NGHIÊN CỨU CĂN NGUYÊN VI KHUẨN HIẾU KHÍ GÂY NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ
NGHIÊN CỨU CĂN NGUYÊN VI KHUẨN HIẾU KHÍ GÂY NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ TỪ THÁNG 5/2011 ĐẾN THÁNG 5/2012
Trương Diên Hải1, Trần Đình Bình2, Nguyễn Thị Nam Liên1, Nguyễn Văn Hoà3,
Châu Thị Mỹ Dung1, Mai Văn Tuấn1, Bùi Thị Như Lan1, Trần Hữu Luyện4
(1) Khoa Vi sinh, Bệnh viện Trung ương Huế (2) Bộ môn Vi sinh, Trường Đại học Y Dược Huế (3) Khoa Y tế công cộng, Trường Đại học Y Dược Huế
(4) Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Trung ương Huế
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu những vi khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) tại bệnh viện Trung ương Huế để xác định các loại vi khuẩn gây NKBV chủ yếu, phân bố theo vị trí NKBV, khối điều trị và các loại bệnh phẩm nhằm góp phần vào công tác chống nhiễm khuẩn bệnh viện. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu ngang mô tả trên 311 chủng vi khuẩn phân lập được trên 242 bệnh nhân bị NKBV với 261 mẫu bệnh phẩm tại các khoa phòng trong bệnh viện từ tháng 5/2011 đến tháng 5/2012. Kết quả, bàn luận và kết luận: NKBV ở bệnh nhân nam chiếm tỷ lệ 66,9% cao gấp 2 lần so với nữ 33,1%, với 261 bệnh phẩm phân lập được 311 vi khuẩn gây NKBV- Nhiễm khuẩn đường hô hấp là cao nhất chiếm tỷ lệ 37,2%, tiếp theo là nhiễm khuẩn vết mổ chiếm tỷ lệ 20,2%, nhiễm khuẩn da và mô mềm (13,2%), nhiễm khuẩn máu (12,8%). i) 5 loại nhiễm khuẩn thường gặp là: nhiễm khuẩn Hô hấp, nhiễm khuẩn Vết mổ, nhiễm khuẩn Da và mô mềm, nhiễm khuẩn Tiết niệu, nhiễm khuẩn Máu. ii) Bệnh phẩm đàm là chủ yếu chiếm 35,2%, tiếp theo là bệnh phẩm mủ 34,9%, còn lại là các loại bệnh phẩm khác- NKBV do vi khuẩn Gram âm 83,9% cao gấp 5,2 lần hơn hẳn so với NKBV do vi khuẩn Gram dương 16,1%- Vi khuẩn gây NKBV phân lập được tại Bệnh viện Trung ương Huế có 5 loại chủ yếu: chiếm tỷ lệ cao nhất là Acinetobacter baumannii 27,3%, tiếp theo là Klebsiella pneumoniae 23,8%, Escherichia coli 15,8%, Staphylococcus aureus 10,6%, Pseudomonas aeruginosa (7,1%) – Có 43 bệnh phẩm phân lập được 2 loại vi khuẩn trở lên chiếm tỷ lệ 16,5%
1. Bộ Y tế (2003), “Định nghĩa và tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm khuẩn bệnh viện”, Tài liệu hướng dẫn quy trình chống nhiễm khuẩn bệnh viện,
NXB Y học, Hà Nội, Tập 1, Chương I, tr: 33 – 45.
2. Bộ Y tế (2005) “Giám sát nhiễm khuẩn”, Sổ tay kiểm soát nhiễm khuẩn dùng cho nhân viên y tế khu vực châu Á, NXB Y học, Hà Nội, Chương 5, Tr. 61-70.
3. Nguyễn Thị Thanh Hà và nhóm nghiên cứu của 6 bệnh viện (2005), “Nhiễm khuẩn bệnh viện – Tỷ lệ hiện mắc, yếu tố nguy cơ tại 6 bệnh viện phía Nam”, Tạp chí Y học thực hành, (518), Tr: 81 – 87.
4. Nguyễn Thị Thanh Hà, Cam Ngọc Phượng, Lê Hồng Dũng và cộng sự (2011), “Đặc điểm dịch tễ học nhiễm khuẩn bệnh viện tại Khoa hồi sức sơ sinh bệnh viện Nhi Đồng I”, Tạp chí y học lâm sàng, (8), tr: 137-144.
5. Nguyễn Thanh Hải, Lê Quang Trung, Trần Thanh Linh (2011), “Khảo sát tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện và mối liên quan với các yếu tố nguy cơ tại bệnh viện đa khoa Thống Nhất năm 2011”, Tạp chí Y học Lâm sàng, (8), tr: 92 – 95.
6. Nguyễn Việt Hùng, Trương Anh Thư, Lê Thị Thanh Thủy và cộng sự (2008), “Thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện và các yếu tố liên quan tại một số bệnh viện khu vực phía Bắc 2006- 2007”, Y học Lâm sàng, (6/2008), Tr: 32 – 38.
7. Nguyễn Việt Hùng, Nguyễn Gia Bình, Trương Anh Thư, Đoàn Mai Phương (2011), “nhiễm trùng liên quan tới chăm sóc Y tế tại khoa điều trị tích cực bệnh viện Bạch Mai (2008 – 2009): Tỷ lệ mắc mới, tác nhân, yếu tố nguy cơ và kết quả”, Hội thảo quốc tế về Kiểm soát Nhiễm khuẩn
Bệnh viện, Bộ Y tế, Bệnh viện TW Huế, Tr: 28.
8. Trần Văn Hưng (2007), “Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Trung ương Huế”, Luận án chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Huế, Tr: 62.
9. Phạm Đức Mục, Nguyễn Việt Hùng và cộng sự (2008), “Nhiễm khuẩn bệnh viện và các yếu tố liên quan tại 19 bệnh viện của Việt Nam, năm 2005”, Y học Lâm sàng, (6/2008), Tr: 26 – 31.
10. Trần Thị Thúy Phượng, Biền Văn Minh (2012), “Nghiên cứu đặc tính sinh học của một số chủng vi khuẩn thuộc loài Acinetobacter baumannii
phân lập tại bệnh viện Trung uơng Huế”, Tạp chí Khoa học & Giáo dục, (01), Tr: 43 – 48.
11. Hà Mạnh Tuấn, Hoàng Trọng Kim (2005), “Tần suất nhiễm khuẩn bệnh viện tại khoa Hồi sức cấp cứu Nhi Đồng I”, Tạp chí Y học thực hành, (518), Tr: 15 – 2
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất