Nghiên cứu các chỉ định mổ lấy thai tại bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2016

Nghiên cứu các chỉ định mổ lấy thai tại bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2016

Nghiên cứu các chỉ định mổ lấy thai tại bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2016.Mổ lấy thai là thai và phần phụ của thai được lấy ra khỏi tử cung qua đường rạch thành bụng và đường rạch ở thành tử cung. Ngày nay phẫu thuật mổ lấy thai được phổ biến trong các cơ sở sản khoa với các tai biến và biến chứng hạn chế tới mức tối đa do sự lớn mạnh không ngừng của hai ngành sản khoa và ngoại khoa cùng với sự tiến bộ vượt bậc trong các lĩnh vực vô khuẩn, kháng sinh, gây mê hồi sức và truyền máu đã cứu sống biết bao bà mẹ và trẻ sơ sinh.


Đảm bảo chất lượng trong chuyển dạ và đỡ đẻ là một việc cần thiết. Phương pháp được lựa chọn phải đơn giản, phù hợp và có giá trị phổ cập. Trên thực tế mổ lấy thai chỉ thực sự đứng đắn trong những trường hợp không thể sinh theo đường âm đạo. Trong những năm gần đây khi xã hội ngày một văn minh, chất lượng cuộc sống ngày một nâng cao, mỗi gia đình chỉ sinh từ một đến hai con nên người ta thường quan tâm đến sức khỏe sinh sản, sức khỏe của mẹ và sơ sinh. Với quan điểm mổ lấy thai “an toàn” hơn, “con thông minh” hơn, một số trường hợp mổ lấy thai để chọn ngày chọn giờ “đẹp”. Thai phụ cho rằng họ “có quyền được lựa chọn cách đẻ theo ý muốn”. Trước những sức ép tâm lý đó người thầy thuốc sản khoa có thể sẽ bị động đi tới quyết định mổ lấy thai. 
Từ năm 1985, Cộng đồng sức khỏe thế giới (The international healthcare community) đã cho rằng tỷ lệ mổ lấy thai (MLT) lý tưởng là trong khoảng 10 – 15%. Kể từ đó tỷ lệ MLT đã tăng dần trong cả các nước và đang tiếp tục phát triển. Mặc dù MLT có thể cứu sống được mẹ, trẻ sinh ra hoặc cho cả hai trong một vài trường hợp, tuy nhiên sự gia tăng nhanh chóng tỷ lệ MLT mà không có bằng chứng rõ ràng về việc làm giảm bệnh suất cũng như tử suất của mẹ và con cho thấy việc chỉ định MLT đã quá rộng rãi. Đã có nhiều tài liệu trong và ngoài nước phân tích và bàn luận về chiến lược giúp giảm tỷ lệ MLT. Những trường hợp đã có sẹo MLT cũ, với tình trạng thường xuyên quá tải của các bệnh viện sản của nước ta, đặc biệt tại các khoa sản của các tỉnh xa, thiếu nhân viên y tế; nên để có thể phân công theo dõi sát cuộc chuyển dạ là điều khó khăn, do đó các bác sĩ sẽ chọn lấy phương án an toàn là chỉ định MLT lại trong đại đa số các trường hợp, điều này đồng nghĩa làm tăng tỷ lệ MLT chung. Các chiến lược để làm giảm tỷ lệ này nên bao gồm việc tránh mổ lấy thai chủ động không cần thiết. Cải thiện việc lựa chọn các trường hợp kích thích chuyển dạ và mổ lấy thai trước chuyển dạ cũng có thể làm giảm tỷ lệ mổ lấy thai chung.
Nghiên cứu của nhiều tác giả, tỷ lệ MLT ở nhiều nước trên thế giới tăng nhanh trong những năm gần đây, đặc biệt là những nước đang phát triển. Ở Mỹ, năm 1988 tỷ lệ MLT trung bình là 25%, đến năm 2004 tỷ lệ MLT là 29,1% [1]. Ở Pháp trong vòng 10 năm (1972 – 1981) MLT tăng từ 6% lên 11% có nghĩa là tăng gần gấp đôi [2]. Tại Việt Nam, tỷ lệ MLT ngày càng tăng cao: theo các nghiên cứu tại BVPSTW qua các năm, năm 1998 là 34,6% [3], năm 2000 là 35,1% [4], năm 2005 là 39,1% [5].
Trong những năm gần đây nhiều chỉ định MLT cả ở con so và con dạ đang được các nhà sản khoa quan tâm, đặc biệt ở nhóm con so. Vì nếu tỷ lệ MLT, đặc biệt là MLT ở con so tăng sẽ làm tăng tỷ lệ MLT nói chung. Tại bệnh viện PSTW tỷ lệ MLT năm 2000 là 35,1% nghĩa là cứ 3 sản phụ vào đẻ thì có một người được mổ lấy thai [6], tỷ lệ mổ lấy thai ở sản phụ có sẹo mổ lấy thai tại bệnh viện PSTW năm 1994 – 1999 là 84,5 [7], năm 1997 là 91,9% [8]. Do đó kiểm soát và đưa ra những chỉ định MLT hợp lý ở thai phụ là việc làm cần thiết góp phần làm giảm tỷ lệ MLT nói chung và tỷ lệ MLT ở người có sẹo mổ cũ ở tử cung cho lần đẻ sau.
Điều này rất cần phải đánh giá một cách cụ thể, khách quan và khoa học. Từ trước tới nay có rất nhiều cách được đề xuất để phân loại mổ lấy thai. Tuy nhiên hiện nay mục đích phân loại MLT để tiên lượng được nguy cơ MLT, làm giảm tỷ lệ MLT chung và tỷ lệ MLT ở các nhóm nguy cơ.
Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Nghiên cứu các chỉ định mổ lấy thai tại bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2016” với mục tiêu sau:
1.    Nhận xét các chỉ định mổ lấy thai tại bệnh viện Phụ sản Trung ương trong năm 2016.
2.    Phân tích một số xu hướng chỉ định mổ lấy thai tại bệnh viện Phụ sản Trung ương trong năm 2016.

MỤC LỤC Nghiên cứu các chỉ định mổ lấy thai tại bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2016

ĐẶT VẤN ĐỀ    1
Chương 1: TỔNG QUAN    4
1.1. Sơ lược về lịch sử mổ lấy thai    4
1.2. Sơ lược về tình hình mổ lấy thai trên thế giới cũng như ở Việt Nam    5
1.3. Tình hình mổ lấy thai trên thế giới cũng như ở Việt Nam    8
1.3.1. Tình hình mổ lấy thai trên thế giới    8
1.3.2. Tình hình mổ lấy thai tại Việt Nam    8
1.4. Giải phẫu của tử cung liên quan đến mổ lấy thai    9
1.4.1. Giải phẫu tử cung khi chưa có thai    9
1.4.2. Giải phẫu tử cung khi có thai    11
1.5. Các chỉ định mổ lấy thai    11
1.5.1. Chỉ định mổ lấy thai chủ động    11
1.5.2. Chỉ định mổ lấy thai trong quá trình chuyển dạ    13
Chỉ định mổ lấy thai trong quá trình chuyển dạ:    13
1.5.3. Chỉ định mổ vì những bất thường trong chuyển dạ    14
1.6. Đặc điểm sẹo tử cung mổ lấy thai    14
1.7. Một số yếu tố tác động đến chỉ định mổ lấy thai    16
1.7.1. Một số yếu tố tác động đến chỉ định mổ lấy thai    16
1.7.2. So sánh lợi ích và nguy cơ giữa MLT và sinh đường âm đạo    18
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    20
2.1. Đối tượng nghiên cứu    20
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu    20
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ khỏi mẫu nghiên cứu    20
2.2. Phương pháp nghiên cứu    20
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu    20
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu    20
2.2.3. Địa điểm nghiên cứu    20
2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu    21
2.2.5. Các biến số nghiên cứu    21
2.2.6. Tiêu chuẩn của các biến số    22
2.2.7. Phân tích số liệu    25
2.2.8. Đạo đức nghiên cứu    25
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    26
3.1. Tỷ lệ mổ lấy thai chung    26
3.2. Tuổi của thai phụ    26
3.3. Nghề nghiệp của sản phụ    27
3.4. Tuổi của thai    28
3.5. Các loại chỉ định mổ lấy thai    28
3.6. Chỉ định mổ lấy thai do đường sinh dục    30
3.7. Các chỉ định mổ lấy thai do bệnh lý người mẹ    33
3.8. Chỉ định mổ lấy thai do thai    33
3.9. Các chỉ định do phần phụ của thai    35
3.10. Chỉ định MLT do các nguyên nhân xã hội    36
Chương 4: BÀN LUẬN    37
4.1. Tỷ lệ mổ lấy thai chung    37
4.2. Tuổi của sản phụ    39
4.3. Nghề nghiệp của sản phụ    40
4.4. Tuổi thai khi MLT    40
4.5. Các loại chỉ định MLT    41
4.6. Chỉ định MLT do đường sinh dục    43
4.6.1. Chỉ định MLT ở sản phụ có sẹo mổ đẻ cũ    43
4.6.2. Chỉ định MLT do cổ tử cung không tiến triển    46
4.6.3. Chỉ định MLT do cơn co tử cung cường tính, dọa vỡ tử cung    48
4.7. Tỷ lệ MLT do bệnh lý của mẹ    49
4.7.1. Chỉ định MLT do tăng huyết áp, tiền sản giật    49
4.7.2. Chỉ định MLT do mẹ bị bệnh tim    49
4.7.3. Chỉ định MLT do đái tháo đường thai kỳ    50
4.7.4. Chỉ định MLT do các bệnh lý khác của mẹ    51
4.8. Chỉ định mổ lấy thai do thai    51
4.8.1. Chỉ định MLT do thai suy    52
4.8.2. Chỉ định MLT do thai to    53
4.8.3. Chỉ định MLT do ngôi bất thường    54
4.8.4. Chỉ định MLT do cổ tử cung mở hết, đầu không lọt    57
4.8.5. Chỉ định MLT do song thai    58
4.9. Chỉ định mổ lấy thai do hết ối và cạn ối    59
4.10. Tỷ lệ MLT do các nguyên nhân xã hội    59
4.10.1. Chỉ định MLT do vô sinh    60
4.10.2. Chỉ định MLT do mẹ lớn tuổi    61
4.10.3. Chỉ định MLT do tiền sử sản khoa nặng nề và xin mổ    62
KẾT LUẬN    63
KIẾN NGHỊ    64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG


Bảng 1.1.     Tình hình mổ lấy thai ở một số nước    6
Bảng 1.2.     Tỷ lệ mổ lấy thai con so tại Việt Nam    6
Bảng 1.3.     Tỷ lệ mổ lấy thai tại Việt Nam    7
Bảng 3.1.     Tuổi của thai phụ liên quan đến mổ lấy thai    26
Bảng 3.2.     Nghề nghiệp của mẹ liên quan đến mổ lấy thai    27
Bảng 3.3.     Tuổi của thai liên quan đến mổ lấy thai    28
Bảng 3.4.     Các loại chỉ định mổ lấy thai    29
Bảng 3.5.     Tỷ lệ kết hợp chỉ định mổ lấy thai    30
Bảng 3.6.     Bảng tỷ lệ chỉ định mổ lấy thai do thai    33
Bảng 3.7.     Tỷ lệ mổ lấy thai do ngôi thai bất thường    34
Bảng 3.8.     Cân nặng trẻ ở nhóm MLT vì thai to    35
Bảng 3.9.     Tỷ lệ các chỉ định mổ lấy thai do hết ối, cạn ối    35
Bảng 3.10.     Bảng tỷ lệ mổ lấy thai do các nguyên nhân xã hội    36
Bảng 4.1.     Tỷ lệ mổ lấy thai tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương qua các năm    37
Bảng 4.2.     Tỷ lệ MLT trên thế giới    38
Bảng 4.4.     Tỷ lệ MLT vì thai suy theo một số tác giả    52
Bảng 4.6.     Tỷ lệ MLT do đầu không lọt theo các tác giả    57
Bảng 4.7.     Tỷ lệ MLT con so mẹ lớn tuổi theo một số tác giả tại BV PS TW    61


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1.     Tỷ lệ mổ lấy thai tại BVPSTW năm 2016    26
Biểu đồ 3.2.     Các nhóm chỉ định MLT    28
Biểu đồ 3.3.     Tỷ lệ mổ lấy thai do đường sinh dục    30
Biểu đồ 3.4.     Tỷ lệ đẻ/mổ ở những trường hợp sẹo mổ cũ ở tử cung    31
Biểu đồ 3.5.     Độ mở CTC tại thời điểm MLT ở những trường hợp do CTC không tiến triển    31
Biểu đồ 3.6.     Thời gian từ khi ối vỡ đến khi MLT do CTC không tiến triển    32
Biểu đồ 3.7.     Thời gian truyền Oxytocin trong những trường hợp MLT do CTC không tiến triển    32
Biểu đồ 3.8.     Tỷ lệ chỉ định mổ lấy thai do bệnh lý người mẹ    33
Biểu đồ 3.9.     Tỷ lệ cách đẻ ở sản phụ ngôi mông    35

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.    Hyattsville M.D (2004).“Preliminary birth for 2004: infant and Maternal health”, National center for health statistics
2.    Nguyễn Đức Hinh (2006), Chỉ định kỹ thuật và tai biến của mổ lấy thai, Bài giảng sản phụ khoa dùng cho sau đại học, nhà xuất bản y học Hà Nội, tr 100 – 111
3.    Vũ Công Khanh (1998), Tình hình chỉ định và một số yếu tố liên quan đến chỉ định phẫu thuật lấy thai tại viện BVBNTSS năm 1997, luận văn thạc sỹ y khoa, trường Đại học Y Hà Nội
4.    Touch Bunlong (2001), Nhận xét về các chỉ định mổ lấy thai ở sản phụ con so tại viện BVBMTSS trong hai năm 1999 – 2000, luận văn thạc sỹ y học, trường Đại học Y Hà Nội
5.    Phạm Thu Xanh (2006) Nhận xét tình hình sản phụ có sẹo mổ cũ được xử trí tại bệnh viện Phụ sản Trung ương trong 2 năm 1995 và 2005, luận văn tốt nghiệp chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội
6.    Nguyễn Tân Quang (1994)” Tóm tắt công trình nghiên cứu khoa học 5 năm 1988 – 1993 Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng”, Tập san sản phụ khoa Bệnh viện phụ sản Hải Phòng , 62 – 64
7.    Nguyễn Thị Ngọc Khanh (1997) “Thái độ xử trí đối với sản phụ có sẹo mổ lấy thai cũ tại viện BVBMTSS năm 1993 – 1994”, Công trình nghiên cứu khoa học tại Hà Nội, 45 – 50
8.    Tạ Xuân Lan (1999) “Nhận xét trên 634 thai phụ có tiền sử mổ lấy thai tại viện năm 1997” Tạp chí thông tin y dược số đặc biệt chuyên đề sản phụ khoa 12/1999, 162 – 165
9.    Francis F. (1994) “Cesarean section delivery in 1980s: International comparison by indication”, Am. J. Obstetric Gynecology1990, 495 – 504
10.    Olivazes M.A.S., Santiago R.G.A. (1996) “Incidence and indication for cesarean section at the central military hospital of Mexico”, Gy – Ob mex, Feb 64: 79 – 84(MeblineR. 1996)
11.     Koc (2003), “Increased cesarean section rates in Turkey”, The European Journal of contraception and Reproductive health care, Volum (8)
12.    Mark Hill (2006), “The national sentinel cesarean section Audi Report (US)”, Normal Development – Birth – cearean Delivery.
13.    Lê Thanh Bình (1993), “Bước đầu tìm hiểu nguyên nhân chỉ định mổ lấy thai ở con so”, Luận văn chuyên khoa cấp II, trường Đại học Y Hà Nội.
14.     Đỗ Quang Mai (2007), “Nghiên cứu tình hình mổ lấy thai ở sản phụ con so tại bệnh viện phụ sản trung ương 2 năm 1996 và 2006” luận văn thạc sỹ y học, trường Đại học Y Hà Nội
15.     Vương Tiến Hòa (2004), “Nghiên cứu chỉ định mổ lấy thai ở người đẻ con so tại bệnh viện phụ sản trung ương năm 2002”, Tạp chí nghiên cứu y học, tập 21, số 5, 79 – 84
16.    Nguyễn Thìn (1993), “Thái độ xử trí cho mổ lấy thai, nguy cơ cao trong sản khoa”, Hội sản phụ khoa và KHHGĐ, số 1. 17 – 20
17.    Đinh Văn Thắng (1965) “Nhìn chung về chỉ định và tỷ lệ mổ lấy thai ở Việt Nam năm 1964”, Nội san sản phụ khoa, Viện BVBMTSS 1965, tập 5 số 1, 31 – 39
18.    Trần Nhật Hiển (1971) “Những chỉ định mổ lấy thai năm 1967 tại bệnh viện Hà Tây”, Chuyên đề mổ lấy thai viện BVBMTSS, số 2, 8 – 16
19.    Trần Phi Liệt (1971), “Tình hình tử vong mẹ và con do mổ cerarean trong năm 1966 – 1970”, Chuyên đề mổ lấy thai, viện BVBMTSS tháng 02/ 1971, 64 – 72
20.    Dương Thị Cương (1971), “Tình hình mổ lấy thai tại viện BVBMTSS từ 1965 – 1970”, Hội nghị chuyên đề mổ lấy thai số 2/71, 17 – 25
21.    Nguyễn Văn Kiên (2006). Nghiên cứu tình hình thai quá ngày sinh tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương trong 3 năm từ 6/2002 đến 6/2006. Luận văn tốt nghiệp chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội.
22.    Đỗ Trọng Hiếu (1979), “Chỉ định mổ lấy thai 1970 – 1979 tại viện BVBMTSS”, Hội nghị chuyên đề forceps, giác hút sản khoa và mổ lấy thai tại TPHCM 10/1979, Viện BVBMTSS , Hà Nội, 9
23.    Lê Điềm (1985) “Tình hình mổ lấy thai tại bệnh viện phụ sản Hải Phòng tháng 06/1980 – 06/ 1985”, Công trình NVKH 5 năm phụ sản sơ sinh và KHHGĐ, BVPS Hải Phòng, tập 1, 56 – 63
24.    Nguyễn Đức Lâm (1993), “Nhận xét 1063 trường hợp mổ đẻ con so trong 3 năm 1989 – 1991”, Tóm tắt công trình nghiên cứu khoa học 5 năm 1988 – 1993, tập 1, Bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng, 33 – 39
25.    Nguyễn Thìn (1993), “Thái độ xử trí cho mổ lấy thai, nguy cơ cao trong sản khoa”, Hội Sản phụ khoa và KHHGĐ, số 1, 17 – 20
26.    Lê Điềm, Lê Hoàng (1994), “Nhận xét tình hình sản khoa trong 3 năm đầu thập kỷ 80 và 3 năm đầu thập kỷ 90”, Công trình NCKH, Viện BVBMTSS, Hà Nội, Tr 22 – 23
27.    Nguyễn Thị Ngọc Khanh (1997), “Thái độ xử trí đối với sản phụ có sẹo mổ lấy thai cũ tại Viện BVBMTSS năm 1993 – 1994”, Công trình NCKH tại Hà Nội, tr 45 – 50
28.    Lê Đình Liên (1980). Bàn về mổ lấy thai lại trong các trường hợp mổ lấy thai cũ. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II, trường Đại học Y Hà Nội.
29.     Bùi Minh Tiến(2000), “Tình hình mổ lấy thai tại Bệnh viện Phụ sản Thái Bình năm 1996 – 1998”, Nội san Sản phụ khoa, tr 6 – 14
30.    Nguyễn Đức Hinh, Hồ Sỹ Hùng, Đào Thị Hoa (1998), “Tình hình mổ lấy thai tại bệnh viện Phụ sản Trung Ương 1998”, Công trình NCKH tại Hà nội, 1
31.    Phạm Văn Oánh (2002) “Nghiên cứu tình hình mổ lấy thai tại Viện BVBMTSS năm 2000”, Luận văn tốt nghiệp chuyên khoa cấp II, trường Đại học Y Hà Nội, 51
32.    Võ Thị Thu Hà (2004), “Nghiên cứu tình hình phẫu thuật lấy thai tại Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang từ 01/09/2003 đến 30/08/2004”, Nội san Sản phụ khoa, Hà Nội 13 – 17/07/2005, 66 – 71
33.    Tampakoudis P., et al (2004) “Cesarean section rates and indication in Greece: data from a 24 year period in a teaching hospital”, Clin Exp Obstet Gynecol, 31(4), 289 – 292
34.    Chin – Yuan Hsu, et al (2007), “Cesarean births in Taiwan”, Intertional Journal of Gynecology and Obstetrics, Volume 96, Isue 1, Junuary 2007, 54 – 56
35.    Wanyonyi S., et al (2007), “Cesarean section rates and perinatal outcome at the Aga Khan University Hospital, Nairobi”, East Afr Med J, Dec, 83 (12), 651 – 658
36.    Rosário Gorgal et al (2012). Gestational diebtes mellitus: A risk factor for non- elective cesaerean section. J.Obset. Gyneacol. Res. Vol. 38 No. 1: 154-9, January 2012.
37.    Joyce A. Martin, M.P.H.; Brady E. Hamilton, Ph.D.; Michelle J.K. Osterman, M.H.S.; Anne K. Driscoll, Ph.D. and T.J. Mathews, M.S., Division of Vital Statistics (2017). Birth – final data for 2015. National Vital Statistics Report. Volume 66 No. 1, January 5 2017.
38.    Cunningham F.G. (1994). Cesearean section and caesarean hysterectomy. William obstetrics, 19th ed, California, chap 26, pp.591-613.
39.    World Health Organization. Statement on Cesearean Section Rates. Human reproduction programm 2015. www.who.int/reproductivehealth.
40.    James S1, Gil KM, Myers NA, Stewart J (2009). Effect of parity on gestational age at delivery in multiple gestation pregnancies. J Perinatol. 2009 Jan;29(1):13-9. doi: 10.1038/jp.2008.121. Epub 2008 Aug 21.
41.    Shearer EL (1993). Cesarean section: medical benefits and costs. Soc Sci Med. 1993 Nov;37(10):1223-31.
42.    Tampakoudis P1, Assimakopoulos E, Grimbizis G, Zafrakas M, Tampakoudis G, Mantalenakis S, Bontis J. Cesarean section rates and indications in Greece: data from a 24-year period in a teaching hospital. Clin Exp Obstet Gynecol. 2004;31(4):289-92.
43.    Nguyễn Đức Vy (1998). Nhận xét tình hình mổ lấy thai của khoa Sản, Bệnh viện Phụ Sản Hải dương trong 4 năm 1994 – 1997. Nội san Phụ khoa, số 1, tr. 8 -11.
44.    S. Katherine Laughon, MD, MS,1 Jun Zhang, PhD, MD,1 James Troendle, PhD,1 Liping Sun, MD, MS,1 and Uma M. Reddy, MD, MPH1. Using a Simplified Bishop Score to Predict Vaginal Delivery. Obstet Gynecol. 2011 Apr; 117(4): 805–811.
45.    Đinh Văn Nhữ (2002). Nghiên cứu tình hình mổ lấy thai ở sản phụ có sẹo mổ đẻ cũ tại Bệnh viện Phụ Sản Nam Định. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa II, trường Đại học Y Hà Nội, tr. 28-29.
46.    Austin Ugwumadu (2005). Does the Maxim “Once a Caesarean, Always a Caesarean” Still Hold True? PLoS Med. 2005 Sep; 2(9): e305.
47.    Gould JB, Davey B, Stafford RS (1989). Socioeconomic differences in rates of cesarean section. N Engl J Med. 1989 Jul 27;321(4):233-9.
48.    Irvin L.M. and Show R.W. (2001). Trial of scar of elective repeat cesearean section at maternal request?. J. Obset Gynecol. Volum (21), pp.463.
49.    Bộ y tế (2015). Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản.
50.    Socol M.L. (2005). Elective induction vs. spontaneous labor: Associations and outcomes. The Journal of reproductive medicine 50(4):235-40.
51.    World Health Organization partograph in management of labour. World Health Organization Maternal Health and Safe Motherhood Programme. Lancet. 1994 Jun 4;343(8910):1399-404.
52.    S. Katherine Laughon, MD, MS, Jun Zhang, PhD, MD, James Troendle, PhD, Liping Sun, MD, MS, and Uma M. Reddy, MD, MPH (2011). Using a Simplified Bishop Score to Predict Vaginal Delivery. Obstet Gynecol. 2011 Apr; 117(4): 805–811.
53.    Nguyễn Đức Thuấn (2006). Mối liên quan giữa tăng acid uric huyết thanh với tình hình xử trí tiền sản giật tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương từ 7/2004 đến 7/2006. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II, Trường đại học Y Hà Nội.
54.    Nguyễn Thị Thu Hương (2006). Nhận xét tình hình tim sản trên trên thai phụ có tuổi thai từ 32 tuần trở lên tại Bệnh viện Bạch Mai từ 1/2003 đến 12/2005. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ, Trường đại học Y Hà Nội.
55.    Mukesh M Agarwal (2015). Gestational diabetes mellitus: An update on the current international diagnostic criteria. World J Diabetes. 2015 Jun 25; 6(6): 782–791.
56.    American Diabetes Association (ADA) 2016 Guidelines. ADA 2016 Pregnancy Gestational Diabetes. Diabetes managemant guidelines.
57.    Gorgal R, Gonçalves E, Barros M, Namora G, Magalhães A, Rodrigues T, Montenegro N. Gestational diabetes mellitus: a risk factor for non-elective cesarean section. J Obstet Gynaecol Res. 2012 Jan;38(1):154-9. 
58.    Kulkarni AA, Shrotri AN. Admission test: a predictive test for fetal distress in high risk labour. J Obstet Gynaecol Res. 1998 Aug;24(4):255-9.
59.    Bùi Quang Trung (2010). Nghiên cứu mổ lấy thai con so tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương trong sáu tháng cuối năm 2004 – 2009. Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment