Nghiên cứu các chỉ số doppler mô cơ tim ở người trưởng thành bình thường và bệnh nhân tăng huyết áp

Nghiên cứu các chỉ số doppler mô cơ tim ở người trưởng thành bình thường và bệnh nhân tăng huyết áp

 Nghiên cứu các chỉ số doppler mô cơ tim ở người trưởng thành bình thường và bệnh nhân tăng huyết áp

MỤC LỤC
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các sơ đồ, biểu đồ, hình
ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………………..…………1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ………….……………………………………………………3
1.1 BIẾN ĐỔI CẤU TRÚC, CHỨC NĂNG TIM Ở NGƯỜI BÌNH THƯỜNG THEO TUỔI VÀ BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP …… ………………………………..…….3
1.1.1. Cấu trúc mô cơ tim và tế bào cơ tim………………………………….…….3
1.1.2. Những thay đổi cấu trúc và chức năng của tim theo tuổi………..………..4
1.1.3. Biến chứng tim của tăng huyết áp………………………………………….7
1.1.3.1. Rối loạn hoạt động của tế bào cơ tim và cấu trúc tổ chức cơ tim…………7
1.1.3.2. Phì đại thất trái……………………………………………………8
1.1.3.3. Rối loạn nhịp tim…………………………………………………11
1.1.3.4. Suy tim …………………………………………………………..13
1.1.3.5. Tổn thương nhĩ trái………………………………………………13
1.1.3.6. Thiếu máu cơ tim…………………………………………….……14
1.2. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH ĐÁNH GIÁ HÌNH THÁI VÀ
CHỨC NĂNG TIM Ở NGƯỜI BÌNH THƯỜNG VÀ BỆNH NHÂN THA ……………15
1.2.1. Siêu âm tim thường quy………………………………………………..… 15
1.2.2. Ghi hình phóng xạ…………………………………………………….……16
1.2.3. Cộng hưởng từ tim……………………….…………………………..…….18
1.3. VAI TRÒ CỦA SIÊU ÂM DOPPLER MÔ CƠ TIM TRONG ĐÁNH GIÁ HÌNH
THÁI VÀ CHỨC NĂNG TIM Ở BỆNH NHÂN THA…………………………………..20
1.3.1. Nguyên lý siêu âm mô cơ tim………………………………………..…….20
1.3.2. Một số thông số của siêu âm Doppler mô cơ tim……………………….…23
1.3.3. Gía trị của siêu âm Doppler mô trong đánh giá bệnh tim do THA………..25
1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ SIÊU ÂM DOPPLER MÔ CƠ TIM Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH VÀ Ở BỆNH NHÂN THA………………………………………..31
1.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới………………………………………..31
1.4.2. Các nghiên cứu ở trong nước………………………………………….…..35
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………….….36
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU…………………………………………..….……….36
2.1.1. Nhóm người bình thường………………………………………….………36
2.1.2. Nhóm bệnh nhân THA……….……………….………………………….38
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………………………………………..…..38
2.2.1.Thiết kế nghiên cứu………………..……………………………….………38
2.2.2. Cỡ mẫu ………………………………………………………………..……39
2.2.3. Khám xét lâm sàng, cận lâm sàng chung………………………….………40
2.2.4. Quy trình kỹ thuật siêu âm tim……………………………………….……41
2.2.4.1. Chuẩn bị bệnh nhân………………………………………………41
2.2.4.2. Trang thiết bị kỹ thuật………………………………………..…..41
2.2.4.3. Kỹ thuật đo các thông số siêu âm TM, 2D, Doppler………..….43
2.2.4.4. Kỹ thuật siêu âm Doppler mô……………………………………47
2.2.5. Các tiêu chuẩn chẩn đoán…………………………………………………50
2.2.5.1. Một số tiêu chuẩn đánh giá về lâm sàng và xét nghiệm……..….50
2.2.5.2. Chụp xạ hình tưới máu cơ tim…………………………………….….54
2.2.5.3. Chụp động mạch vành………………………………………….………55
2.3. XỬ LÝ SỐ LIỆU………………………………………………………………..…..56
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…………………………………………………58
3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH BÌNH THƯỜNG
3.1.1. Đặc điểm chung ……………………………..……………………….…….58
3.1.2. Giá trị bình thường một số thông số siêu âm Doppler mô cơ tim ………..60
3.1.3. Mối tương quan giữa tuổi và các thông số Doppler mô cơ tim……..……67
3.1.4. Ảnh hưởng của một số yếu tố sinh lý đến các thông số Doppler mô cơ tim……………72
3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC CHỈ SỐ TDI Ở BỆNH NHÂN THA………..……76
3.2.1. Đặc điểm chung của nhóm tăng huyết áp………………….………….…..76
3.2.2. Biến đổi siêu âm TM, 2D và Doppler ở bệnh nhân tăng huyết áp…………………..79
3.2.3. Các thông số Doppler mô cơ tim ở bệnh nhân tăng huyết áp……………….82
3.2.4. Liên quan của các thông số Doppler mô cơ tim với thời gian phát hiện bệnh
THA………………………………………………….……….……………..……86
3.2.5. Ảnh hưởng của phì đại thất trái đến các thông số Doppler mô cơ tim………………..88
3.2.6. Liên quan giữa hình ảnh khuyết xạ trên XHTMCT và các thông số Doppler mô cơ tim …………………………………………………………………..…….92
CHƯƠNG IV. BÀN LUẬN ………………………………………………………………..94
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG NHÓM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU…………………..….94
4.1.1. Nhóm người bình thường……………………………..……………….…..94
4.1.2. Nhóm tăng huyết áp………………………………………………….……95
4.2. ĐẶC ĐIỂM CÁC THÔNG SỐ DOPPLER MÔ CƠ TIM Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH
BÌNH THƯỜNG, ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ SINH LÝ………………………….96
4.2.1. Đặc điểm các thông số Doppler mô cơ tim ở người bình thường và ảnh
hưởng của tuổi…………………………………………………………………….97
4.2.2. Ảnh hưởng của một số yếu tố sinh lý khác đến các chỉ số Doppler mô cơ
tim…………………………………………………………………………..……111
4.3. BIẾN ĐỔI MỘT SỐ THÔNG SỐ DOPPLER MÔ CƠ TIM VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI MỘT
SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNGỞ BỆNH NHÂN THA……………………….116
4.3.1. Biến đổi các thông số siêu âm TM, 2D, và Doppler tim ở bệnh nhân
THA………………………………………………………………………..…….117
4.3.1.1. Những thay đổi về hình thái thất trái………………………………117
4.3.1.2. Những thay đổi về chức năng tâm thu, tâm trương thất trái………118
4.3.2. Biến đổi một số thông số siêu âm Doppler mô cơ timở bệnh nhân THA ……….…….120
4.3.2.1. Biến đổi một số thông số Doppler mô cơ tim đánh giá chức năng tâm thu thất trái…………………………………………………………………………………………..120
4.3.2.2. Biến đổi một số thông số Doppler mô cơ tim đánh giá chức năng tâm trương thất trái ……………………………………………………………123
4.3.2.3. So sánh các chỉ số Doppler mô cơ tim giữa những bệnh nhân THA có chức năng tâm trương thất trái bình thường với nhóm chứng…………………………….127
4.3.3. Mối liên quan giữa một số thông số Doppler mô cơ tim với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng…………………………………………………………..128
4.3.3.1. Mối liên quan giữa một số chỉ số Doppler mô cơ tim với thời gian phát hiện bệnh tăng huyết áp……………………………………………….…128
4.3.3.2. Mối liên quan giữa một số thông số Doppler mô cơ tim và phì đại thất trái…………………………………………………………………………..129
4.3.3.3. Mối liên quan giữa một số chỉ số Doppler mô cơ tim ở bệnh nhân THA và thiếu máu cơ tim ………………………………………………………131
KẾT LUẬN………………………………………………………………………………136
KIẾN
NGHỊ………………………………………………………………………………138
PHỤ LỤC
Danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả đã đăng in liên quan đến luận án
Tài Liệu tham khảo
Danh sách bệnh nhân
Danh sách nhóm chứng
Mẫu bệnh án nghiên cứu
 
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp nguyên phát là một bệnh khá phổ biến, hay gặp nhất trong số các bệnh tim mạch ở hầu hết các nước trên thế giới. Theo báo cáo của tổ chức Y tế thế giới, năm 2000 số người mắc bệnh tăng huyết áp (THA) trên toàn thế giới là khoảng 600 triệu người [170]. Một điều tra gần đây (2008) của Viện tim mạch Việt Nam cho thấy tỷ lệ THA trong dân số là 25,1%, trong đó ở nam giới là 28,3%, nữ giới 23,1% và có xu thế ngày càng gia tăng [160].
THA ảnh hưởng đến nhiều cơ quan, bộ phận khác nhau trong cơ thể như, tim, thận, não, mắt…, gây ra nhiều biến cố tim mạch nghiêm trọng, làm tăng tỷ lệ tàn phế và tử vong. Khi huyết áp tăng đã tác động trực tiếp lên tim làm cho tim phải co bóp mạnh hơn, dẫn đến tái cấu trúc tim, lâu dần sẽ làm tăng khối lượng cơ thất trái và ảnh hưởng đến chức năng tâm thu (CNTTh) và tâm trương (CNTTr) thất trái. Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới, những biến đổi về cấu trúc và chức năng thất trái trong THA diễn ra liên tục và thầm lặng, mà nhiều khi không thể phát hiện được bằng các phương pháp thăm khám thông thường, trong khi đó nếu xác định được sớm các biến đổi về hình
thái và chức năng thất trái, sẽ giúp cho điều trị đạt kết quả tốt hơn, có thể làm giảm phì đại thất trái (PĐTT), hạn chế rối loạn nhịp và phục hồi chức năng thất trái [31], [88], [125]. 
Để phát hiện và đánh giá những biến đổi của tim trên bệnh nhân THA ngoài lâm sàng, hiện nay có nhiều phương pháp cận lâm sàng khác đã được áp dụng như cộng hưởng từ tim, chụp cắt lớp vi tính đa dẫy đầu thu, siêu âm tim, xạ hình tưới máu cơ tim…, trong đó siêu âm tim với ưu điểm của phương pháp không xâm nhập, có độ an toàn và hiệu qủa cao, nên thường được sử dụng rộng rãi để đánh giá hình thái và chức năng tim trong THA, như phì đại thất trái, tình trạng chức năng tâm thu, tâm trương thất trái…, tuy vậy với các kiểu siêu âm truyền thống (không bao gồm siêu âm Doppler mô cơ tim), chưa phát hiện được những biến đổi sớm của tim, nhất là trong những trường hợp
THA giai đoạn đầu, khi chức năng tâm thu thất trái vẫn trong giới hạn bình thường. Chính vì thế trong khoảng vài thập niên gần đây siêu âm Doppler mô cơ tim ra đời với ưu thế về kỹ thuật vượt trội đã cho phép đo được vận động của các vùng cơ tim, trong cả thì tâm thu và tâm trương, nên có thể định lượng được vận động của từng vùng cơ tim, vì vậy rất thích hợp trong chẩn đoán bệnh động mạch vành, ngoài ra siêu âm Doppler mô cơ tim còn cho phép đánh giá vận động vòng van 2 lá, một thông số có giá trị cao để đánh giá sớm những thay đổi chức năng tâm thu, tâm trương thất trái, ngay cả khi chưa có phì đại thất trái và EF% vẫn trong giới hạn bình thường [102], [108], [112], [169].
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về vai trò của siêu âm Doppler mô cơ tim trên những đối tượng bình thường và trong các bệnh lý tim mạch khác nhau, nhưng ở nước ta, những nghiên cứu này còn ít được đề cập tới, đặc biệt chúng ta chưa có những số liệu về Doppler mô cơ tim trên người bình thường ở các lứa tuổi khác nhau để làm tham số so sánh với những bệnh tim mạch nói chung và THA nói riêng, mà điều này rất cần thiết trong nghiên cứu. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: ” Nghiên cứu các chỉ số Doppler mô cơ tim ở người trưởng thành bình thường và bệnh nhân tăng huyết áp” nhằm hai mục tiêu:
1. Nghiên cứu một số thông số siêu âm Doppler mô cơ tim ở người trưởng thành bình thường.
2. Tìm hiểu biến đổi một số thông số Doppler mô cơ tim và mối liên quan với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân tăng huyết áp.

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment