NGHIÊN CỨU CÁC RỐI LOẠN NHỊP NHĨ NHANH Ở BỆNH NHÂN MANG MÁY TẠO NHỊP VĨNH VIỄN HAI BUỒNG TRÊN 1 NĂM

NGHIÊN CỨU CÁC RỐI LOẠN NHỊP NHĨ NHANH Ở BỆNH NHÂN MANG MÁY TẠO NHỊP VĨNH VIỄN HAI BUỒNG TRÊN 1 NĂM

NGHIÊN CỨU CÁC RỐI LOẠN NHỊP NHĨ NHANH Ở BỆNH NHÂN MANG MÁY TẠO NHỊP VĨNH VIỄN HAI BUỒNG TRÊN 1 NĂM
Hoàng Quỳnh Huê1, Trần Song Giang2, Đặng Đức Minh3
1 Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái
2 Viện tim mạch Việt Nam- Bệnh viện Bạch Mai
3 Trung tâm Tim mạch – Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Tìm hiểu đặc điểm các rối loạn nhịp nhĩ nhanh ở bệnh nhân mang máy tạo nhịp vĩnh viễn hai buồng trên 1 năm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:  Nghiên cứu mô tả cắt ngang 122 bệnh nhân (BN) mang máy tạo nhịp vĩnh viễn hai buồng trên 1 năm được theo dõi định kì tại Viện Tim Mạch– Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 08/2020 đến tháng 8/2021. Kết quả: Tuổi trung bình là 62 ± 16 tuổi, nữ giới 63%, 71/ 122 bệnh nhân mang máy tạo nhịp vĩnh viễn hai buồng trên 1 năm có rối loạn nhịp nhĩ nhanh chiếm tỉ lệ 58,2% (AHRE 32,8%, rung nhĩ  25,4%). Thời gian mang máy tạo nhịp vĩnh viễn hai buồng trên 1 năm trung bình 3 ± 2 năm. Nguy cơ rối loạn nhịp nhĩ nhanh (RLNNN) tăng gấp 2,6 lần nếu bệnh nhân có suy nút xoang, và tăng gấp 0,4 lần ở bệnh nhân có phương thức tạo nhịp lúc khám DDD, với p < 0.05. Thời điểm xuất hiện AHRE , rung nhĩ  trên 6 giờ đến 12 giờ sáng chiếm tỉ lệ cao nhất lần lượt là 85%, 74,2%, với p < 0.05. RLNNN thường không có triệu chứng lâm sàng 75%. Nguy cơ đột quị, TIA của nhóm AHRE  > 5.5 giờ cao gấp 0,05 lần so với nhóm AHRE  ≤  5.5 giờ. Kết luận: Rối loạn nhịp nhĩ nhanh thường không có triệu chứng trên lâm sàng, biến cố tắc mạch nguy cơ xảy ra thời lượng cơn AHRE trên 5, 5 giờ với CI 95%( 0,006-0,4), p < 0,05. 

Rung nhĩ (AF: atrial fibrilation) là rối loạn nhịp tim thường gặp trên lâm sàng, làm tăng gấp 5 lần nguy cơ đột quị do thiếu máu cục bộ và gặp ở 40% bệnh nhân đột quị do thiếu máu cục bộ hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua. Khoảng 15 triệu người trên toàn thế giới bị đột quị mỗi năm và trong số này có ít nhất 15% có liên quan đến rung nhĩ được chẩn đoán trên lâm sàng [1]. Bên cạnh đó, xu  hướng trong thực hành lâm sàng hiện nay cho rằng cơn tim nhanh nhĩ (AHRE) là rối loạn nhịp nhĩ nhanh với tần số trên 180 nhịp/ phút  kéo  dài  trên  5  phút  ở  những  bệnh  nhân mang thiết bị điện tử cấy ghép tim, là yếu tố khởi phát cơn rung nhĩ cận lâm sàng và rung nhĩ thầm lặng không có biểu hiện triệu chứng, đồng thời đây là nguy cơ gây rung nhĩ tắc mạch hệ thống, đột quị và tử vong tim mạch ở bệnh nhân [2],[3]. Hiện nay, trên thế giới đã có nghiên cứu về rối loạn nhịp nhĩ nhanh ở bệnh nhân mang máy tạo nhịp vĩnh viễn vànguy cơ tắc mạch như nghiên cứu của A. John Camm 2017, Wei Da Lu năm 2019[1],[4].Tại Việt Nam, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về tỷ lệ  rối loạn nhịp nhĩ nhanh, rung nhĩ và nguy cơ tắc mạch ở bệnh nhân mang máy tạo nhịp hai buồng[5]. Tuy nhiên đây là những  đề tài theo dõi ngắn hạn. Vì vậy, với mong muốn nghiên cứu các rối loạn nhịp nhanh ở bệnh nhân mang máy tạo nhịp hai buồng thời gian dài hơn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với mục tiêu: “Nghiên cứu các rối loạn nhịp nhĩ nhanh ở bệnh  nhân  mang  máy  tạo  nhịp  vĩnh  viễn  hai buồng trên 1 năm“.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment