Nghiên cứu các yếu tố liên quan đến băng huyết sau sinh do đờ tử cung và hiệu quả điều trị bằng chèn bóng lòng tử cung
Luận án tiến sĩ y học Nghiên cứu các yếu tố liên quan đến băng huyết sau sinh do đờ tử cung và hiệu quả điều trị bằng chèn bóng lòng tử cung.Băng huyết sau sinh là biến chứng đe dọa tính mạng khi sinh. Băng huyết sau sinh có thể xảy ra sau sinh đường âm đạo hoặc sinh mổ, là nguyên nhân chính của bệnh tật và tử vong mẹ ở các nước đang phát triển và các nước phát triển. Nguyên nhân thường gặp nhất của băng huyết sau sinh là đờ tử cung; chiếm đến 75% – 90% các nguyên nhân băng huyết sau sinh, do cơ tử cung không co thắt tốt sau khi sổ nhau [52], [94].
Việc xác định các yếu tố liên quan đến băng huyết sau sinh do đờ tử cung có tầm quan trọng cực điểm để cho phép thực hiện các biện pháp tối ưu và dự phòng. Sau khi đã loại trừ các nguyên nhân khác của băng huyết sau sinh như sót nhau, máu cục, vỡ tử cung, tổn thương đường sinh dục, tử cung lộn lòng, rối loạn đông máu, phải nhanh chóng kịp thời xử trí đờ tử cung và phải bắt đầu dự phòng chảy máu, sốc giảm thể tích, rối loạn đông máu do pha loãng, thiếu oxy tổ chức và toan máu. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, sản phụ sẽ bị mất máu nhiều đưa đến trụy tim mạch, choáng nặng có thể dẫn đến tử vong. Băng huyết sau sinh nặng có thể dẫn đến các biến chứng muộn như suy thận cấp, hội chứng Sheehan. Băng huyết sau sinh còn là một yếu tố thuận lợi cho nhiễm trùng hậu sản [13].
Việc xử trí băng huyết sau sinh do đờ tử cung có thể được chia làm các can thiệp không phẫu thuật và phẫu thuật. Trong băng huyết sau sinh không đáp ứng với các can thiệp nội khoa và can thiệp bảo tồn, các biện pháp xâm lấn có thể bao gồm việc làm thuyên tắc mạch bằng X-quang can thiệp, các mũi khâu ép tử cung, thắt thứ tự các mạch máu tử cung, cuối cùng là cắt tử cung. Tuy nhiên, những biện pháp này có tính xâm lấn cao, đòi hỏi nhiều nguồn lực, chuyên gia, đi kèm với tỷ lệ bệnh tật đáng kể.
Hiện nay, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về chèn bóng lòng tử cung với các loại bóng khác nhau. Mặc dù còn đang tranh cãi, chèn bóng lòng tử cung đã được gợi ý là một lựa chọn điều trị hiệu quả, ít xâm lấn để kiểm soát chảy máu tử cung trong khi vẫn bảo tồn khả năng sinh đẻ cho người mẹ. Có nhiều loại bóng, bao gồm các bóng chuyên dụng như bóng Bakri, các bóng không chuyên dụng như bóng Sengstaken-Blakemore, bóng Rüsch, bóng Foley và bóng bao cao su (condom) kết hợp với ống thông [53],[58],[62]. Một trong những gợi ý nghiên cứu của Liên đoàn Sản Phụ khoa Quốc tế và Nhóm Nghiên cứu Băng huyết sau sinh của Tổ chức Y tế Thế giới – từ 2012 đến 2017 là: Hiệu quả của chèn bóng lòng tử cung trong điều trị băng huyết sau sinh [63], [116]. Hội Sản Phụ khoa Mỹ cũng đề nghị xem xét chèn bóng lòng tử cung hoặc các mũi khâu ép đối với băng huyết sau sinh do đờ tử cung không đáp ứng với điều trị nội khoa [37], [38].
Tại Việt Nam, đã có một số nghiên cứu về chèn lòng tử cung bằng bóng Foley tại bệnh viện Từ Dũ và bệnh viện Sản Nhi Phú Yên [12], [18].
Các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam về chèn bóng đã cho thấy, bóng chèn chuyên dụng hoặc không chuyên dụng đều có hiệu quả tương tự trong điều trị băng huyết sau sinh khó kiểm soát, với tỷ lệ thành công từ 88% đến 100% [41], [79]. Bóng chuyên dụng như Bakri [70] có giá từ 125 đến 350 USD; bóng bao cao su (ESM-UBT) [45], [101] được nghiên cứu áp dụng ở châu Phi và Nepal có giá khoảng 5 USD. Tỉnh Kon Tum là một tỉnh miền núi, nguồn lực thấp, trong điều kiện như vậy, chúng tôi dự kiến nghiên cứu chèn lòng tử cung bằng bóng bao cao su kết hợp với ống thông Nelaton vì giá thành rẻ khoảng 1 đến 2 USD, dễ có sẵn ở các tuyến. Phương pháp này, nếu thành công, có thể giúp xử trí nhanh băng huyết sau sinh do đờ tử cung không đáp ứng với điều trị nội khoa và xoa đáy tử cung, giúp an toàn trong chuyển viện từ xã, huyện lên tuyến trên. Vì những lý do trên, chúng tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu các yếu tố liên quan đến băng huyết sau sinh do đờ tử cung và hiệu quả điều trị bằng chèn bóng lòng tử cung” với hai mục tiêu:
1. Nghiên cứu các yếu tố liên quan đến băng huyết sau sinh do đờ tử cung.
2. Đánh giá hiệu quả điều trị đờ tử cung không hồi phục bằng chèn bóng lòng tử cung tự tạo bằng bao cao su.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG1:TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Tình hình băng huyết sau sinh trên thế giới và tại việt nam 3
1.2. Định nghĩa băng huyết sau sinh 4
1.3. Phân loại băng huyết sau sinh 4
1.4. Nguyên nhân băng huyết sau sinh 5
1.5. Các yếu tố nguy cơ băng huyết sau sinh 7
1.6. Bảng kiểm các giai đoạn băng huyết sau sinh 10
1.7. Điều trị nội khoa băng huyết sau sinh 10
1.8. Điều trị băng huyết sau sinh bằng chèn bóng lòng tử cung 12
1.9. Nguyên lý cơ bản của bóng chèn 12
1.10. Các loại bóng chèn 15
1.11. Phương pháp thực hiện chèn bóng 19
1.12. Chỉ định, chống chỉ định chèn bóng 21
1.13. Những xem xét về mặt thực hành chèn bóng 21
1.14. Các kết quả nghiên cứu chèn bóng lòng tử cung ở trong nước và trên thế giới 27
1.15. Điều trị băng huyết sau sinh bằng phẫu thuật bảo tồn 31
CHƯƠNG2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
2.1. Đối tượng nghiên cứu 33
2.2. Phương pháp nghiên cứu 33
2.3. Phương pháp xử lý số liệu 46
2.4. Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học 46
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 48
3.1. Đặc điểm chung 48
3.2. Các yếu tố nguy cơ 50
3.3. Hiệu quả điều nội khoa 53
3.4. Hiệu quả điều trị bằng chèn bóng lòng tử cung 58
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 67
4.1. Đặc điểm chung 67
4.2. Các yếu tố nguy cơ 68
4.3. Hiệu quả điều trị nội khoa 80
4.4. Hiệu quả điều trị bằng chèn bóng lòng tử cung 88
KẾTLUẬN 109
KIẾNNGHỊ 110
DANHMỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
TÀILIỆUTHAMKHẢO
PHỤLỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Phân loại băng huyết sau sinh theo dấu hiệu và triệu chứng 5
Bảng 1.2. Nguy cơ trước sinh đã biết 9
Bảng 1.3. Nguy cơ trong lúc sinh/nguy cơ sau sinh 9
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi 48
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp 48
Bảng 3.3. Phân bố bệnh nhân theo nơi cư trú 49
Bảng 3.4. Phân bố bệnh nhân theo dân tộc 49
Bảng 3.5. Phương pháp sinh 50
Bảng 3.6. Số yếu tố nguy cơ ở nhóm bệnh nhân băng huyết sau sinh do đờ tử cung (n = 100) 50
Bảng 3.7. Đặc điểm trước sinh của đối tượng nghiên cứu (n = 200) 51
Bảng 3.8. Đặc điểm trong chuyển dạ/sau sinh của đối tượng nghiên cứu (n=200) 52
Bảng 3.9. Mô hình hồi quy logistic đa biến các yếu tố nguy cơ có ý nghĩa thống kê đến BHSS 53
Bảng 3.10. Hiệu quả của các thuốc co hồi tử cung (n = 100) 53
Bảng 3.11. Số yếu tố nguy cơ trong các trường hợp điều trị nội thất bại (n=32) 54
Bảng 3.12. Xác định thời điểm băng huyết sau sinh trong các trường hợp điều trị nội thất bại (n = 32) 54
Bảng 3.13. Xác định thời điểm băng huyết sau sinh trong các trường hợp điều trị nội thành công (n = 68) 55
Bảng 3.14. Thời gian điều trị nội và xoa đáy tử cung trong các trường hợp điều trị nội thất bại (n = 32) 55
Bảng 3.15. Thời gian điều trị nội và xoa đáy tử cung trong các trường hợp điều trị nội thành công (n = 68) 56
Bảng 3.16. Lượng máu mất tổng cộng bao gồm lượng máu mất sau sinh trong các trường hợp điều trị nội thất bại (n = 32) 56
Bảng 3.17. Lượng máu mất tổng cộng bao gồm lượng máu mất sau sinh trong các trường hợp điều trị nội thành công (n = 68) 56
Bảng 3.18. Chỉ số sốc trong các trường hợp điều trị nội thất bại (n = 32) 57
Bảng 3.19. Chỉ số sốc trong các trường hợp điều trị nội thành công (n = 68) 57
Bảng 3.20. Đặc điểm bệnh nhân chèn bóng do băng huyết sau sinh (n = 32) 59
Bảng 3.21. Kết quả chèn bóng ở bệnh nhân băng huyết sau sinh (n = 32) 59
Bảng 3.22. Các biến cố không mong muốn ở 32 ca chèn bóng từ khi sinh đến khi ra viện (n = 32) 60
Bảng 3.23. Đặc điểm bệnh nhân chèn bóng thành công và thất bại (n=32) 60
Bảng 3.24. Tỷ lệ thành công với bóng chèn lòng tử cung (n = 32) 61
Bảng 3.25. Thời gian làm thủ thuật chèn bóng (n = 29) 61
Bảng 3.26. Lượng máu mất thêm trong khi làm thủ thuật (n = 29) 62
Bảng 3.27. Lượng máu truyền trước, trong và sau thủ thuật (n = 29) 62
Bảng 3.28. Thể tích dịch bơm vào bóng chèn lòng tử cung (n = 29) 63
Bảng 3.29. Thời gian lưu bóng chèn lòng tử cung (n = 29) 63
Bảng 3.30. Kết quả chèn bóng bao cao su trong băng huyết sau sinh (n = 29) 64
Bảng 3.31. Sử dụng kháng sinh sau thủ thuật 64
Bảng 3.32. Sử dụng giảm đau sau thủ thuật (n = 29) 65
Bảng 3.33. Thời gian nằm viện sau thủ thuật (n = 29) 65
Bảng 3.34. Kinh nguyệt có trở lại sau khi chèn bóng bao cao su (n = 19) 66
Bảng 3.35. Có thai và sinh con trở lại sau khi chèn bóng bao cao su (n = 19) 66
Bảng 4.1. Tác giả, loại bóng sử dụng và tỷ lệ thành công 89
Bảng 4.2. Tác giả, loại bóng sử dụng và thể tích dịch bơm 101
Bảng 4.3. Tác giả, loại bóng sử dụng và thời gian lưu bóng 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Y Tế (2018), “Chảy máu sau đẻ”, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh sản phụ khoa; tr. 97 – 99.
2. Bộ Y Tế (2018), “Tiền sản giật và sản giật”, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh sản phụ khoa; tr. 33 – 38.
3. Trần Ngọc Can (2005), “Đẻ khó do thai to”, Sản Phụ Khoa (chủ biên: Dương Thị Cương), Nxb. Y Học, Hà Nội; tr. 175-177.
4. Nguyễn Hữu Cốc (2016), “Giác hút sản khoa”, Bài giảng Sản Phụ Khoa Tập 2, Nxb. Y Học, Hà Nội, tr.100- 105.
5. Lê Thị Kiều Dung (2011), “Đẻ khó do thai to”, Sản Phụ Khoa, tập 1 (chủ biên: Lê Văn Điển, Nguyễn Thị Ngọc Phượng, Trần Thị Lợi),Nxb. Y Học, chi nhánh TP. Hồ Chí Minh; tr. 251.
6. Nguyễn Hằng Giang, Nguyễn Xuân Vũ (2017), “Dự phòng và xử trí ngoại khoa trong băng huyết sau sinh”, Thực hành lâm sàng Sản Phụ khoa. Tập 1 (Chủ biên: Bùi Thị Phương Nga), Nxb. Y Học; Tr. 85-99.
7. Nguyễn Thị Thanh Hà (2011), “Giác hút sản khoa”, Sản Phụ Khoa, tập 1 (chủ biên: Lê Văn Điển, Nguyễn Thị Ngọc Phượng, Trần Thị Lợi),Nxb. Y Học, chi nhánh TP. Hồ Chí Minh; tr. 441-448.
8. Vương Tiến Hòa (2013), “Sinh lý chuyển dạ-Theo dõi và xử trí một cuộc đẻ thường”, Sản khoa và Sơ sinh (Sách chuyên đề), Nxb. Y Học, Hà Nội; tr. 60-61.
9. Phạm Thị Hoa Hồng (2016),”Chảy máu trong thời kỳ sổ rau”, Sản Phụ khoa Tập 1 (Chủ biên Dương Thị Cương), Nxb. Y Học, Hà Nội; tr. 129-137.
10. Nguyễn Việt Hùng (2016), “Sinh lý chuyển dạ”, Bài giảngSản phụ khoa Tập 1 (Chủ biên Dương Thị Cương), Nxb. Y Học, Hà Nội; tr. 81 – 92.
11. Phạm Văn Lình, Cao Ngọc Thành (2006), “Chảy máu sau sinh ”, Sản Phụ Khoa – Sách đào tạo bác sĩ đa khoa, Nxb. Y Học, Hà Nội, tr. 302-313.
12. Trần Thị Lợi, Nguyễn Thị Minh Tuyết (2009), “Hiệu quả của bóng chèn lòng tử cung điều trị băng huyết sau sanh”, Y Học TP. Ho Chi Minh. Vol . 13 – Supplement of No 1 – 2009: 32 – 38.
13. Trần Thị Lợi (2011), “Băng huyết sau sinh”, Sản Phụ Khoa Tập 1, (Chủ biên: Lê Văn Điển, Nguyễn Thị Ngọc Phượng, Trần Thị Lợi), Nxb. Y Học, Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh; tr. 359- 369.
14. Trần Thị Lợi (2014), “Băng huyết sau sanh”, Sản khoa (Chủ biên Nguyễn Duy Tài),Nxb. Y Học, chi nhánh TP. Hồ Chí Minh; tr. 95-105.
15. Trần Thị Phương Mai, Nguyễn Thị Ngọc Phượng, Bạch Cẩm An, Phạm Huy Hiền Hào (2003), “Xuất huyết âm đạo sau sinh”, Xử trí biến chứng trong khi mang thai và sinh đẻ (sách hướng dẫn cho nữ hộ sinh và bác sỹ), Nxb. Y Học; tr. 148-160.
16. Đặng Thị Minh Nguyệt (2010),Chảy máu sau đẻ và các thuốc tăng co tử cung, Nxb Y Học, Hà Nội; tr. 7-8.
17. Nguyễn Thị Nhật Phượng, Vũ Nhật Linh (2017), “Chuyển dạ kéo dài”, Thực hành lâm sàng Sản Phụ khoa.Tập 1 (Chủ biên: Bùi Thị Phương Nga), Nxb. Y Học; Tr. 76-84.
18. Hồ Xuân Tam, Trịnh Thị Hoài Xuân, Nguyễn Ngọc Hoàng Mai (2014), Nghiên cứu áp dụng bóng chèn lòng tử cung trong dự phòng và điều trị băng huyết sau sinh tại bệnh viện Sản Nhi Phú Yên năm 2013, Tạp chí Phụ Sản -12 (1), 50-53, 2014.
19. Nguyễn Duy Tài (2014), “Băng huyết sau sinh”, Sổ tay Sản Phụ khoa (tác giả: Errol R. Norwitz, John O. Schorge. Ấn bản tiếng Việt, Biên dịch: Nguyễn Duy Tài),Nxb. Y Học; tr. 145.
20. Trần Sơn Thạch, Tạ Thị Thanh Thủy & Nguyễn Vạn Thông (2005), “Mũi may B-Lynch cải tiến trong điều trị băng huyết sau sanh trầm trọng: Kinh nghiệm 27 trường hợp tại Bệnh viện Hùng Vương”, Chương trình huấn luyện và bồi dưỡng chuyên môn. Chuyên đề “Làm mẹ an toàn”; tr. 199-207.
21. Lê Quang Thanh (2019), “Băng huyết sau sinh”, Phác đồ điều trị Sản Phụ khoa. Nxb. Thanh Niên, TP. Hồ Chí Minh; tr. 51-55.
22. Phạm Việt Thanh (2007),”Tổng quan về băng huyết sau sinh”, Tạp chí Phụ Sản Tháng 7/2007; Số Đặc Biệt; 03-04. Tr. 14-22.
23. Cao Ngọc Thành, Nguyễn Vũ Quốc Huy, Lê Minh Tâm, Trần Mạnh Linh (2012), “Vai trò Carbetocin trong điều trị dự phòng băng huyết sau sinh”, Tạp chí Phụ Sản- 10 (3), 7-15, 2012, tr. 7-15.
24. Cao Ngọc Thành, Nguyễn Vũ Quốc Huy và cs. (2017), “Định nghĩa và phân loại tiền sản giật”, “Chương 2”, Sàng lọc và điều trị dự phòng bệnh lý tiền sản giật-sản giật, Nxb. Đại học Huế, tr. 14 – 31.
25. Nguyễn Thị Ngọc Thoa (2011), “Sinh lý chuyển dạ”, Sản Phụ Khoa, tập 1 (Chủ biên: Lê Văn Điển, Nguyễn Thị Ngọc Phượng, Trần Thị Lợi), Nxb. Y Học, chi nhánh TP. Hồ Chí Minh; tr. 118-119.
26. Khúc Minh Thúy (2011), “Đa ối, Sản Phụ Khoa, tập 1 (Chủ biên: Lê Văn Điển, Nguyễn Thị Ngọc Phượng, Trần Thị Lợi), Nxb. Y Học, chi nhánh TP. Hồ Chí Minh; tr. 308.
27. Nguyễn Viết Tiến (2016), Đa ối”, Bài giảng Sản Phụ Khoa Tập 2, (Chủ biên: Nguyễn Đức Vy), Nxb. Y Học, Hà Nội; tr. 69 – 75.
28. Nguyễn Viết Tiến (2016), “Đa thai”, Bài giảng Sản Phụ Khoa Tập 2, (Chủ biên: Nguyễn Đức Vy), Nxb. Y Học, Hà Nội; tr. 79.
29. Huỳnh Nguyễn Khánh Trang (2011), “Khởi phát chuyển dạ”, Thực hành Sản Phụ khoa (Chủ biên: Trần Thị Lợi, Nguyễn Duy Tài),Nxb. Y Học chi nhánh TP.HCM; tr. 74 – 85.
30. Trương Quang Vinh (2016), “Chảy máu sau sinh”, Giáo trình Sản khoa, Nxb. Y Học, Hà Nội; tr. 313-323.
31. Trương Quang Vinh (2016), “Thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ”, Giáo trình Sản khoa, Nxb. Y Học, Hà Nội; tr. 398-399.
32. Trương Quang Vinh, Văn Thị Kim Huệ, Trần Thế Bình, Võ Xuân Phúc (2010), “Điều trị băng huyết sau sinh”, Tạp chí Phụ Sản, Tập 08, Số 1/2010; tr. 17-25.
33. Trần Đình Vinh (2010), “Tình hình băng huyết sau sinh tại Khoa phụ sản Bệnh viện Đà Nẵng 2005-2010”, Tạp chí Phụ Sản, Tập 08, số 2 – 3/2010, tr. 67-71.
34. Nguyễn Đức Vy (2016), “Choáng sản khoa”, Bài giảng Sản Phụ Khoa Tập 2, Nxb. Y Học, Hà Nội, tr.131- 136.