Nghiên cứu các yếu tố liên quan đến tiêu chảy của trẻ dưới 5 tuổi tại Huyện Hương Thuỷ Tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2009
Nghiên cứu các yếu tố liên quan đến tiêu chảy của trẻ dưới 5 tuổi tại Huyện Hương Thuỷ Tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2009.Tiêu chảy là bệnh rất phổ biến của trẻ em dưới 5 tuổi , đặc biệt là lứa tuổi 6 – 24 tháng tuổi[5],[6],[58]. Tiêu chảy làm cho trẻ mất nước nhanh chóng nếu không bù nước kịp thời dễ dẫn tới tử vong.
Bệnh khá phổ biến, tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong rất cao, nhất là ở các nước đang phát triển. Ở các nước này hàng năm người ta ước tính có tới 1.300 triệu lượt trẻ em dưới 5 tuổi mắc tiêu chảy và hơn 3,2 triệu trẻ em chết vì bệnh này[6]. Theo thống kê của Tổ Chức Y Tế Thế giới , hàng năm trên thế giới có 750 triệu trẻ em dưới 5 tuổi chết vì bệnh tiêu chảy, 80% tử vong do tiêu chảy xảy ra ở lứa tuổi dưới 2 tuổi, tính trung bình mỗi phút có hơn 1000 trường hợp mắc và 10 trường hợp chết. Một trẻ em có thẻ mắc bệnh từ 5 – 15 lần trong một năm. Theo James P. Grant (Giám đốc UNICEF) năm 1986 trên thế giới có 5 triệu trẻ em dưới 5 tuổi chết vì bệnh tiêu chảy, chiếm 35,4% tổng số chết vì các bệnh khác nhau[2]. Tỷ số chết do tiêu chảy thay đổi theo quốc gia từ 17% đến 70%. Năm 1995, theo báo cáo nhận định của WHO về sức khoẻ thế giới, nguyên nhân gây bệnh cao nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi là tiêu chảy kể cả lị, tỷ lệ mắc là 1,8 tỷ trường hợp hàng năm.
Ở Việt nam theo thống kê của Bộ y tế năm 1996, mười bệnh chết nhiều nhất tại các bệnh viện chủ yếu là bệnh nhiễm trùng trong đó tiêu chảy đứng hàng thứ 2 với tỷ lệ chết 3,92/100000 dân. Theo thông báo dịch năm 2006, tiêu chảy vẫn là một trong năm bệnh truyền nhiễm có số người mắc cao nhất.
Các phương pháp điều trị tiêu chảy đơn giản và có hiệu quả có thể làm giảm số lượng tử vong do tiêu chảy, giảm sự nhập viện không cần thiết. Các phương pháp này càng phổ biến rộng rải trong cộng đồng đóng góp thành công đáng kể vào việc khống chế các bệnh tiêu chảy, làm giảm tỷ lệ mắc, giảm tỷ lệ tử vong do tiêu chảy.
Tìm hiểu nguyên nhân vì sao tỷ lệ mắc tiêu chảy không giảm, nhiều tác giả trong và ngoài nước đã tiến hành nghiên cứu đưa ra một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy ở trẻ em như: tập quán uống nước lã, sử dụng nước ao hồ, giếng khơi không đạt vệ sinh, yếu tố bú mẹ không đầy đủ, sử dụng nước không đạt tiêu chuẩn vệ sinh, trình độ văn hoá của mẹ thấp, không rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi chuẩn bị thức ăn cho trẻ, vệ sinh gia đinh không đảm bảo, hố xí không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh.Trong những năm gần đây vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm trở nên vấn đề cấp bách đòi hỏi phải giải quyết, các ca ngộ độc thực phẩm ngày càng gia tăng mà triệu chứng hay gặp là tiêu chảy nhiều lần.
Huyện Hương Thuỷ tỉnh Thừa Thiên Huế là Huyện nằm ở phía nam Thành phố Huế gồm 12 xã, thị trấn cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, thu nhập còn thấp, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Trong những năm gần đây, chương trình phòng chống bệnh tiêu chảy đã được triển khai Tại Huyện, theo thông báo của TTYT Huyện Hương Thuỷ trong năm 2008 không có trường hợp nào trẻ dưới 5 tuổi tử vong do tiêu chảy. Tuy nhiên số liệu này chỉ phản ảnh được một phần tỷ lệ mắc của cộng đồng, thực tế tỷ lệ này còn lớn hơn do các bà mẹ chọn dịch vụ y tế rất đa dạng nên còn nhiều trường hợp trẻ bị mắc tiêu chảy không được báo cáo.
Hành vi sức khoẻ có giá trị rất lớn đến việc giảm tỷ lệ mắc và chết của một bệnh, việc điều trị chỉ được giải quyết triệt để khi cá nhân đó nhận ra những gì cần phải làm để thay đổi hành vi sức khoẻ có hại do chính mình gây ra. Vấn đề đặt ra là liệu yếu tố nào đã và đang ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy và mức độ tác động ra sao, yếu tố nào là đặc thù riêng cho Huyện Hương Thuỷ và trong 5 năm gần đây, không có một nghiên cứu nào về bệnh tiêu chảy trên địa bàn huyện Hương Thuỷ. Vì vậy, Tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố liên quan đến tiêu chảy của trẻ dưới 5 tuổi tại Huyện Hương Thuỷ Tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2009”. Với hai mục tiêu:
– Xác định tỷ lệ hiện mắc tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi tại huyện Hương Thuỷ.
– Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi.
MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1.Tiêu chảy trẻ em 3
1.2. Dịch tễ học và căn nguyên của bệnh tiêu chảy 5
1.3. Căn nguyên của bệnh tiêu chảy 6
1.4. Liệu pháp bù dịch 12
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới nguy cơ mắc tiêu chảy 15
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.1. Đối tượng nghiên cứu 24
2.2. Phương pháp nghiên cứu 24
2.3. Phương pháp xử lý số liệu 33
2.4 Một số hạn chế của nghiên cứu 33
2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 34
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35
3.1. Tỷ lệ hiện mắc tiêu chảy trong hai tuần 35
3.2. Các yếu tố liên quan đến tiêu chảy 37
Chương 4. BÀN LUẬN 47
4.1. Tỷ lệ hiện mắc tiêu chảy trong hai tuần 47
4.2. Các yếu tố liên quan đến tiêu chảy 48
KẾT LUẬN 56
KIẾN NGHỊ 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Lê Vũ Anh, Phạm Thị Quỳnh Nga, Trần Hữu Bích, Lê Thị Thanh Hà, Nguyễn Trọng Hà (2004). Nghiên cứu sinh thái về một số đặc điểm của xã đến bệnh mắt hột hoạt tính ở trẻ em. Hội nghị khoa học công nghệ tuổi trẻ các trường Đại học Y Dược Việt Nam lần thứ XIII, Dịch tễ học- Dịch tễ học lâm sàng, trang 24-30.
2. Bách khoa thư bệnh học tập 1 (1991), Khoa nhi, Trung tâm biên soạn tự điển bách khoa Việt Nam, trang 174-255.
3. Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Đình Tâm, Nguyễn Văn Tư, Nguyễn Thị Thanh Tâm, Nguyễn Đăng Hồng (2009), Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tể học tiêu chảy cấp có nguyên nhân từ phẩy khuẩn tả tại Bắc Ninh năm 2009. Y học thực hành (728), Số (7)2010, trang 15-18.
4. Bộ môn Nhi Trường Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh, Bài giảng nhi khoa tập 1 (1992), Lưu hành nội bộ, trang: 35-47.
5. Bộ môn Nhi Trường Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh, Bài giảng nhi khoa tập 2 (1992), Lưu hành nội bộ, trang:128-141.
6. Bộ môn Nhi Trường Đại học Y Dược Huế, Gíao trình nhi khoa tập 1 (2009), Nhà xuất bản Đại học Huế, trang: 174 – 290.
7. Bộ Y Tế, Uỷ ban dân số Gia đình và Trẻ em (2002), Chăm sóc sức khoẻ trẻ em, Nhà xuất bản Y học, trang: 128-141.
8. Bộ Y tế, Cục Y Tế Dự phòng Việt Nam (2007), Tóm tắt điều tra thực trạng vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân ở nông thôn Việt Nam.
9. Bộ Y Tế (2009), Tuần lễ thế giới nuôi con bằng sữa mẹ năm 2009.
10. Bộ Y Tế (2009), Cẩm nang phòng chống các bệnh truyền nhiễm, trang: 67-330.
11. Phùng Đắc Cam (1997), Cyclospora- một căn nguyên tiêu chảy mới. Tạp chí Y học dự phòng, tập VII, số 3(33), trang 67-71.
12. Trần Thị Trung Chiến (2003), Nghiên cứu kiến thức của bà mẹ về chăm sóc sức khỏe trẻ em tại một số xã Thừa Thiên Huế. Y học TP.Hồ Chí Minh, tập 9, Số (4)2005, trang: 244-248.
13. Lê Huy Chính (2002), Tiêu chảy do Rotavirus nhóm A ở trẻ em dươi 5 tuổi sống tại Hà Nội. Tạp chí y học dự phòng 2004, tập XIV, số 1(65) 2004, phụ bản, trang: 33-37.
14. Dương Thị Hồng Cương và cộng sự (2008), Kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ về lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ tại khoa sơ sinh BVNĐ2 năm 2008. Bệnh viện Nhi đồng 2.
15. Lê Thị Ngọc Dung, Nguyễn Phước Hưng (2002), Kiến thức, thái độ, thực hành về nuôi dưỡng của bà mẹ có con suy dinh dưỡng tại bệnh viện Nhi đồng I năm 2002. Y học TP.Hồ Chí Minh, tập 8, Phụ bản của Số (1)2004, trang 103-108.
16. Trương Việt Dũng (2004), Nghiên cứu kiến thức của người mẹ về chăm sóc sức khỏe trẻ em tại một số xã ở Ninh Bình. Tạp chí y học dự phòng, tập XIV, số 1(65) 2004, phụ bản, trang:72-78.
17. Đào Văn Dũng, Võ Văn Thắng, Hoàng Tùng, Nguyễn Văn Tập, Thiết kế nghiên cứu trong hệ thống y tế (2008), Nhà xuất bản Y học, trang 34 – 197.
18. Phạm Thị Thu Hà, Đỗ Văn Dũng, Lê Thị Kim Ánh (2004), Đặc điểm lâm sàng bệnh sởi ở trẻ em TP. Hồ Chí Minh sau khi thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng. Y học TP.Hồ Chí Minh, tập 8,Phụ bản của Số( 1) 2004, trang 26-32.
19. Phan Việt Hằng, Hoàng Anh Tuấn (2009), đánh giá thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của bà mẹ có con dưới 5 tuổi mắc tiêu chảy tại xã An Môn, huyện yên Phong, tỉnh Bắc Ninh năm 2009. Y học thực hành (717), Số (5)2010, trang 159-161.
20. Nguyễn Văn Hiến, Ngô Toàn Định, Nguyễn Duy Luật (2000), ảnh hưởng của can thiệp truyền thông giáo dục sức khỏe đến kiến thức, thái độ, thực hành của dân về vệ sinh môi trường / 3 công trình vệ sinh tại xã Tân Trào, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Tạp chí nghiên cứu Y học 21 (1) – 2003, trang 64-73.
21. Nguyễn Văn Hiến và cộng sự (2007), Thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường, 3 công trình vệ sinh của dân xã Phạm Kha, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương sau một năm. Tạp chí nghiên cứu Y học 52 (5) – 2007, trang 86-90.
22. Đinh Sỹ Hiền (2006), Nghiên cứu đặc điểm dịch tể học và áp dụng các biện pháp chủ động phòng chống dịch tả tại Tỉnh Quảng Trị. Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài cấp Bộ, Viện Pasteur Nha Trang.
23. Trần Thị Bích Hồi, Triệu Thị Lý (2003), Thực trạng KAP về chăm sóc sức khỏe trẻ em của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại 3 xã huyện An Dương, Hải Phòng năm 2003. Hội nghị khoa học công nghệ tuổi trẻ các trường đại học Y Dược Việt Nam lần thứ XIII, Dịch tễ học- Dịch tễ học lâm sàng, trang 89-95.
24. Hoàng Tích Huyền (2007), Quản lý tiêu chảy ở trẻ em RACECADOTRIL: thuốc mới chống tiêu chảy. Tạp chí nghiên cứu y học 52 (5) 2007, trang 95-100.
25. Nguyễn Công Khẩn, Nguyễn Văn Tiến (2006), Đánh giá hoạt động và hiệu quả của dự án phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em sau 5 năm triển khai (1999-2004) Viện dinh dưỡng. Báo cáo Đề tài nghiên cứu cấp Bộ.
26. Phạm Trung Kiên, Nguyễn Gia Khánh (1999), Hiệu quả chương trình giáo dục sức khỏe, cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường đối với sức khỏe và bệnh tật trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Hoàng tây, Kim Bảng, Hà Nam. Y học thực hành (704), Số (2)2010, trang 41-43.
27. Phạm Văn Lình, Đinh Thanh Huề (2008), Phương pháp nghiên cứu khoa học sức khỏe, Nhà xuất bản Đại học Huế.
28. Hoàng Hửu Nam, Nguyễn Đình Sơn (1995), Nhận xét về bệnh lỵ tại Thừa Thiên Huế trong 5 năm 1990-1994. Tạp chí vệ sinh phòng dịch, tập V, số 3(21), trang 26-31.
29. Nguyễn Huy Nga (2005), Hiện trạng và định hướng phát triển công tác vệ sinh môi trường tại các vùng nông thôn Việt Nam. Viện chiến lược và chính sách Y tế.
30. Cao Minh Nga (2005), Tình hình nhiễm và mức độ kháng thuốc của vi khuẩn Shighella và Salmonella gây tiêu chảy cấp ở trẻ em, Tạp chí Y học dự phòng, 2006, tập XVI, số 2 (80), trang 36 – 41.
31. Phan Thị Bích Ngọc, Phạm Văn Nhu(2007), nghiên cứu tình hình tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Nghĩa An, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi năm 2007. Y học thực hành (644+645), Số (2)2009, trang 1-4.
32. Trần Đắc Phu, Nguyễn Huy Nga, Thái Thị Thu Hà, Lê Thi Tuyết (2008), Hành vi rửa tay bằng xà phòng của bà mẹ đang nuôi con dưới 5 tuổi tại một số tỉnh Việt Nam. Tạp chí Y học thực hành (666) – Số 6/2009, trang 78-80.
33. Lê Hồng Phúc, Lý Văn Xuân (2004), Kiến thức , thái độ, thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi trong xử lý bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em tại nhà ở xã Vĩnh An, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre năm 2004. Y học TP.Hồ Chí Minh, tập 10, Phụ bản của Số (1) 2006, trang 181-184.
34. S.R.Viêt Nam MOH and MOLISA (2008), Tình hình trẻ em thế giới 2008, sự sống còn của trẻ em, trách nhiệm của tất cả chúng ta.
35. Trần Thị Thanh Tâm (2001), hiệu quả điều trị của bổ sung kẽm cho các trẻ tiêu chảy kéo dài tại Bệnh viện Nhi đồng 2. Tạp chí nghiên cứu Y học 6 (2) 2002, trang 97-103.
36. Dương Đình Thiện (2003), Nghiên cứu một số yếu tố tác động tới nguy cơ mắc tiêu chảy chảy cấp ở trẻ em dưới 5 tuổi tại tỉnh Thanh Hóa. Tạp chí nghiên cứu Y học 21 (1) 2003, trang 50-55.
37. Lưu Thị Mỹ Thục (2002), Nhận xét đặc điểm lâm sàng của nhiễm khuẩn Shigella ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 1998 – 2002, luận văn thạc sĩ y học.
38. Trần Thị Thanh Thủy, Trần Thi Bích Hồi, Đinh Văn Thức (2006), Thực trạng sử dụng công trình xử lý phân và nguồn nước tại 10 xã của huyện An Dương, Hải Phòng. Đại học Y Hải Phòng.
39. Nguyễn Thị Thu Thủy (2007), Thực trạng tiêu chảy cấp do nhễm khuẩn đường ruột ở trẻ em từ 2 tháng đến 5 tuổi tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng trong 3 năm 2005 – 2007. Bệnh viện nhi Hải Phòng.
40. Lê Thế Thự, Đặng Văn Chính, Ngô Thị Vân Hương, Phùng Đức Nhật và cộng sự (2003), Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở trẻ em dưới 5 tuổi tại 2 xã thuộc tỉnh Tiền Giang – Đồng bằng sông Mê Kông năm 2003. Y học TP.Hồ Chí Minh, tập 9, Số (3) 2005, trang 176- 181.
41. Võ Thị Tiến, Tạ Văn Trầm và cộng sự (2007), Đánh giá kiến thức và thực hành về bệnh tiêu chảy của các bà mẹ có con bị tiêu chảy cấp điều trị tại khoa nhi bệnh viện đa khoa Tiền Giang. Bệnh viện đa khoa Tiền Giang.
42. Nguyễn Thanh Tuấn (2005), Hiệu quả của bổ sung sữa chua đậu nành trong dự phòng bệnh tiêu chảy ở trẻ 6 – 24 tháng tuổi. Đại học Y Hà Nội.
43. Phạm Thị Ngọc Tuyết, Nguyễn Đỗ Nguyên, Trần Thị Thanh Tâm, Nguyễn Minh Ngọc, Vũ Quang Vinh, Võ Thị Vân, Nguyễn Thúc Bội Ngọc, Nguyễn Diệu Vinh, Nguyễn Thị Thu Thủy (2005), Bệnh tiêu chảy cấp tại bệnh viện Nhi đồng 2 TP.Hồ Chí Minh năm 2005: Lâm sàng dịch tễ học. Y học TP.Hồ Chí Minh tập 10, Phụ bản Số 2, 2006, trang 85-91.
44. Phạm Thị Ngọc Tuyết, Nguyễn Đỗ Nguyên, Võ Thị Diễm Hạnh, Nguyễn Minh Ngoc, Vũ Quang Vinh, Nguyễn Diệu Vinh, Nguyễn Thúc Bội Ngọc, Nguyễn Thị Thu Thủy (2006), Hiệu lực của Biolac trong điều trị tiêu chảy cấp và rối loạn tiêu hóa do sử dụng kháng sinh ở trẻ em. Y học TP.Hồ Chí Minh tập 10,Phụ bản Số (2) 2006, trang 92-97.
45. Uỷ ban Nhân dân huyện Hương Thủy (2009), Báo cáo, đánh giá tình hình công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân năm 2009.
46. Viện dinh dưỡng Việt Nam (2008), Hội nghị khoa học chuyên đề” Sự quý giá của Sữa mẹ”.
47. Lý Văn Xuân, Phạm Ngọc Hà (2004), Khảo sát kiến thức – Thái độ – Thực hành (KAP) về phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của những bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh, TP.Hồ Chí Minh năm 2004. Y học TP.Hồ Chí Minh tập 10, Phụ bản của Số (1) 2006 trang 168-173.
48. Nguyễn Thị Bạch Yến (2008), Dịch tể học lỵ trực khuẩn Shigella ở Việt Nam, Đại học Y Hà Nội.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com