Nghiên cứu các biểu hiện ở mắt trên những bệnh nhân viêm xoang

Nghiên cứu các biểu hiện ở mắt trên những bệnh nhân viêm xoang

Luận văn Nghiên cứu các biểu hiện ở mắt trên những bệnh nhân viêm xoang tại bệnh viện ĐH Y Hà Nội. Viêm mũi xoang là tình trạng viêm nhiễm lớp niêm mạc, kể cả màng nhầy của mũi xoang, do hậu quả của sự dẫn lưu và thông khí kém [1].

Theo Trung tâm thống kê sức khỏe quốc gia Mỹ năm 1998, ở nước này có 31,2 triệu người mắc viêm xoang. Tại châu Âu, ước tính khoảng 5% dân số bị viêm xoang mạn tính [2], [3]. Tại Việt Nam, theo một số điều tra đã công bố, tỷ lệ mắc viêm xoang mạn tính là 3-5% [4]. Trong một thống kê 5 năm tại bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, trong tổng số các bệnh nhân đến khám bệnh vì viêm xoang, ở độ tuổi lao động từ 16-50 tuổi chiếm gần 87% [5].

Có nhiều nguyên nhân gây viêm mũi xoang: do vi khuẩn, virus, nấm, do sang chấn, do dị ứng, ngoài ra còn phải kể yếu tố thuận lợi cho bệnh viêm mũi xoang như: ô nhiễm, vệ sinh kém, bất thường về giải phẫu mũi xoang… Ở nước ta, với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, ô nhiễm môi trường ngày càng tăng nên nhiễm khuẩn đường hô hấp nói chung và viêm mũi xoang nói riêng chiếm tỷ lệ cao.
Viêm mũi xoang mạn tính nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có khả năng gây nên những gây biến chứng như: biến chứng mắt; biến chứng phổi (hội chứng xoang phế quản), viêm tai, đặc biệt có thể ảnh hưởng tới tính mạng do biến chứng nội sọ.
Biến chứng mắt hay gặp hơn ở người trẻ với độ tuổi trung bình là 25 tuổi [6]. Nguyên nhân gây biến chứng mắt thường do một số xoang như: xoang sàng – hay gặp nhất, vì xoang sàng nằm tiếp giáp với ổ mắt, chỉ ngăn cách bằng vách xương mỏng như giấy (xương giấy). Xương này dễ dàng bị vi khuẩn xâm nhập. Viêm xoang trán và viêm xoang hàm cũng là nguyên nhân gây biến chứng mắt do thành của xoang cũng là thành phần cấu tạo nên ổ mắt. Xoang bướm có liên quan đến thần kinh thị giác, khi bị viêm nhiễm có thể dẫn đến mù. Theo nghiên cứu của Chandler JR và cộng sự năm 1970, tỷ lệ biến chứng mắt do viêm xoang còn khá cao, trên 20% [7]. Ngày nay, nhờ kỹ thuật y học hiện đại và vai trò của kháng sinh, tỷ lệ viêm xoang gây biến chứng mắt chỉ khoảng 5-7% [8]. Tỷ lệ biến chứng mắt do viêm xoang ở trẻ em là 2,7% [9].
Ở Việt Nam, các biến chứng ổ mắt thường chỉ được để ý khi có những biểu hiện lâm sàng nặng nề như viêm tấy, áp xe ổ mắt, mù đột ngột. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có những biến chứng ít nặng nề hơn dễ bị bỏ qua như viêm bờ mi, viêm kết mạc.. .Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài : “Nghiên cứu các biểu hiện ở mắt trên những bệnh nhân viêm xoang tại bệnh viện ĐH Y Hà Nội” với hai mục tiêu:
1.    Đánh giá tỷ lệ biểu hiện tại mắt trên những bệnh nhân đã được chẩn đoán viêm mũi xoang.
2.    Mô tả đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân viêm mũi xoang có biến chứng mắt khám tại bệnh viện ĐH Y Hà Nội. 
KIẾN NGHỊ Nghiên cứu các biểu hiện ở mắt trên những bệnh nhân viêm xoang tại bệnh viện ĐH Y Hà Nội
1.    Viêm mũi xoang cấp hoặc viêm mũi xoang mạn đều có khả năng gây biến chứng mắt. Vì vậy, cần khuyến cáo bệnh nhân đi khám sớm và điều trị kịp thời để giảm tỷ lệ biến chứng mắt do viêm xoang.
