Nghiên cứu các biểu hiện ở mắt trên những bệnh nhân viêm xoang tại bệnh viện ĐH Y Hà Nội
Nghiên cứu các biểu hiện ở mắt trên những bệnh nhân viêm xoang tại bệnh viện ĐH Y Hà Nội.Viêm mũi xoang là tình trạng viêm nhiễm lớp niêm mạc, kể cả màng nhầy của mũi xoang, do hậu quả của sự dẫn lưu và thông khí kém [1]. Theo Trung tâm thống kê sức khỏe quốc gia Mỹ năm 1998, ở nước này có 31,2 triệu người mắc viêm xoang. Tại châu Âu, ước tính khoảng 5% dân số bị viêm xoang mạn tính [2], [3]. Tại Việt Nam, theo một số điều tra đã công bố, tỷ lệ mắc viêm xoang mạn tính là 3-5% [4]. Trong một thống kê 5 năm tạibệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, trong tổng số các bệnh nhân đến khám bệnh vì viêm xoang, ở độ tuổi lao động từ 16-50 tuổi chiếm gần 87% [5].
Có nhiều nguyên nhân gây viêm mũi xoang: do vi khuẩn, virus, nấm,do sang chấn, do dị ứng, ngoài ra còn phải kể yếu tố thuận lợi cho bệnh viêm mũi xoang như: ô nhiễm, vệ sinh kém, bất thường về giải phẫu mũi xoang… Ởnước ta, với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, ô nhiễm môi trường ngày càng tăng nên nhiễm khuẩn đường hô hấp nói chung và viêm mũi xoang nói riêng chiếm
lệ cao.
Viêm mũi xoang mạn tính nếu không được chẩn đoán và điều trị kịpthời có khả năng gây nên những gây biến chứng như: biến chứng mắt; biến chứng phổi (hội chứng xoang phế quản), viêm tai, đặc biệt có thể ảnh hưởng tới tính mạng do biến chứng nội sọ.
Biến chứng mắt hay gặp hơn ở người trẻ với độ tuổi trung bình là 25 tuổi [6]. Nguyên nhân gây biến chứng mắt thường do một số xoang như: xoang sàng – hay gặp nhất, vì xoang sàng nằm tiếp giáp với ổ mắt, chỉ ngăncách bằng vách xương mỏng như giấy (xương giấy). Xương này dễ dàng bị vi khuẩn xâm nhập. Viêm xoang trán và viêm xoang hàm cũng là nguyên nhân2 gây biến chứng mắt do thành của xoang cũng là thành phần cấu tạo nên ổ mắt.
Xoang bướm có liên quan đến thần kinh thị giác, khi bị viêm nhiễm có thểdẫn đến mù. Theo nghiên cứu của Chandler JR và cộng sự năm 1970, tỷ lệ biến chứng mắt do viêm xoang còn khá cao, trên 20% [7]. Ngày nay, nhờ kỹ thuật y học hiện đại và vai trò của kháng sinh, tỷ lệ viêm xoang gây biến chứng mắt chỉ khoảng 5-7% [8]. Tỷ lệ biến chứng mắt do viêm xoang ở trẻ em là 2,7% [9].
Ở Việt Nam, các biến chứng ổ mắt thường chỉ được để ý khi có những biểu hiện lâm sàng nặng nề như viêm tấy, áp xe ổ mắt, mù đột ngột. Tuynhiên, bên cạnh đó còn có những biến chứng ít nặng nề hơn dễ bị bỏ qua như viêm bờ mi, viêm kết mạc…Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài : “Nghiên cứu các biểu hiện ở mắt trên những bệnh nhân viêm xoang tại bệnh viện ĐH Y Hà Nội” với hai mục tiêu:
1. Đánh giá tỷ lệ biểu hiện tại mắt trên những bệnh nhân đã được chẩn đoán viêm mũi xoang.
2. Mô tả đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân viêm mũi xoang có biến chứng mắt khám tại bệnh viện ĐH Y Hà Nội
MỤC LỤC Nghiên cứu các biểu hiện ở mắt trên những bệnh nhân viêm xoang tại bệnh viện ĐH Y Hà Nội
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………………………… 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN…………………………………………………………………… 3
1.1. Lịch sử nghiên cứu…………………………………………………………………………. 3
1.1.1. Trên thế giới…………………………………………………………………………….. 3
1.1.2.Ở Việt Nam ………………………………………………………………………………. 3
1.2. Sơ lược giải phẫu……………………………………………………………………………. 4
1.2.1.Giải phẫu ổ mắt…………………………………………………………………………. 4
1.2.2. Định khu ổ mắt…………………………………………………………………………. 6
1.2.3. Bộ lệ ……………………………………………………………………………………….. 7
1.2.4. Mạch và thần kinh của mắt ………………………………………………………… 8
1.2.5.Giải phẫu mũi xoang………………………………………………………………….. 9
1.3.Chức năng mũi xoang ……………………………………………………………………. 14
1.3.1.Chức năng hô hấp ……………………………………………………………………. 14
1.3.2.Chức năng dẫn lưu …………………………………………………………………… 14
1.3.3.Chức năng thông khí………………………………………………………………… 14
1.3.4.Chức năng khứu giác ……………………………………………………………….. 15
1.3.5.Chức năng phát âm ………………………………………………………………….. 15
1.4. Biến chứng mắt ở bệnh nhân viêm mũi xoang. ………………………………… 15
1.4.1.Định nghĩa………………………………………………………………………………. 15
1.4.2.Sinh lý bệnh ……………………………………………………………………………. 15
1.4.3. Cơ chế bệnh sinh…………………………………………………………………….. 15
1.4.4. Phân loại………………………………………………………………………………… 16
1.4.5.Chẩn đoán biến chứng ổ mắt do viêm xoang……………………………….. 18
1.4.6. Điều trị ………………………………………………………………………………….. 22
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………….. 24
2.1.Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………………….. 242.1.1.Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân …………………………………………………. 24
2.1.2.Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân …………………………………………………… 24
2.2.Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………………… 24
2.2.1.Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………………….. 24
2.2.2.Thiết kế nghiên cứu………………………………………………………………….. 25
2.2.3.Phương tiện nghiên cứu ……………………………………………………………. 26
2.2.4.Địa chỉ nghiên cứu …………………………………………………………………… 27
2.2.5.Thu thập và xử lý số liệu…………………………………………………………… 27
2.2.6.Đối chiếu kết quả với các nghiên cứu trước đó. …………………………… 27
2.2.7.Đạo đức nghiên cứu …………………………………………………………………. 27
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………………………………………. 28
3.1.Đặc điểm chung…………………………………………………………………………….. 28
3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi…………………………………………………….. 28
3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo giới tính ……………………………………………… 29
3.1.3.Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp …………………………………………. 29
3.1.4.Phân bố bệnh nhân theo địa cư ………………………………………………….. 30
3.1.5. Tiền sử bệnh………………………………………………………………………….. 30
3.2.Tỷ lệ biến chứng mắt ở bệnh nhân viêm mũi xoang………………………….. 31
3.2.1. Các biến chứng mắt hay gặp…………………………………………………….. 31
3.2.2. Các nhóm xoang bị kèm biến chứng mắt …………………………………… 32
3.3. Đăc điểm lâm sàng……………………………………………………………………….. 33
3.3.1.Triệu chứng cơ năng về mắt ……………………………………………………… 33
3.3.2.Triệu chứng cơ năng về mũi xoang ……………………………………………. 34
3.3.3. Triệu chứng thực thể về mắt. …………………………………………………… 37
3.3.4. Đánh giá tình trạng hốc mũi qua nội soi……………………………………. 39
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN…………………………………………………………………… 41
4.1.Đặc điểm chung…………………………………………………………………………….. 414.1.1.Đặc điểm tuổi………………………………………………………………………….. 41
4.1.2. Đặc điểm giới………………………………………………………………………… 41
4.1.3. Đặc điểm địa cư …………………………………………………………………….. 41
4.1.4. Đặc điểm về tiền sử…………………………………………………………………. 42
4.2. Tỷ lệ biến chứng mắt do viêm xoang………………………………………………. 42
4.3. Đặc điểm lâm sàng của biến chứng ổ mắt do viêm xoang. ………………… 43
4.3.1. Đặc điểm chung các triệu chứng ở mắt …………………………………….. 43
4.3.2. Đặc điểm chung các triệu chứng mũi xoang………………………………. 45
4.3.3. Đánh giá chung hốc mũi qua nội soi………………………………………….. 47
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………….. 49
KIẾN NGHỊ ………………………………………………………………………………………. 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Phân bố bệnh nhân theo giới tính:………………………………………….. 29
Bảng 3.2: Phân bố bệnh nhân theo địa cư………………………………………………. 30
Bảng 3.3.Các biến chứng mắt hay gặp: …………………………………………………. 31
Bảng 3.4: Các nhóm xoang bị kèm biến chứng mắt:……………………………….. 32
Bảng 3.5: Phân bố các triệu chứng cơ năng……………………………………………. 33
Bảng 3.6: Phân bố các triệu chứng cơ năng…………………………………………… 34
Bảng 3.7: Tính chất dịch mũi……………………………………………………………….. 34
Bảng 3.8.Vị trí ngạt mũi………………………………………………………………………. 35
Bảng 3.9: Tính chất ngạt mũi……………………………………………………………….. 35
Bảng 3.10: Triệu chứng ngửi: ………………………………………………………………. 36
Bảng 3.11: Vị trí đau:………………………………………………………………………….. 36
Bảng 3.12: Đánh giá mức độ đau đầu:…………………………………………………… 37
Bảng 3.13: Triệu chứng thực thể về mắt………………………………………………… 37
Bảng 3.14: Đánh giá tình trạng chung hốc mũi. ……………………………………… 39
Bảng 3.15. Tình trạng mũi sau, vòm mũi họng. ……………………………………… 40