Nghiên cứu các phương pháp phát hiện và điều trị tiền ung thư cổ tử cung tại 24 xã vùng nông thôn tỉnh Thái Bình
Luận án tiến sĩ y học Nghiên cứu các phương pháp phát hiện và điều trị tiền ung thư cổ tử cung tại 24 xã vùng nông thôn tỉnh Thái Bình.Ung thư cổ tử cung là ung thư phát sinh ở cổ tử cung, nơi kết nối tử cung và âm đạo. Hầu hết tất cả các trường hợp ung thư cổ tử cung (99%) đều có liên quan đến nhiễm human papilloma virus (HPV), một loại virus phổ biến lây truyền qua đường tình dục. Trong hơn 100 loại HPV, có một số loại có nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung, phổ biến nhất là HPV 16 và 18 [1].
Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ hai trong các loại ung thư ở phụ nữ. Năm 2018, ước tính có khoảng 570.000 trường hợp mắc mới và 311.000 ca tử vong trên toàn thế giới. Trong số này, 85% ghi nhận được ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Ung thư cổ tử cung đang giảm dần ở các nước phát triển, nơi có các chương trình kiểm soát hiệu quả. Tuy nhiên, ung thư cổ tử cung đang gia tăng ở các nước không có chương trình kiểm soát hoặc chương trình kiểm soát không hiệu quả [2].
Mặc dù là bệnh có thể dự phòng phát hiện sớm, nhưng hiện tại ung thư cổ tử cung vẫn là một trong những bệnh ung thư thường gặp nhất ở người phụ nữ Việt Nam. Ước tính hiện nay mỗi năm có 5.664 phụ nữ được chẩn đoán mắc ung thư cổ tử cung và 2.472 người chết vì căn bệnh này, với ước tính tỷ lệ mắc chuẩn hóa theo tuổi là 11,5/100.000 phụ nữ [1].
Cho đến nay, trên thế giới và Việt Nam đã có nhiều chương trình và chiến lược sàng lọc ung thư cổ tử cung. Trong các phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung thì quan sát cổ tử cung bằng mắt thường sau bôi acid acetic (VIA) là phương pháp đơn giản và có thể triển khai được ở các vùng sâu vùng xa, điều kiện kinh tế không cao [1].
Năm 2016, Bộ Y tế phê duyệt tài liệu “Kế hoạch Hành động quốc gia về dự phòng và kiểm soát ung thư cổ tử cung giai đoạn 2016 – 2025” thực hiện tại2 các tuyến y tế từ tuyến trung ương, tuyến tỉnh đến tuyến huyện, xã [1]. Tuy nhiên việc sàng lọc ung thư cổ tử cung được thực hiện chủ yếu tại các cơ sở y tế, sàng lọc tại cộng đồng còn rất hạn chế.
Sàng lọc phát hiện sớm các tổn thương tiền ung thư và điều trị có hiệu quả là yếu tố then chốt để thực hiện thành công chương trình phòng chống ung thư cổ tử cung. Để chương trình phòng ngừa ung thư cổ tử cung thực sự hiệu quả và có giá trị về mặt cộng đồng, việc sàng lọc phải gắn liền với các phương pháp điều trị thích hợp đối với bất kỳ các tổn thương tiền ung thư nào được phát hiện.
Thái Bình là tỉnh thuần nông, với hơn 80% dân số sống ở khu vực nông thôn, thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp nên điều kiện kinh tế khó khăn, cho đến nay chưa có chương trình sàng lọc ung thư cổ tử cung trong cộng đồng. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu các phương pháp phát hiện và điều trị tiền ung thư cổ tử cung tại 24 xã vùng nông thôn tỉnh Thái Bình” với hai mục tiêu sau:
1. Nghiên cứu phương pháp phát hiện tổn thương tiền ung thư cổ tử cung trong cộng đồng bằng VIA và các yếu tố liên quan.
2. Đánh giá kết quả điều trị tổn thương tiền ung thư cổ tử cung bằng laser CO2 cho phụ nữ tại 24 xã vùng nông thôn tỉnh Thái Bình
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………………………………….. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ………………………………………………. 3
1.1. Cấu tạo giải phẫu, mô học và sinh lý cổ tử cung…………………………….. 3
1.1.1. Cấu tạo giải phẫu cổ tử cung …………………………………………………. 3
1.1.2. Cấu trúc mô học của niêm mạc âm đạo cổ tử cung…………………… 4
1.1.3. Đặc điểm sinh lý cổ tử cung ………………………………………………….. 6
1.2. Diễn tiến của ung thư cổ tử cung………………………………………………….. 7
1.2.1. Tình hình ung thư cổ tử cung trên thế giới ………………………………. 8
1.2.2. Tình hình ung thư cổ tử cung ở Việt Nam……………………………….. 9
1.3. Một số yếu tố nguy cơ và nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung ………….. 11
1.3.1. Yếu tố nguy cơ cho sự hình thành ung thư cổ tử cung …………….. 11
1.3.2. Vai trò của HPV ………………………………………………………………… 14
1.4. Các tổn thương tiền ung thư cổ tử cung ………………………………………. 16
1.4.1. Các tổn thương tiền ung thư qua soi cổ tử cung……………………… 17
1.4.2. Tổn thương tiền ung thư trên tế bào học cổ tử cung………………… 18
1.4.3. Tổn thương tiền ung thư trên mô bệnh học ……………………………. 19
1.5. Các phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung……………………………… 21
1.5.1. Xét nghiệm tế bào học cổ tử cung ………………………………………… 22
1.5.2. Xét nghiệm DNA HPV……………………………………………………….. 23
1.5.3. Quan sát cổ tử cung bằng mắt thường với dung dịch acid acetic . 24
1.6.4. Quan sát cổ tử cung sử dụng dung dịch Lugol ……………………….. 28
1.6. Điều trị các tổn thương tiền ung thư cổ tử cung……………………………. 29
1.6.1. Phương pháp phá hủy tổ chức ……………………………………………… 30
1.6.2. Các phương pháp cắt bỏ tổn thương cổ tử cung……………………… 35
1.6.3. Phương pháp điều trị triệt để ……………………………………………….. 39
1.7. Các nghiên cứu sàng lọc ung thư cổ tử cung tại Việt Nam …………….. 40
1.8. Giới thiệu về dự án nghiên cứu: “Tăng cường nhận thức của phụ nữ về tầm
soát ung thư cổ tử cung, kết hợp hỗ trợ sàng lọc và điều trị ca bệnh” ……. 42CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …….. 43
2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu…………………………………… 43
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu …………………………………………………………. 43
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu…………………………………………………………… 44
2.1.3. Thời gian nghiên cứu………………………………………………………….. 45
2.2. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………………… 46
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ……………………………………………………………. 46
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ………………………………………. 46
2.2.3. Phương tiện nghiên cứu………………………………………………………. 49
2.2.4. Các bước tiến hành nghiên cứu ……………………………………………. 51
2.3. Các biến số và tiêu chuẩn nghiên cứu …………………………………………. 59
2.3.1. Các đặc điểm chung về dịch tễ học của phụ nữ nghiên cứu……… 59
2.3.2. Các đặc điểm về lâm sàng và cận lâm sàng của phụ nữ nghiên cứu… 60
2.3.3. Kết quả các phương pháp sàng lọc và chẩn đoán ……………………. 61
2.3.4. Điều trị tổn thương bất thường cố tử cung bằng laser CO2 ………. 61
2.3.5. Các tiêu chuẩn nghiên cứu…………………………………………………… 62
2.4. Xử lý số liệu…………………………………………………………………………….. 63
2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu……………………………………………….. 64
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………………………………… 66
3.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu………………………… 66
3.1.1. Đặc điểm về nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu………………….. 66
3.1.2. Đặc điểm về tiền sử sản phụ khoa ………………………………………… 68
3.1.3. Đặc điểm về tuổi bắt đầu quan hệ tình dục và số bạn tình của phụ nữ …… 72
3.1.4. Tình trạng sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục ……………….. 73
3.1.5. Tình trạng hút thuốc lá………………………………………………………… 73
3.2. Phát hiện tổn thương tiền ung thư cổ tử cung trong cộng đồng bằng VIA
và các yếu tố liên quan. ………………………………………………………….. 743.2.1. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu…… 74
3.2.2. Các phương pháp sàng lọc và chẩn đoán tổn thương ở cổ tử cung…. 75
3.2.3. Một số yếu tố liên quan đến kết quả sàng lọc VIA trong cộng đồng.. 78
3.3. Đánh giá kết quả điều trị tổn thương tiền ung thư cổ tử cung bằng phương
pháp laser CO2 ………………………………………………………………………. 86
3.3.1. Tỷ lệ khỏi bệnh khi điều trị bằng phương pháp laser CO2 ……….. 86
3.3.2. Tỷ lệ khỏi bệnh theo nhóm tuổi……………………………………………. 87
3.3.3. Tỷ lệ khỏi bệnh theo kết quả TBH ……………………………………….. 88
3.3.4. Tỷ lệ khỏi bệnh theo đường kính tổn thương …………………………. 88
3.3.5. Thời gian khỏi bệnh theo đường kính tổn thương …………………… 89
3.3.6. Thời gian tiết dịch sau điều trị bằng laser CO2……………………….. 90
3.3.7. Biến chứng sau điều trị bằng phương pháp laser CO2……………… 91
3.3.8. Kết quả xét nghiệm lần 2 sau điều trị 12 tháng ………………………. 91
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN…………………………………………………………………. 92
4.1. Một số đặc điểm chung của đối tương nghiên cứu………………………… 92
4.1.1. Đặc điểm về dân số học………………………………………………………. 92
4.1.2. Đặc điểm về tiền sử sản khoa ………………………………………………. 96
4.1.3. Đặc điểm về tiền sử phụ khoa………………………………………………. 98
4.1.4. Đặc điểm về tuổi quan hệ tình dục lần đầu và số bạn tình của phụ nữ.. 99
4.1.5. Tình trạng sử dụng bao cao su và hút thuốc lá ……………………… 100
4.2. Phát hiện tổn thương tiền ung thư cổ tử cung trong cộng đồng bằng VIA
và các yếu tố liên quan. ………………………………………………………… 101
4.2.1. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu .. 101
4.2.2. Kết quả các phương pháp sàng lọc tổn thương cổ tử cung……… 103
4.2.3. Một số yếu tố liên quan đến kế quả sàng lọc VIA trong cộng đồng .. 110
4.3. Đánh giá kết quả điều trị các tổn thương cổ tử cung bằng phương pháp
laser CO2 …………………………………………………………………………….. 1214.3.1. Tỷ lệ khỏi bệnh khi điều trị bằng laser CO2 …………………………. 122
4.3.2. Thời gian tiết dịch sau điều trị bằng laser CO2……………………… 130
4.3.3. Theo dõi các tác dụng phụ và biến chứng sau điều trị……………. 131
4.3.4. Kết quả xét nghiệm VIA và tế bào học lần 2………………………… 133
ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN …………………………………………………. 134
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………. 136
KHUYẾN NGHỊ …………………………………………………………………………….. 138
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC