Nghiên cứu các yếu tố liên quan đến chẩn đoán muộn bệnh Kawasaki ở trẻ em tại Bệnh viện nhi trung ương

Nghiên cứu các yếu tố liên quan đến chẩn đoán muộn bệnh Kawasaki ở trẻ em tại Bệnh viện nhi trung ương

Nghiên cứu các yếu tố liên quan đến chẩn đoán muộn bệnh Kawasaki ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương.Kawasaki là bệnh sốt có phát ban cấp tính, thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi với đặc điểm viêm lan toả hệ thống mạch máu vừa và nhỏ. Bác sĩ Tomisaki Kawasaki người Nhật Bản là tác giả đầu tiên mô tả bệnh này.[1]
Ngày nay, ở một số quốc gia Kawasaki là bệnh có tỷ lệ gặp hàng đầu trong nhóm bệnh tim mắc phải ở trẻ em. Tiên lượng của bệnh phụ thuộc chủyếu vào các tổn thương tim mạch như: viêm cơ tim, rối loạn nhịp tim hay nhồi máu cơ tim do hình thành huyết khối, vỡ phình động mạch vành là nguyên nhân gây tử vong ở bệnh nhân Kawasaki.Quan trọng hơn là động mạch vành phình giãn gây biến chứng hẹp và suy vành mạn tính về sau.[2]


Triệu chứng lâm sàng của bệnh đa dạng, rầm rộ với biểu hiện ở nhiều cơquan như da, mắt, miệng, khớp, tim mạch… Tuy nhiên các triệu chứng khôngxuất hiện cùng lúc và có biểu hiện giống như tự thoái lui.Chẩn đoán bệnhchưa có xét nghiệm đặc hiệu, chủ yếu dựa trên tập hợpcác triệu chứng lâm sàng hay gặp và loại trừ các bệnh có biểu hiện lâm sàng tương tự.
Sau gần 50 năm bệnh Kawasaki được phát hiện và nghiên cứu, các tác giả đã chỉ ra rằngđiều trị bằngimmunoglobulin(IVIG)giúp thay đổi tiên lượng bệnh.Tuy nhiên hiệu quả chỉ thấy rõ khi IVIG được sử dụng trong vòng 10 ngày đầu của bệnhgiúp tránh những biến chứng nguy hiểm và giảm bớt tốn kém trong chi phí theo dõi sau này. Thực tế tỷ lệ chẩn đoán và điều điều trị muộn trên thế giới còn cao: Mỹ23,6%, Mexico 27,5%, Đài Loan 17,9, Ấn Độ 35%… Tại Việt Nam, các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ này còn khá cao. Theo nghiên cứu Hồ SỹHà năm 2004, tỷ lệ điều trị muộn là 43,3%. [8]
Hiện nay trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về tình hình chẩn đoánmuộn bệnh Kawasaki. Các tác giả đã đưa ra các vấn đề khác nhautrong đó có3 nhóm yếu tố liên quan được đề cậpđề như: đặc điểm nhân khẩu học gồmtuổi, giới tính, chủng tộc, địa chỉ cư trú; tình trạng địa lý kinh tế xã hội nhưkhoảng cách từ nơi cư trú bệnh nhân đến cơ sở y tế, điều kiện kinh tế và họcvấn gia đình; nhóm yếu tố liên quan chăm sóc y tế và gia đình bệnh nhân nhưsố tiêu chuẩn lâm sàng bệnh được phát hiện, số ngày bị bệnh từ khi khởi phátsốt đến khi được chẩn đoán, điều trị trước đó với IVIG.
Ở Việt Nam kể từ khi ca bệnh đầu tiên được phát hiện đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu giúp cho chần đoán và điều trị bệnh Kawasakikịp thời nhưng tỷ lệ chẩn đoán muộn vẫn còn cao so với thế giới. Vậy tại sao lại có sự chậm trễ trong việc chẩn đoán bệnh? Các yếu tố nêu trên có gặp trongtình hình chẩn đoán muộn tại Việt Nam? Yếu tố nào liên quan đến chẩn đoánmuộn bệnh Kawasaki tại Việt nam và trong số đó đâu là yếu tố nguy cơ? Để góp phần trả lời cho các câu hỏi trên chúng tôi tiến hành đề tài:
Nghiên cứu các yếu tố liên quan đến chẩn đoán muộn bệnh Kawasaki ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương
với mục tiêu:
1.Nghiên cứu các yếu tố liên quan đến chẩn đoán muộn bệnhKawasaki ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ƣơng.
2.Xác định tỷ lệ tổn thƣơng động mạch vành trong nhóm chẩn đoán muộn bệnh Kawasaki ở trẻ em


 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment