Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ của bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân gút điều trị tại khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Bạch Mai năm 2014
Luận văn Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ của bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân gút điều trị tại khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Bạch Mai năm 2014. Bệnh gút là bệnh hay gặp nhất trong nhóm bệnh khớp do rối loạn chuyển hóa. Bệnh gây ra bởi tình trạng lắng đọng các tinh thể urat ở các mô của cơ thể, do hậu quả của quá trình tăng acid uric máu. Bệnh có xu hướng tiến triển mạn tính và có thể gây tổn thương nhiều cơ quan quan trọng, trong đó có những biến chứng có thể gây tử vong. Một số bệnh kết hợp có thể làm tăng tình trạng nặng của bệnh gút như: tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì…
Các nghiên cứu gần đây về dịch tễ và lâm sàng tại nhiều quốc gia cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh gút đã và đang gia tăng nhanh chóng. Tại Mỹ, năm 1995, bệnh gút chiếm tỷ lệ từ 0,02% – 0,2% dân số và đến năm 2002, có 1% dân số mắc bệnh gút [6]. Tại các nước đang phát triển khác, bệnh gút cũng chiếm tỷ lệ 1% – 2% dân số [7]. Trước những năm 1980, bệnh gút ít gặp ở Việt Nam nhưng trong những năm gần đây, số bệnh nhân gút của chúng ta ngày càng gia tăng. Trong một nghiên cứu của Trần Ngọc Ân và cộng sự (2002) cho thấy, bệnh gút chiếm tỷ lệ 8,57% trong tổng số các bệnh nhân nằm điều trị nội trú tại khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Bạch Mai từ năm 1991 đến năm 2000 [9].
Các nghiên cứu về bệnh gút trên thế giới và tại Việt Nam cho thấy, xuất hiện nhiều yếu tố nguy cơ của các bệnh lý tim mạch ở những bệnh nhân gút như: tăng huyết áp, đái tháo đường, hút thuốc lá, uống rượu bia, rối loạn mỡ máu.
Sự liên quan giữa tăng acid uric máu đối với các yếu tố nguy cơ của bệnh lý tim mạch đã được nhiều tác giả nghiên cứu. Theo nghiên cứu của Niskanen (2004), tăng acid uric máu có một vai trò quan trọng đối với tỷ lệ tử vong của các bệnh lý tim mạch, tuy nhiên, trong nghiên cứu của Framingham đã cho thấy tăng acid uric máu không có mối liên quan một cách độc lập đối với sự xuất hiện của biến cố tim mạch [12].
Ở Việt Nam, đã có một số nghiên cứu về dịch tễ, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh gút. Tuy nhiên, chúng ta mới chỉ có các nghiên cứu về một số bệnh lý tim mạch cụ thể ở bệnh nhân gút như bệnh gút và tăng huyết áp của Vũ Đình Hải (1993), bệnh gút và rối loạn chuyển hóa lipid của Nguyễn Kim Thủy (2002) [29] và chưa có nghiên cứu nào xác định các yếu tố nguy cơ của bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân gút.
Do đó, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ của bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân gút điều trị tại khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Bạch Mai năm 2014” nhằm hai mục tiêu:
1. Tìm hiểu về tỷ lệ mắc các bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân gút điều trị tại khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Bạch Mai.
2. Khảo sát các yếu tố nguy cơ của bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân gút.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ của bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân gút điều trị tại khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Bạch Mai năm 2014
1. Trần Ngọc Ân (1999), Bệnh gút, bệnh thấp khớp., Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 278 – 300.
2. Wortmann R. L. (1998). Gout and other disorder of purin metabolism.
Harison ’s principles of internal medicine, 14th edition, pp 2158 – 63.
3. Nguyễn Vĩnh Ngọc, Nguyễn Thị Ngọc Lan (2002). Kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây rối loạn chuyển hóa acid uric trong bệnh gút. Tạp chí nội tiết và các rối loạn chuyển hóa, 5, 11 – 18.
4. Trịnh Xuân Thắng (2013), Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ tim mạch ở người > 25 tuổi tại hai quận huyện Hà Nội, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
5. Baggott J., Dennis S. E. (1995). Purin and pyrimidine metabolism, www. Netbiochem welcome.
6. SmelserC.D.(2002).Gout,www.Emedicinespecialties/radiology/muscoloskelet al.
7. FransisM.L.(2002).Gout,www.Emedicinespecialties.Medicine,ob/gyn,psychia try and surgery. Rheumatology.
8. Kaplan J. (2001). Gout and pseudogout, http://www. Emedicine.com /emerg/topic 221.
9. Nguyễn Vĩnh Ngọc, Trần Ngọc Ân (2002). Đánh giá tình hình bệnh khớp tại khoa cơ xương khớp bệnh viện Bạch Mai trong 10 năm. Các báo cáo khoa học đại hội toàn quốc lần thứ 3 hội Thấp khớp học Viêt Nam, 229 – 241.
10. Tạ Diệu Yên (2002), Bước đầu tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ gây bệnh ở bệnh nhân gút tại khoa khớp bệnh viện Bạch Mai, Luận án chuyên khoa cấp II, Trường đại học Y Hà Nội.
11. Moriwaki Y. (1995). Apolipoprotein E phenotypea in patients with gout, relation with hypertriglyceridaemia. Annal of the rheumatic disease, 54, pp 351 – 354.
12. L.K.Niskanen et al. (2004). Uric acid level as a risk factor for cardiovascular and all-cause mortality in middle-aged men: a prospective cohort study, Arch Intern Med, 164, 1546.
13. Cohen M. G., Emmerson B.T. (1997). Gout, crystal related arthropathies. Rheumatology, second edition, pp 8 – 21.
14. Đinh Thị Thu Hiền (2013), Nghiên cứu đặc điểm và một số yếu tố nguy cơ của hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân nam mắc bệnh gút, Luận văn thạc sỹ, Trường đại học Y Hà Nội.
15. Trần Văn Bình (2007), Bệnh đái tháo đường, tăng glucose máu, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 667 – 668.
16. Ridker, P.M., M.J. Stampfer, and N. Rifai (2001). Nover risk factors for systemic atherosclerosis: a comparison ò C-reactive protein, fibrinogen, homocysteine, lipoprotein(a), and standard cholesterol screening as predictors of peripheral arterial disease. JAMA, 285(19), 2281 – 5.
17. L Annemans, E.S., M Gaskin, M Bonnemaire, V Malier, T Gilbert, G Nuki(2008). Gout in the UK and Germany: prevalence, comorbidities and management in general practice 2000-2005. Ann Rheum dis , 67, pp 960 – 966.
18. Onat,A.,et al (2006), Serum uric acid is a determinant of metabolic syndrome in a population-based study. Am J Hypertens, 19(10), p 1055 – 62.
19. Nguyễn Đức Công (2006). Mối liên quan giữa nồng độ acid uric với huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát. Tạp chí tim mạch học, 43.
20. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2011), Bệnh học cơ xương khớp nội khoa, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
21. Haslam, D.W. and W.P.Janes (2005). Obesity. Lancet, 366(9492), P 1197 – 209.
22. Kim,S., et al (2011). Distribution of abdominal visceral and subcutaneous adipose tissue and metabolic syndrome in a Korean population. Diabetes Care, 34(2), p 504 – 6.
23. Choi, H.K (2010). A prescription for lifestyle change in patients with hyperuricemia and gout. Curr Opin Rheumatol, 22(2), p 165 – 72.
24. Phạm Thị Diệu Hà (2003), Nghiên cứu rối loạn chuyển hóa lipid ở bệnh nhân gút, Trường đại học Y Hà Nội.
25. Y.H.Lin et al.(2009), Gouty arthritis in acute cerebrovascular disease.
Cerebrovasc Dis, 28, 391.
26. Mai Thế Trạch (2007). Hội chứng chuyển hóa. Nội tiết học đại cương, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
27. Bellomo , G., et al (2010). Association of uric acid with change in kidney function in healthy normotensive individuals. Am J Kidney Dis, 56(2), P 264 – 72.
28. Đặng Hồng Hoa (2012), Nhạn xét đặc điểm tăng huyết áp ở bệnh nhân nam giới mắc bệnh gút tại bệnh viện E.
29. Vũ Đình Hải. Bệnh gút và tăng huyết áp. Tạp chí Y học Việt Nam, 3.
30. Cameron J.S., Moro F., Simmonds H.A. (1998), Uric acid and the kidney, Oxford textbook of clinical nerphrology, vol 2, pp 1157 – 1173.
31. Freedman, D.S., et al.(1995). Relation of serum uric acid to mortality and ischemic heart disease. The NHANES I Epidemiologic Follow-up Study. Am J Epidemiol, 141(7),p 637 – 44.
32. Dyer, A.R., et al (1999). Ten-year incidence of elevated blood pressure and its predictors: the CARDIA study. Coronary Artery Risk Development in (Young) Adults. J Hum Hypertens, 13(1), p 13 – 21.
33. Ngô Quý Châu (2012). Tim mạch. Bệnh học nội khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 173 – 174.
34. Văn Đình Hoa (2009). Sinh lý bệnh tuần hoàn. Sinh lý bệnh và miễn dịch, Nhà xuất bản y học, 191 – 195.
35. Wilkins JT, Ning H, Berry J, Zhao L, Dyer AR, Lloyd-Jones DM (2012). Lifetime risk and yearsnlived free of total cardiovascular disease. JAMA, 308(17), 1795 – 801.
36. Wortmann R.L. (1998). Gout and other disorder of purin metabolism.
Harison ’s principles of internal medicine, 14th edition, pp 2158 – 63.
37. Trần Đỗ Trinh, Nguyễn Ngọc Tước, Nguyễn Bạch Yến và cộng sự (1992). Điều tra dịch tễ học bệnh tăng huyết áp ở Việt Nam. Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học 1991 – 1992, tập 1, Hà Nội, tr 279 – 291.
38. Nguyễn Bá Khanh (2010), Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ của xơ vữa động mạch trên bệnh nhân gout mạn tính, Trường đại học Y Hà Nội.
39. Đinh Thị Thu Hiền (2013), Nghiên cứu đặc điểm và một số yếu tố nguy cơ của hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân nam giới mắc bệnh gút, Trường đại học Y Hà Nội.
40. L Annemans,E.S, M Gaskin, M Bonnemaire, V Malier, T Gilbert, G Nuki (2000 – 2005), Gout in the UK and Germany: prevalencw, comorbidities and management in general practice, p 960 – 966.
41. SmelserC.D(2002).Gout,www.emedicinespecialties/radiology/muscoloskelet al.
42. FransisM.L(2002),Gout,www.emedicinespecialties/ob/gyn/psychiatryandsur
gery/rheumatology.
43. Gavin J.Blake and Paul M.Ridker (2003). Early cardiac makes of myocardial ischemia and risk stratficat in Cardiac Markers, H.B.W.Alan, editor., Humana press, Totowa New Jersey, tr 245 – 339.
44. Hansson G.K (2005). Inflammation, atherosclerosis, and coronary artery disease. NEngl JMed, 352(16), tr 1685 – 95.
45. Lê Anh Thư và cộng sự (2002). Đặc điểm lâm sàng và mối liên quan giữa bệnh gút và một số bệnh nội khoa khác. Tạp chí Y họa thực hành, (5), tr.8 – 9.
46. Mazzali, M.,et al., (2001). Elevated uric acid increases blood pressure in the rat by a novel crystal-independent mechanism. Hypertension, 38(5), tr 1101 – 6.
47. Fraile, J.M., et al.(2010). Metabolic syndrome characteristics in gout patients. Nucleosisdes Nucleotides Nucleic Acids, 29(4-6), tr 325 – 9.
48. Tạ Văn Bình (2007), Bệnh đái tháo đường, tăng glucose máu, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 667 – 668.
49. Phạm Thị Minh Nhâm (2011), Nghiên cứu giá trị của một số tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh gút, Trường đại học Y Hà Nội.
50. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2005). Nghiên cứu đặc điểm rối loạn chuyển hóa lipid ở bệnh nhân mắc bệnh gút. Y học thực hành, tr 20.
51. Emmerson B.T. (1996). The management of gout. The new England journal of medicine, volume 334, pp 445 – 451.
52. Cohen M.G., Emmerson B.T(1997). Gout, crystal related arthropathies. Rheumatology, second edition, pp 8 – 21.
53. Drabo P.Y (1996). Epidemiological, clinical and evolutive aspects of gou in the internal medicine department at Ouagadougou. Bull soc pathol exot, pp 196 – 199.
54. N.Nakanishi et al. (2003), Serum uric acid and risk for development of hypertension and impaired fasting glucose or type II diabetes in Japanese male office workers, Eur J Epidemiol 18,523..
55. L. Mascitelli, F.Pezzetta, M.R.Goldstein (2010), Comment on: Gout an independent risk factor for all-cause and cardiovascular mortality, Rheumatology (Oxford) 49, 1421
56. Salome JT , Lakka TA, Lakka HM, et al(1998), Hyperinsulinemia is associated with the incidence of hypertension and dyslipidemia in middile aged men. Diabetes.47:270-275
57. Trần Thúy Ngân (2012), Bệnh thận mạn tính và tăng huyết áp: sự kết hợp nguy hiểm.
58. Đinh Hữu Nghị(2005), Bước đầu tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ở viện tim mạch Việt Nam từ 2002 – 2004, Trường đại học y Hà Nội.
59. Deepa R, Arvind K.,Mohan V.(2002). Diabetes and risk factor for coronary artery disease. Curent science, 83(12), pp 1947 – 1505.
60. Daniel JM, William JK (1993), Clinal gout and the pathogenesis of hyperuricemia. Arthiritis and Allied conditions, vol 2, 12 edition, p 1773 – 1815.
61. Vũ Thu Phương (2001). Hóa học acid amin và protein. Hóa sinh, Nhà xuất bản Y học, tr 69 – 123.
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG, BIỂU MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1 : TỔNG QUAN 3
1.1. Đại cương bệnh gút 3
1.1.1. Khái niệm bệnh gút và lịch sử phát hiện bệnh 3
1.1.2. Dịch tễ học 3
1.1.3. Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh gút 4
1.1.4. Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng bệnh gút 5
1.1.5. Chẩn đoán xác định bệnh gút 10
1.1.6. Chẩn đoán thể bệnh 10
1.1.7. Các yếu tố nguy cơ của bệnh gút 11
1.2. Các yếu tố nguy cơ của bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân gút 11
1.2.1. Khái niệm về yếu tố nguy cơ của bệnh lý tim mạch 11
1.2.2. Một số yếu tố nguy cơ tim mạch thường gặp ở bệnh gút 12
1.2.3. Tình hình nghiên cứu về sự liên quan giữa các yếu tố nguy cơ của
BLTM và bệnh gút 18
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
2.1. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu 19
2.2. Đối tượng nghiên cứu 19
2.3. Phương pháp nghiên cứu 20
2.4. Sơ đồ nghiên cứu 23
2.5. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 23
2.6. Khía cạnh đạo đức của đề tài 24
2.7. Hạn chế của đề tài 24
Chương 3: KẾT QUẢ 25
3.1. Đặc điểm chung về bệnh nhân nghiên cứu 25
3.1.1. Đặc điểm tuổi của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 25
3.1.2. Đặc điểm giới tính của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 26
3.1.3. Đặc điểm thời gian mắc bệnh của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 26
3.2. Khảo sát tỷ lệ mắc các BLTM ở bệnh nhân gút 27
3.3. Khảo sát một số yếu tố nguy cơ dẫn đến BLTM/gút 27
3.3.1 Tuổi 27
3.3.2 BMI 28
3.3.3. Bệnh thận mạn tính 28
3.3.4. Thời gian mắc bệnh 29
3.3.5. Tăng acid uric máu 29
3.3.6. CRP 30
3.3.7. Rối loạn mỡ máu 30
3.3.8. Đái tháo đường 31
Chương 4: BÀN LUẬN 32
4.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 32
4.1.1. Đặc điểm tuổi của nhóm nghiên cứu 32
4.1.2. Đặc điểm giới tính của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 32
4.1.3. Đặc điểm thời gian mắc bệnh của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 33
4.2. Khảo sát tỷ lệ mắc các BLTM ở bệnh nhân gút 34
4.3. Khảo sát một số yếu tố nguy cơ của BLTM ở bệnh nhân gút 35
4.3.1. Tuổi 35
4.3.2. BMI 36
4.3.3. Bệnh thận mạn tính 36
4.3.4. Thời gian mắc bệnh gút 37
4.3.5. Tăng acid uric máu 38
4.3.6. CRP 38
4.3.7. Rối loạn mỡ máu 39
4.3.8. Đái tháo đường 40
KẾT LUẬN 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC