Nghiên cứu các yếu tố tác động đến thực trạng văn hóa an toàn người bệnh tại bệnh viện Quận Thủ Đức năm 2018

Nghiên cứu các yếu tố tác động đến thực trạng văn hóa an toàn người bệnh tại bệnh viện Quận Thủ Đức năm 2018

Nghiên cứu các yếu tố tác động đến thực trạng văn hóa an toàn người bệnh tại bệnh viện Quận Thủ Đức năm 2018.Chăm sóc sức khỏe toàn dân và giảm thiểu những tổn hại về tinh thần, vật chất trong quá trình chăm sóc cũng như điều trị tại bệnh viện là một vấn đề có tầm quan trọng trong hệ thống y tế hiện nay. Với những nghiên cứu từ những quốc gia phát triển, đã giúp cho các chuyên gia quản lý bệnh viện hiểu rõ được những sai sót từ y tế đã tạo ra gánh nặng cho con người và xã hội về tất cả mọi mặt trong cuộc sống (Aranaz-Andrés, Aibar-Remón et al. 2011).

Trong thực hành y khoa nguyên tắc hàng đầu đó là “Trước tiên là không gây tổn hại cho người bệnh – First Do No Harm to Patient” (Lương Ngọc Khuê and Phạm Đức Mục 2014), (Nightingale 1863). Tuy nhiên, đã có nhiều chứng cứ được thu thập từ nhiều thập kỷ qua hoặc lâu hơn, đã chỉ ra rằng một số lượng đáng kể các bệnh nhân bị thương tích là do điều trị trong khi ở bệnh viện (Schimmel 1964). Chính vì thế, an toàn người bệnh là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong ngành y tế và là trọng tâm để cải tiến chất lượng khám bệnh và điều trị, quản lý chất lượng chăm sóc và cung cấp dịch vụ, quản lý các sai sót trong y khoa tại các cơ sở y tế. Bên cạnh đó, xây dựng văn hoá an toàn người bệnh là hoạt động quan trọng sẽ làm thay đổi theo chiều hướng tích cực những suy nghĩ, thái độ và hành vi của nhân viên bệnh viện liên quan đến an toàn người bệnh.
Đẩy mạnh văn hoá an toàn đã trở thành một trong những phong trào chủ đạo của an toàn người bệnh trong các cơ sở y tế. Trong những năm gần đây sự hiểu biết về văn hóa an toàn ngày càng tăng trong ngành chăm sóc sức khoẻ, có nhiều yếu tố được đề cập đến như là sản xuất thuốc, hiệu quả điều trị và kiểm soát chi phí về y tế (Gaba, Howard et al. 1994), tổ chức và cá nhân không có khả năng xác định được sai sót (Leape 1994) và các tiêu chí đúng chuẩn về chuyên môn, về sự phối hợp giữa các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ (Krizek 2000) với yêu cầu về an toàn của bệnh nhân. Ngày càng có nhiều văn hoá của ngành y tế được coi là một yếu tố nguy cơ tiềm ẩn gây đe dọa cho các bệnh nhân mà họ chăm sóc.
Các chuyên gia của Viện Y học (IOM) ước tính rằng có tới 98.000 người chết trong một năm bất kỳ do các lỗi y khoa xảy ra trong bệnh viện. Cao hơn do chết vì tai nạn xe cơ giới, ung thư vú, hoặc AIDS – ba nguyên nhân được cộng đồng quan tâm. Các nghiên cứu khác, ước tính gần 195.000 ca tử vong mỗi năm. Thật vậy, nhiều người chết hàng năm từ các sai sót về thuốc hơn là từ thương tích ở nơi làm việc. Gánh nặng về chi phí tài chính vào bi kịch của con người, và các sai sót về y tế ngày càng tăng lên, phổ biến rộng rãi trong cộng đồng (Donaldson 2008). Nghiên cứu của James ước tính hàng năm có đến 210.000 – 400.000 ca tử vong nguyên nhân chủ yếu là do sai sót trong y khoa, tuy nhiên tại một số bệnh viện thì những sai sót này có thể ngăn chặn được bởi nhân viên y tế (James 2013). Tại Hoa Kỳ, sai sót y khoa là nguyên nhân thứ ba gây tử vong. Mỗi ngày có đến 700 người tử vong và phần lớn trong số họ có một nạn nhân thứ hai là các y tá, bác sĩ, nhân viên xã hội, các nhà quản lý, dược sĩ liên quan đến sự chăm sóc của họ (Makary and Daniel 2016).
Hầu như tất cả các bác sĩ đều mắc sai lầm nhưng họ thường không nói với bệnh nhân hoặc gia đình về điều đó. Trong thực hành lâm sàng, lỗi của con người là phổ biến nhưng thông thường chúng không được báo cáo (Singh, Thomas et al. 2007). Chính vì vậy rất ít báo cáo về nguyên nhân và hậu quả của các lỗi y khoa. Hơn thế nữa, phải đối mặt với một lỗi y khoa là không bao giờ dễ dàng và đó cũng là lý do nó không được tiết lộ (Wu, Folkman et al. 2003). Thông thường khó có thể nhận ra sai lầm của mình, nhưng cần phải đối mặt với tình hình và cố gắng học hỏi từ nó để tránh những lỗi tương lai. Xác định các yếu tố nguy cơ cho các lỗi y khoa là bước đầu tiên quan trọng hướng tới việc phòng ngừa và là mục tiêu quan trọng của đảm bảo chất lượng chăm sóc người bệnh (Brennan, Leape et al. 2004).
Mặt khác, hậu quả của các sự cố y khoa không mong muốn làm cho người bệnh phải nằm viện kéo dài và tăng phí tổn điều trị như ở Anh tổn thất 800.000 bảng anh mỗi năm; Châu Âu từ 13 đến 24 tỷ Euro/năm (Westat, Sorra et al. 2010). Sử dụng dữ liệu về chi phí cho các lỗi y khoa tại Hoa Kỳ là 19,5 tỷ USD trong năm 2008. Trong số này, phần lớn (khoảng 87% hoặc 17 tỷ USD) là tăng trực tiếp chi phí y tế cho việc điều trị nội trú, bệnh nhân ngoại trú và kê thuốc theo toa cho những cá nhân bị ảnh hưởng bởi các lỗi y khoa. Việc này làm cho chi phí gián tiếp tăng lên khoảng 1,4 tỷ USD liên quan đến tỷ lệ tử vong gia tăng giữa các cá nhân gặp phải các lỗi y khoa và khoảng 1,1 tỷ USD liên quan đến năng suất bị mất do các yêu cầu về tàn tật ngắn hạn liên quan (Chmieleski, Dekker et al. 2010). Báo cáo của tờ New York Times “Thay vì cải tiến khoa học kỹ thuật, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một vấn đề với tỷ lệ cao. Khoảng 18% bệnh nhân bị tổn hại do chăm sóc y tế, nhiều hơn một lần và 63,1% các thương tích được đánh giá là
có thể ngăn ngừa được” (Grady 2010).
Trước tình hình đó, WHO (2001) đã đưa ra chiến lược “Tăng cường sự an toàn của bệnh nhân bao gồm ba hành động bổ sung cho nhau, thứ nhất ngăn ngừa các sự kiện bất lợi; thứ hai làm cho chúng nhìn thấy được; và cuối cùng là giảm thiểu tác động của chúng khi chúng xảy ra. Điều này đòi hỏi (a) tăng khả năng học hỏi từ sai lầm, thông qua các hệ thống báo cáo sự cố tốt hơn, điều tra kỹ năng về sự cố và chia sẻ trách nhiệm khi sự cố xảy ra; (b) khả năng đoán trước sai sót và khảo sát các điểm yếu hệ thống có thể gây ra một sự kiện bất lợi; (c) xác định các nguồn tri thức hiện có, trong và ngoài ngành y tế; (d) cải tiến hệ thống cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, do đó thiết lập lại cấu trúc, động cơ và chất lượng là cốt lõi của hệ thống (WHO 2001).
Ở Việt Nam, đã có một số ít các nghiên cứu về an toàn người bệnh như Nghiên cứu văn hóa an toàn người bệnh tại bệnh viện Từ Dũ của Trần Nguyễn Như Anh (Trần Nguyễn Như Anh 2015), khảo sát văn hóa an toàn người bệnh tại bệnh viện Nhi Đồng 1 năm 2012 của Tăng Chí Thượng (Tăng Chí Thượng và Cs. 2014).
Các nghiên cứu này bước đầu đã cho thấy được vấn đề cơ bản của văn hóa an toàn người bệnh là “Văn hóa không trừng phạt khi có sai sót” nhằm giúp cho nhân viên y tế ý thức tìm được nguyên nhân gốc rễ cũng như cách khắc phục các sai sót y khoa với mục tiêu cuối cùng là an toàn người bệnh.
Bệnh viện Quận Thủ Đức là bệnh viện tuyến huyện đầu tiên được hạng I về chuyên môn trực thuộc Quận Thủ Đức với quy mô trên 800 giường bệnh, với chỉ hơn 1000 nhân viên cùng khối lượng bệnh nhân khám ngày càng nhiều như vậy thì vấn đề hạn chế những sai sót y khoa cũng như văn hóa an toàn người bệnh đã được tiến hành như thế nào? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến văn hóa an toàn người bệnh? Xuất phát từ thực tế trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu các yếu tố tác động đến thực trạng văn hóa an toàn người bệnh tại bệnh viện Quận Thủ Đức năm 2018

MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI ………………………………………………………………. 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ……………………………………………………………………………. 1
1.2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI …………………………………………………. 4
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU …………………………………………………………. 5
1.3.1. Mục tiêu tổng quát …………………………………………………………………………. 5
1.3.2. Mục tiêu cụ thể ……………………………………………………………………………… 5
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU …………………………………. 5
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………………………………………….. 5
1.6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI ……………………………………………………………… 6
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ………………………………………………………………… 7
2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM, TẦM QUAN TRỌNG VÀ MÔ HÌNH AN
TOÀN NGƯỜI BỆNH ………………………………………………………………………………. 7
2.1.1. Một số khái niệm …………………………………………………………………………… 7
2.1.1.1. Văn hóa ………………………………………………………………………………….. 7
2.1.1.2. An toàn người bệnh ………………………………………………………………….. 7
2.1.2. Tầm quan trọng của an toàn người bệnh …………………………………………… 8
2.1.3. Mô hình an toàn người bệnh ………………………………………………………….. 10
2.2. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN……………………………………………… 12
2.2.1. Trên thế giới ………………………………………………………………………………… 12
2.2.2. Tại Việt Nam ………………………………………………………………………………. 16
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………………………………………… 173.1. CÁCH SỬ DỤNG THANG ĐO NGHIÊN CỨU, CHỈ SỐ VÀ BIẾN
SỐ …………………………………………………………………………………………………………. 17
3.1.1. Cách sử dụng thang đo …………………………………………………………………. 17
3.1.1.1. Định nghĩa…………………………………………………………………………….. 17
3.1.1.2. Lược khảo các nghiên cứu về khảo sát văn hóa an toàn người bệnh
sử dụng bộ câu hỏi HSOPSC ………………………………………………………………. 18
3.2. CHỈ SỐ VÀ BIẾN SỐ ……………………………………………………………….. 19
3.3. MÔ HÌNH PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VĂN HÓA
AN TOÀN NGƯỜI BỆNH……………………………………………………………………….. 23
3.4. DỮ LIỆU ………………………………………………………………………………….. 24
3.4.1 Các định nghĩa về dữ liệu ………………………………………………………………. 24
3.4.2 Số mẫu ………………………………………………………………………………………… 25
3.5. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH …………………………………………………… 25
3.6. MÔ HÌNH HỒI QUY TUYẾN TÍNH ………………………………………….. 27
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ……………………………… 28
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU …………………….. 28
4.2. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ THANG ĐO…………………………………………… 32
4.2.1 Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha ………………………………………….. 32
4.2.2. Kiểm định thang đo của các khái niệm nghiên cứu bằng phương pháp
phân tích EFA ………………………………………………………………………………………. 35
4.3. XÁC ĐỊNH VĂN HÓA AN TOÀN NGƯỜI BỆNH TẠI BỆNH VIỆN
………………………………………………………………………………………………………………. 38
4.4. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY …………………………………………….. 51
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH …………………………………….. 55
5.1. TÓM TẮT PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………………………….. 55
5.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH ……………………………………………………………… 55
5.3. MỘT SỐ HẠN CHẾ TRONG NGHIÊN CỨU ……………………………… 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………………………….. 55
Danh mục tài liệu Tiếng Việt ………………………………………………………………………… 55Danh mục tài liệu Tiếng Anh ………………………………………………………………………… 55
PHỤ LỤC 1. Bảng câu hỏi khảo sát chính thức ………………………………………………. 61
PHỤ LỤC 2. Tổng quan về Văn hóa an toàn người bệnh tại bệnh viện quận Thủ
Đức ……………………………………………………………………………………………………………. 67
PHỤ LỤC 3. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu …………………………………. 73
PHỤ LỤC 4. Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha…………………………………….. 77
PHỤ LỤC 5 . Kiểm định thang đo bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá
(EFA) …………………………………………………………………………………………………………. 87
PHỤ LỤC 6. Xác định văn hóa an toàn người bệnh tại bệnh viện ……………………… 93
PHỤ LỤC 7. Kết quả phân tích hồi quy ……………………………………………………….. 11

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 4.6. Làm việc bao nhiêu giờ trong một tuần ……………………………………………. 31
Bảng 4.7. Thu nhập trung bình hàng tháng ……………………………………………………… 31
Bảng 4.8. Hệ số Cronbach’s Alpha của các khái niệm nghiên cứu …………………….. 32
Bảng 4.8. Kết quả phân tích nhân tố khám phá của các khái niệm nghiên cứu …….. 35
Bảng 4.10. Hoạt động nhóm trong khoa (Y1) ………………………………………………….. 38
Bảng 4.11. Vai trò lãnh đạo (Y2) …………………………………………………………………… 39
Bảng 4.12. Sự cải thiện liên tục về ATNB (Y3) ………………………………………………. 40
Bảng 4.13. Chính sách của bệnh viện về ATNB (Y4) ………………………………………. 41
Bảng 4.14. Nhận thức chung về ATNB (Y5)…………………………………………………… 42
Bảng 4.16. Giao tiếp và cởi mở (Y7) ……………………………………………………………… 44
Bảng 4.17. Tần suất báo cáo sự cố (Y8) …………………………………………………………. 45
Bảng 4.18. Hoạt động nhóm liên khoa (Y9) ……………………………………………………. 46
Bảng 4.19. Vai trò của nhân lực (Y10) …………………………………………………………… 47
Bảng 4.20. Giao ca và chuyển bệnh (Y11) ……………………………………………………… 48
Bảng 4.21. Phản ứng với các sai sót lỗi (Y12) …………………………………………………. 49
Bảng 4.22. Điểm trung bình 12 nhân tố………………………………………………………….. 50
Bảng 4.23. Kết quả phân tích hồi quy …………………………………………………………….. 51
Bảng 1. Hoạt động khám bệnh ………………………………………………………………………. 68
Bảng 2. Hoạt động Phẫu thuật Thủ thuật ………………………………………………………… 69
Bảng 3. Hoạt động Cận lâm sàng …………………………………………………………………… 70
Bảng 4. Các chỉ số liên quan đến an toàn người bệnh ………………………………………. 7

Leave a Comment