2.    Khi bệnh nhân có biểu hiện cấp tính như: sưng nề đỏ mi mắt, nhìn mờ, sụp mi, giảm vận động nhãn cầu…kèm theo chảy mũi, ngạt mũi, sốt các bác sỹ cần phải nghĩ đên biến chứng mắt do viêm xoang để bệnh nhân được điều trị sớm, giảm các biến chứng nặng và di chứng. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.    Lương Sỹ Cần (1991), Viêm mũi xoang cấp tính và mạn tính, Bách khoa thư bệnh học, Trung tâm quốc gia biên soạn từ điển Bách khoa Việt Nam.
2.    Bouche J. Freche Ch., Lerault P.H., Arcas G , (1998), E’tat acteul du traitement des rhinosinustites, Travail du service ORL, Centre Mesdico Chirugical FOCH, 52 – 75.
3.    Jankowsk R. Wayoof M. (1992), Physiologye des sinus, Editions techniques, Encycl. Méd. Chir. (Paris, France), Oto – Rhino – Laryngologie, 1-8.
4.    Nguyễn Thị Thanh Bình (2001), Phát hiện dị hình khe giữa qua nội soi, cắt lớp vi tính trên bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính, Luận văn thạc sỹ Y học, ĐH Y Hà nội.
5.    Đào Xuân Tuệ (1980), Nhận xét 600 trường hợp viêm xoang tại bệnh viên TMH TW, Luận văn Bác sỹ CKII, ĐH Y Hà Nội.
6.    Pjerin Radovani Dritan Vasili, Mirela Xhelili, Julian Dervishi (2013), Balkan Med J 2013; 30: 151 – 4.
7.    Chandler JR Langenbruner PJ, Stevens ER , (1970), The pathogenesis of orbital complications in acute sinusitis, Laryngoscope, 80, 1414¬1428.
8.    al Mousa Victor Al-Madani et (2012), The prevalence of orbital complications among children and adults with acute rhinosinusitis, Braz JOtorhinolaryngol.2013; 79(6):716-9.
9.    Nguyễn Thị Ngọc Dinh Phạm Thị Bích Thủy (2006), Biến chứng mắt do viêm xoang ở trẻ em, Tạp chí Y học thực hành, 7/2011, 774.
10.    Shrinivas Shripatrao Chavan (2010), Orbital complication of sinogenic Origin: A case study of 20 patients, Departmemt of ENT and Head and Neck surgery. Goverment Medical college.
11.    RR Kastenbeuer (1975), Surgery on the ethmoid and sphenoid sinuses clin HNO kruike, Unv Munchen ORC Grenzgeb, 54/10, 80-819.
12.    Chandler JR Langenbruner PJ, Stevens ER , (1970), The pathogenesis of orbital complications in acute sinusitis, Laryngoscope, 80, 28-1414.
13.    Choiss Grundfast KM (2011), Complications in sinus disease, Disease of the sinuses Diagnosis and Managememt.
14.    Trần Hữu Tước và Nguyễn Thị Liên (1962), Nhân một trường hợp viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu tiến triển tốt sau khi mổ xoang, Nội san TMH 6/1962, 42.
15.    Phan Đức Khâm và Hoàng Thị Lũy (1967), Vài nhân xét về nguyên nhân viêm xoang trong bệnh viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu, Nội san nhãn khoa, 1 .
16.    TMHTW”. Ngô Ngọc Liễn và Nguyễn Xuân Thúy (1998) “Nghiên cứu 63 trường hợp viêm TTKHNC được điều trị phẫu thuật viêm xoang tại bệnh viên.
17.    Phan Kiều Diễm (2007), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu do xoang, Luận văn Thạc Sỹ Y học, ĐH Y Hà Nội.
18.    Võ Thanh Quang (2010), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, đánh giá kết quả điều trị biến chứng ổ mắt do viêm xoang tại Bệnh viện TMH TW, Tạp chí Y dược lâm sàng 108, 5, 68-73.
19.    Quách Thị Cần (2012), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh Xq và đánh giá kết quả điều trị biến chứng ổ mắt do viêm xoang, Y học Việt Nam, 1, 29-32.
20.    Đỗ Xuân Hợp (1995), Giải phẫu đầu mặt cổ, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
21.    Davis W.E. Templer J., Parsons D.S (1996), Anatomy of the paranasal sinuses, the otolaryngologic clinics of North America, 29(1), 57-74.
22.    P.J Donal (2000), sphenoid marsupialization for chronic sphenoidal sinusitis, laryngoscope, 110, 1349-1352.
23.    Kenedy D.W. Zinreich S.L (1985), The functional endoscopic approach to sinusitis, Otolaryngolory, 2, 1-16.
24.    Aydinlioglu A . Kavakli A, . Erdem S ,. (2003), Absence of Frontal Sinus in Turkish Indivudials, Yonsei Med J, 44(2), 215.
25.    Phạm Khánh Hòa (2009), Bài giảng TMH, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
26.    Phan Dẫn và cộng sự (2004), Nhãn khoa giản yếu, tập 2, Nhà xuất bản
Y    học.
27.    Nguyễn Xuân Nguyên Và CS (1972), Nhãn khoa, Tập 2, Nhà xuất bản
Y    học.
28.    Donald P.J Gluckman J.L, Rice D.L () New York, Raven Press. (1994), the sinuses.
29.    Moloney JR Badham MJ, Mc Rae A ,. (1978), The acute orbital, preseptal (periorbital), cellulitis, subperiosteal abcess and orbital cellulitis due to sinusitis, JLaryngol Otol suppl, 12, 1-18.
30.    Stammberger H and Woft G (1998), Headache and sinus disease, The endoscopic approach. Ann rhinol otol laryngol(97).
31.    Calhoun K.H . Waggenspack G.A, . Simpson C.B,. (1991), CT evaluation of the paranasal sinuses in symptomatic and asympomatic population, Otolaryngology Head and Neck Surg, 104, 480-483.
32.    Nguyễn Thị Nga (2012), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh Xq và đánh giá hiệu quả điều trị biến chứng nhiễm trùng ổ mắt do viêm xoang, Khóa luận tốt nghiêp BSĐK, ĐH Y Hà Nội.
33.    Sérgio Misuda Antonio SF, Aldo S , (2007), Acute Sinusitis in Children – A retrospective study of orbital complication, Rev Brus Otorhinolaryngol, 73, 5-81.
34.    Lawson W Reino A.J (1997), Isolated sphenoid sinus disease: an analysis of 132 cases, Laryngoscope, 110, 1590-1595.
35.    Phạm Thanh Sơn (2006), Nghiên cứu bệnh lý viêm xoang hàm mạn tính đối chiếu nội soi và chụp cắt lớp vi tính, Luận văn thạc sỹ Y học, ĐH Y Hà Nội.
36.    Cường Vũ Mạnh (2009), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nội soi, chụp cắt lớp vi tính của viêm xoang bướm tại Bệnh viện Tai Mũi Họng TW, ĐH Y Hà Nội
ĐẶT VẤN ĐỀ    1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN    3
1.1.    Lịch sử nghiên cứu    3
1.1.1.    Trên thế giới    3
1.1.2.    Ở Việt Nam    3
1.2.    Sơ lược giải phẫu    4
1.2.1 .Giải phẫu ổ mắt    4
1.2.2.    Định khu ổ mắt    6
1.2.3.    Bộ lệ    7
1.2.4.    Mạch và thần kinh của mắt    8
1.2.5.    Giải phẫu mũi xoang    9
1.3.    Chức năng mũi xoang    14
1.3.1.    Chức năng hô hấp    14
1.3.2.    Chức năng dẫn lưu    14
1.3.3.    Chức năng thông khí    14
1.3.4.    Chức năng khứu giác    15
1.3.5.    Chức năng phát âm    15
1.4.    Biến chứng mắt ở bệnh nhân viêm mũi xoang    15
1.4.1.    Định nghĩa    15
1.4.2.Sinh lý bệnh    15
1.4.3.    Cơ chế bệnh sinh    15
1.4.4.    Phân loại    16
1.4.5.     Chẩn đoán biến chứng ổ mắt do viêm xoang    18
1.4.6.    Điều trị    22
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    24
2.1.    Đối tượng nghiên cứu    24 
2.1.1.     Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân    24
2.1.2.     Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân    24
2.2.    Phương pháp nghiên cứu    24
2.2.1.    Phương pháp nghiên cứu    24
2.2.2.    Thiết kế nghiên cứu    25
2.2.3.     Phương tiện nghiên cứu    26
2.2.4.     Địa chỉ nghiên cứu    27
2.2.5.     Thu thập và xử lý số liệu    27
2.2.6.     Đối chiếu kết quả với các nghiên cứu trước đó    27
2.2.7.    Đạo đức nghiên cứu    27
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    28
3.1.    Đặc điểm chung    28
3.1.1.    Phân bố bệnh nhân theo tuổi    28
3.1.2.    Phân bố bệnh nhân theo giới tính    29
3.1.3.     Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp    29
3.1.4.     Phân bố bệnh nhân theo địa cư    30
3.1.5.    Tiền sử bệnh    30
3.2.    Tỷ lệ biến chứng mắt ở bệnh nhân viêm mũi xoang    31
3.2.1.    Các biến chứng mắt hay gặp    31
3.2.2.    Các nhóm xoang bị kèm biến chứng    mắt    32
3.3.    Đăc điểm lâm sàng    33
3.3.1.    Triệu chứng cơ năng về mắt    33
3.3.2.    Triệu chứng cơ năng về mũi xoang    34
3.3.3.    Triệu chứng thực thể về mắt    37
3.3.4.    Đánh giá tình trạng hốc mũi qua nội    soi    39
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN    41
4.1.    Đặc điểm chung    41
4.1.1.     Đặc điểm tuổi    41
4.1.2.    Đặc điểm giới    41
4.1.3.    Đặc điểm địa cư    41
4.1.4.    Đặc điểm về tiền sử    42
4.2.    Tỷ lệ biến chứng mắt do viêm xoang    42
4.3.    Đặc điểm lâm sàng của biến chứng ổ mắt do viêm xoang    43
4.3.1.    Đặc điểm chung các triệu chứng ở mắt    43
4.3.2.     Đặc điểm chung các triệu chứng mũi xoang    45
4.3.3.     Đánh giá chung hốc mũi qua nội soi    47
KẾT LUẬN    49
KIẾN NGHỊ    50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CLVT    : Chụp cắt lớp vi tính
DHVN    : Dị hình vách ngăn
MRI    : Chụp cộng hưởng từ
PHLN    : Phức hợp lỗ ngách
TMH    : Tai Mũi Họng
TTKHNC    : Thị thần kinh hậu nhãn cầu
TW    : Trung ương
Bảng 3.1: Phân bố bệnh nhân theo giới tính:    29
Bảng 3.2: Phân bố bệnh nhân theo địa cư    30
Bảng 3.3.Các biến chứng mắt hay gặp:    31
Bảng 3.4: Các nhóm xoang bị kèm biến chứng mắt:    32
Bảng 3.5: Phân bố các triệu chứng cơ năng    33
Bảng 3.6: Phân bố các triệu chứng cơ năng    34
Bảng 3.7: Tính chất dịch mũi    34
Bảng 3.8.Vị trí ngạt mũi    35
Bảng 3.9: Tính chất ngạt mũi    35
Bảng 3.10: Triệu chứng ngửi:    36
Bảng 3.11: Vị trí đau:    36
Bảng 3.12: Đánh giá mức độ đau đầu:    37
Bảng 3.13: Triệu chứng thực thể về mắt    37
Bảng 3.14: Đánh giá tình trạng chung hốc    mũi    39
Bảng 3.15. Tình trạng mũi sau, vòm mũi    họng    40
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi    28
Biểu đồ 3.2: Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp    29
Biểu đồ 3.3: Tiền sử bệnh    30 
Hình 1.1: Cấu tạo thành ổ mắt    4
Hình 1.2: Cấu trúc bộ lệ    7
Hình 1.3: Các xoang mũi    10
Hình 1.4: Biến chứng ổ mắt do viêm xoang    18
Hình 1.5: CT xoang mũi    21
Hình 1.6: Biến chứng ổ mắt trên phim CT    22 

Leave a Comment