chiếu TMH và phân loại trào ngược DD-TQ 62

4.3.1. Phân loại trào ngược 62

4.3.2. Đối chiếu TCCN và phân độ TTTQ do trào ngược DD-TQ qua nội soi tiêu hoá 62

4.3.3. Đối chiếu tổn thương thực thể và phân độ TTTQ do trào ngược DD-TQ qua nội soi tiêu hoá 64

4.3.4. Đối chiếu bệnh lý TMH và phân độ TTTQ do trào ngược DD-TQ qua nội soi tiêu hoá 65

4.4. Bàn luận về qui trình chẩn đoán bệnh lý TMH do trào ngược DD-TQ. 66

4.4.1. Khám qua hỏi bệnh và khai thác bệnh sử 66

4.4.2. Khám và chẩn đoán qua nội soi TMH 66

4.4.3. Khám phát hiện TNDD-TQ 66

KẾT LUẬN 67

KIẾN NGHỊ 69

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Phân bố theo tuổi 38

Bảng 3.2. Phân bố theo giới 39

Bảng 3.3. Tiền sử bệnh lý và các triệu chứng cơ năng DD- TQ 39

Bảng 3.4. Các triệu chứng cơ năng 40

Bảng 3.5. Các triệu chứng cơ năng về tai 40

Bảng 3.6. Các triệu chứng cơ năng về mũi xoang 41

Bảng 3.7. Các triệu chứng rối loạn về nuốt 41

Bảng 3.8. Các đặc điểm của về ho 42

Bảng 3.9. Đặc điểm của rối loạn giọng nói 42

Bảng 3.10 Các triệu chứng cơ năng điển hình của bệnh DD-TQ 43

Bảng 3.11. Các tổn thương chung qua nội soi TMH 43

Bảng 3.12. Tổn thương mũi qua nội soi 45

Bảng 3.13 Tổn thương họng miệng qua nội soi 46

Bảng 3.14. Tổn thương hạ họng qua nội soi 47

Bảng 3.15. Tổn thương thanh quản qua nội soi thanh quản 48

Bảng 3.16. Phân độ trào ngược qua nội soi tiêu hoá 49

Bảng 3.17. Tỷ lệ bệnh TMH trong TNDD- TQ 49

Bảng 3.18. Đối chiếu TCCN với phân độ TTTQ 50

Bảng 3.19. Đối chiếu hình ảnh tổn thương TMH và phân độ TTTQ 51

Bảng 3.20. Đối chiếu bệnh lý TMH và phân độ TTTQ 52

 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment