NGHIÊN CỨU CĂN NGUYÊN, ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG BỆNH VIÊM NÃO CẤP Ở TRẺ EM VIỆT NAM

NGHIÊN CỨU CĂN NGUYÊN, ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG BỆNH VIÊM NÃO CẤP Ở TRẺ EM VIỆT NAM

NGHIÊN CỨU CĂN NGUYÊN, ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG BỆNH VIÊM NÃO CẤP Ở TRẺ EM VIỆT NAM.Viêm não cấp là một tình trạng viêm cấp tính của nhu mô não, biểu hiện bằng sự rối loạn chức năng thần kinh-tâm thần khư trú hoặc lan tỏa. Bệnh xảy ở khắp nơi trên thế giới, gặp ở mọi lứa tuổi nhưng tỷ lệ mắc cao hơn ở trẻ em. Đây là một tình trạng bệnh lý nặng nề đe dọa tính mạng bệnh nhân và là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng của cộng đồng vì tỷ lệ mắc và tử vong còn cao. Trên thế giới tỷ lệ mắc viêm não cấp dao động từ 3,5 đến 7,4 trường hợp trên 100.000 dân mỗi năm [1], Nicolosi và cộng sự năm 1986 thông báo tỷ lệ mắc là 7,4 trường hợp trên 100.000 dân tại Minnesota, Mỹ [2]. Anh là nước có tỷ lệ viêm não cấp thấp nhất thế giới 1,5 trường hợp trên 100.000 dân và tỷ lệ tử vong khoảng 7% số trường hợp mắc [3]. 


Nguyên nhân gây viêm não đã xác đinh được hiện nay phần lớn là do virus, sự phân bố virus gây viêm não khác nhau trên thế giới do tính chất địa lý và khí hậu. Ở Châu Á, Đông Nam Á thường gặp viêm não do virus VNNB, tại Châu Âu thường gặp viêm não do tick-borne encephalitis virus, một số loại virus gây viêm não tản phát ở khắp nơi trên thế giới như viêm não do HSV1-2, CMV, EBV… Ngoài ra còn gặp nhiều nguyên nhân gây viêm não cấp như: vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm và một số căn nguyên không do nhiễm trùng như: tác dụng phụ của thuốc, bệnh hệ thống, bệnh ung thư, bệnh tự miễn, ngộ độc[4].
Kết quả điều trị viêm não cấp rất khác nhau tùy thuộc vào căn nguyên gây viêm não, mức độ nặng trên lâm sàng, tình trạng miễn dịch của người bệnh cũng như mức độ hiện đại của nền y học. Nhiều nguyên nhân virus gây viêm não cấp có tỉ lệ tử vong và di chứng cao như viêm não do HSV, viêm não do virus Dại…[5].Tuy nhiên tỷ lệ viêm não cấp xác định được căn nguyên trên thế giới ngay cả ở những nước phát triển cũng còn thấp.Nghiên cứu tại California từ năm 1998 đến năm 2000 có tới 62% trường hợp viêm não cấp là không tìm được căn nguyên [6]. Mặt khác ngày càng nhiều nguyên nhân gây viêm não không do nhiễm trùng được tìm thấy, nghiên cứu tại Anh từ năm 2005 đến năm 2006 trên 203 trường hợp viêm não cấp cho thấy 63% các trường hợp là xác định được căn nguyên trong đó 42% viêm não cấp được xác định do căn nguyên nhiễm trùng còn 21% trường hợp viêm não cấp được xác định là do yếu tố tự miễn dịch [7]. 
Tại Việt Nam nghiên cứu về viêm não cấp ở Việt Nam từ năm 1985 đến 1993 ghi nhận tỉ lệ mắc từ 1-8 trường hợp/100.000 dân và trước năm 2007 căn nguyên viêm não chủ yếu là do virus VNNB có tỉnh lên tới 85%[8], [9]. Từ năm 2007 đến nay do vắc xin VNNB đã được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng tỷ lệ mắc VNNB đã giảm đáng kể tuy nhiên VNNB còn chiếm khoảng 10% trong số các ca viêm não cấp xác định được căn nguyên[10], [11].
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương trong những năm gần đâynhờ sự phát triển của các kỹthuật chẩn đoán hiện đại như kỹ thuật sinh học phân tử và kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh mà căn nguyên viêm não cấp ngày càng xác định được nhiều hơn. Tuy nhiên số ca viêm não cấp chưa xác định được căn nguyên vẫn chiếm tỷ lệ khá cao 54%[11]. Việc không xác định được căn nguyên viêm não một mặt do kỹ thuật vi sinh còn hạn chế, mặt khác việc thăm khám lâm sàng chưa định hướng đúng căn nguyên để đưa ra chỉ định phù hợp.
Vì vậy, nghiên cứu căn nguyên, xác định các yếu tố dịch tễ học lâm sàng và các yếu tố tiên lượng bệnh nhân viêm não cấp là điều rất cần thiết giúp cho chẩn đoán sớm, nâng cao hiệu quả điều trị bệnh ngay tại tuyến y tế cơ sở làm giảm tỷ lệ tử vong, di chứng và giảm tải cho bệnh viện tuyến trên, giảm gánh nặng cho gia đình và cho xã hội từ đó làm cơ sở cho những biện pháp can thiệp, giúp cho các nhà hoạch định xây dựng kế hoạch dự phòng hiệu quả hơn. 
Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mục tiêu: 
1.    Xác định căn nguyên vi sinh gây viêm não cấpở trẻ em ≥ 1 tháng tuổitại Bệnh viện Nhi Trung ương từ 1/2014 đến 12/2016.
2.    Mô tả đặc điểm dịch tễ học lâm sàngcủa viêm não cấp ở trẻ em theo một số căn nguyên thường gặp.
3.    Xác định một số yếu tố tiên lượng nặng của bệnh viêm não cấp do các căn nguyên thường gặp ở trẻ em.

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3
1.1. Định nghĩa và phân loại viêm não cấp    3
1.1.1. Định nghĩa    3
1.1.2. Phân loại viêm não cấp và một số thuật ngữ liên quan    3
1.2. Dịch tễ học viêm não cấp    5
1.2.1. Dịch tễ học viêm não cấp trên thế giới    5
1.2.2. Dịch tễ học viêm não cấp ở Việt Nam    7
1.3. Căn nguyên viêm não cấp    10
1.3.1. Căn nguyên do nhiễm trùng    10
1.3.2.    Căn nguyên không do nhiễm trùng    12
1.4. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của viêm não cấp    12
1.4.1. Đặc điểm lâm sàng    12
1.4.2. Đặc điểm cận lâm sàng    16
1.4.3. Cập nhật chẩn đoán viêm não cấp    24
1.5. Các yếu tố tiên lượng bệnh nhân viêm não cấp    26
1.5.1.    Liên quan đến thời điểm chẩn đoán, năng lực kỹ thuật và phương pháp điều trị    26
1.5.2. Liên quan đến nguyên nhân    26
1.5.3. Các yếu tố tiên lượng viêm não cấp khác    28
1.5.4. Yếu tố tiên lượng theo căn nguyên viêm não cấp hay gặp    31
Chương 2:  ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    35
2.1. Đối tượng nghiên cứu    35
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân    35
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ    38
2.2 Phương pháp nghiên cứu    38
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu    38
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu    38
2.2.3. Quy trình nghiên cứu    39
2.3. Phương pháp thu thập số liệu    41
2.3.1. Thăm khám lâm sàng    41
2.3.2. Cận lâm sàng    43
2.4. Hóa chất, thiết bị và kỹ thuật làm xét nghiệm căn nguyên    45
2.4.1. Kỹ thuật PCR    45
2.4.2. Kỹ thuật nuôi cấy vi khuẩn    46
2.4.3. Kỹ thuật xác định kháng nguyên-kháng thể    48
2.5. Các biến nghiên cứu và cách đánh giá    51
2.5.1. Biến cho mục tiêu 1    51
2.5.2. Biến cho mục tiêu 2    51
2.5.3. Biến cho mục tiêu 3    54
2.6. Sai số, nhiễu và cách khống chế    55
2.7. Xử lý số liệu    55
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu    56
Chương 3:  KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    57
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu    57
3.1.1. Phân bố bệnh nhân viêm não cấp theo tháng    57
3.1.2. Giới tính    58
3.1.3. Tuổi    58
3.1.4. Địa dư    59
3.2. Căn nguyên viêm não cấp    60
3.2.1. Tỉ lệ xác định được căn nguyên    60
3.2.2. Phân bố căn nguyên vi sinh gây viêm não cấp    61
3.3. Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng của viêm não cấp ở trẻ em theo một số nguyên nhân thường gặp    65
3.3.1. Một số đặc điểm dịch tễ theo căn nguyên    65
3.3.2. Đặc điểm lâm sàng viêm não cấp theo căn nguyên    67
3.3.3. Triệu chứng cận lâm sàng viêm não cấp theo căn nguyên    74
3.4. Yếu tố tiên lượng bệnh viêm não cấp ở trẻ em    82
3.4.1. Kết quả điều trị    82
3.4.2. Một số yếu tố tiên lượng bệnh nhân viêm não cấp theo căn nguyên    85
Chương 4:  BÀN LUẬN    93
4.1. Căn nguyên viêm não cấp    93
4.1.1.    Tỉ lệ xác định căn nguyên    93
4.1.2. Phân bố căn nguyên vi sinh gây viêm não cấp    94
4.2. Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng của viêm não cấp ở trẻ em theo một số nguyên nhân thường gặp    99
4.2.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu    99
4.2.2. Một số đặc điểm dịch tễ theo căn nguyên    104
4.2.3. Đặc điểm lâm sàng viêm não cấp theo căn nguyên    108
4.2.4. Triệu chứng cận lâm sàng viêm não cấp theo căn nguyên    114
4.3. Yếu tố tiên lượng bệnh viêm não cấp ở trẻ em    123
4.3.1. Kết quả điều trị    123
4.3.2. Kết quả điều trị theo căn nguyên    124
4.3.3. Yếu tố tiên lượng theo căn nguyên    127
KẾT LUẬN    136
KIẾN NGHỊ    139
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐLIÊN QUAN ĐẾN 
LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1:     Tần suất phát hiện các triệu chứng viêm não cấp tính ở trẻ em    15
Bảng 1.2:     So sánh xét nghiệm dịch não tủy giữa các căn nguyên  gây viêm não cấp    16
Bảng 1.3:     Các xét nghiệm vi sinh vật được khuyến cáo  ở bệnh nhân viêm não cấp    22
Bảng 3.1:     Phân bố bệnh nhân viêm não cấp theo giới tính    58
Bảng 3.2:     Phân bố nhóm tuổi bệnh nhân viêm não cấp    58
Bảng 3.3:     Phân bố số lượng bệnh nhân viêm não cấp theo địa dư    59
Bảng 3.4:     Phân bố căn nguyên gây viêm não cấp    60
Bảng 3.5:     Phân bố căn nguyên gây viêm não cấp do virus    61
Bảng 3.6:     Phân bố căn nguyên gây viêm não cấp do vi khuẩn    62
Bảng 3.7:     Căn nguyên gây viêm não cấp xác định từ DNT    63
Bảng 3.8:     Căn nguyên gây viêm não cấp xác định từ bệnh phẩm ngoài DNT    64
Bảng 3.9:     Tuổi trung bình bệnh nhân viêm não cấp theo căn nguyên    66
Bảng 3.10:     Phân bố nhóm tuổi theo căn nguyên    67
Bảng 3.11:     Thời gian từ lúc khởi phát đến khi nhập viện    67
Bảng 3.12:     Điểm Glasgow khi vào viện    68
Bảng 3.13:     Điểm Glasgow trung bình theo căn nguyên    68
Bảng 3.14:     Điểm Glasgow sau 24 giờ nhập viện    69
Bảng 3.15:     Triệu chứng sốt theo căn nguyên    69
Bảng 3.16:     Tỷ lệ co giật theo căn nguyên    70
Bảng 3.17:     Thời gian xuất hiện co giật theo căn nguyên    70
Bảng 3.18:     Tính chất co giật theo căn nguyên    71
Bảng 3.19:     Triệu chứng rối loạn trương lực cơ theo căn nguyên    72
Bảng 3.20:    Triệu chứngliệt dây thần kinh sọ theo căn nguyên    73
Bảng 3.21:     Xử trí suy hô hấp theo căn nguyên    74
Bảng 3.22:     Biến đổi tế bào dịch não tủy theo căn nguyên    75
Bảng 3.23:     Biến đổi protein dịch não tủy theo căn nguyên    76
Bảng 3.24:     Xét nghiệm công thức máu theo căn nguyên    76
Bảng 3.25:     Nồng độ Natri máu theo căn nguyên    77
Bảng 3.26:     Một số yếu tố sinh hóa khác theo căn nguyên    78
Bảng 3.27:     Hình ảnh tổn thương trên phim CT sọ não    80
Bảng 3.28:     Hình ảnh tổn thương trên phim MRI sọ não    81
Bảng 3.29:     Kết quả điều trị theo căn nguyên    83
Bảng 3.30:     Kết quả điều trị nhóm căn nguyên ít gặp    84
Bảng 3.31:     Phân tích hồi quy logistic đơn biến yếu tố tiên lượng viêm não cấp do VNNB    85
Bảng 3.32:     Phân tích hồi quy logistic đa biến yếu tố tiên lượng viêm não cấp do VNNB    86
Bảng 3.33:     Phân tích hồi qui logistic đơn biến các yếu tố tiên lượng  viêm não cấp do HSV    87
Bảng 3.34:     Phân tích hồi qui logistic đa biến yếu tố tiên lượng viêm não cấp do HSV    88
Bảng 3.35:     Phân tích hồi qui logistic đơn biến yếu tố tiên lượng  viêm não cấp do phế cầu    89
Bảng 3.36:     Phân tích hồi quy logistic đa biến yếu tố tiên lượng  viêm não cấp do phế cầu    90
Bảng 3.37:     Phân tích hồi quy logistic đơn biến yếu tố tiên lượng  viêm não cấp KRNN    91
Bảng 3.38:     Phân tích hồi qui logistic đa biến yếu tố tiên lượng  viêm não cấp KRNN    92

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1.    Trần Thị Thu Hương, Phạm Nhật An (2016). Căn nguyên, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng viêm não cấp do vi khuẩn ở trẻ em. Tạp chí Nghiên Cứu Y Học số3(101), 82- 89.
2.    Trần Thị Thu Hương, Trương Thị Mai Hồng, Phạm Nhật An (2017). Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng viêm não cấp – màng não do phế cầu. Tạp chí Y Dược Lâm sàng 108, 12(7), 47-51.
3.    Trần Thị Thu Hương, Trương Thị Mai Hồng, Phạm Nhật An (2017). Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng và một số yếu tố tiên lượng bệnh viêm não cấp Nhật Bản ở trẻ em. Tạp chí Y Dược Lâm sàng 108, 12(8), 8-13.
4.    Trần Thị Thu Hương, Phạm Nhật An (2018). Các yếu tố tiên lượng viêm não cấp ở trẻ em theo căn nguyên. Tạp chí Y học Việt Nam, 11(1), 127-130.
5.    Trần Thị Thu Hương, Phạm Nhật An (2018).Căn nguyên viêm não cấp ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Tạp chí phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, 4(106), 93-96.

 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment