Nghiên cứu Can thiệp nội mạch điều trịrò động mạch cảnh xoang hang sau chấn thương

Nghiên cứu Can thiệp nội mạch điều trịrò động mạch cảnh xoang hang sau chấn thương

Luận án Nghiên cứu can thiệp nội mạch điều trị rò động mạch cảnh xoang hang sau chấn thương.Rò động mạch cảnh xoang hang là sựthông nối bất thường từ động mạch cảnh qua xoang tĩnh mạch hang. Được phân thành 4 type A, B, C, D theo Barrow ]. Trong đó rò động mạch cảnh xoang hang type A được gọi là rò trực tiếp do rách thành động mạch cảnh trong, đoạn đi trong xoang hang, nguyên nhân thường gặp nhất là sau chấn thương đầu, nguyên nhân khác là do vỡphình mạch cảnh trong xoang hang. Các type còn lại được gọi là rò gián tiếp, thường là bệnh tựphát nguồn động mạch rò là từcác nhánh động mạch nhỏnuôi màng cứng vùng xoang hang của động mạch cảnh trong hoặc cảnh ngoài. 

Ởnước ta hay gặp nhất là thểrò động mạch cảnh xoang hang trực tiếp sau chấn thương đầu do tai nạn giao thông. Theo nhiều nghiên cứu rò động mạch cảnh xoang hang trực tiếp có thểchiếm tỉlệ0,2-0,3% sốbệnh nhân sau chấn thương đầu. Với con sốthống kê có hàng nghìn trường hợp chấn thương đầu, chấn thương sọnão do TNGT của ban an toàn giaothông làm cho sốlượng bệnh nhân rò động mạch cảnh xoang hang ởnước ta rất đông. Hàng tháng nước ta có hàng nghìn trường hợp tửvong do TNGT trong đó không ít các trường hợp do chảy máu mũi xoang ồ ạt không cầm được có thểlà do rò động mạch cảnh xoang hang vỡ vào xoang bướm như đã được mô tả trong y văn 

. Do đó cho thấy vấn đềcấp cứu và điều trịcác bệnh liên quan đến chấn thương nhất là chấn thương mạch máu nhưrò động mạch cảnh xoang hang luôn là vấn đềbức thiết của xã hội. 

Ởnước ta trước khi có can thiệp nội mạch thì rò động mạch cảnh xoang hang được điều trịbằng phẫu thuật thảcơqua một lỗmở động mạch cảnh ởcổvà phẫu thuật thắt động mạch cảnh ởcổ. Can thiệp nội mạch được thực hiện trong những năm gần đây nhưng chưa có nhiều công trình nghiên cứu trong nước đánh giá. Do đó việc nghiên cứu ứng dụng và đánh giá kết quảkỹthuật can thiệp nội mạch trong điều trịcác thương tổn động mạch cảnh sau chấn thương đặc biệt là điều trịrò động mạch cảnh xoang hang thật sựlà điều cần thiết. 

Theo nhiều tài liệu và nghiên cứu ngoài nước phương pháp can thiệp nội mạch mang lại hiệu quảcao hơn các phương pháp trước đây nhưphẫu thuật thắt động mạch cảnh và thảcơgây tắc. Tuy nhiên, phương pháp này cũng đòi hỏi sửdụng các máy móc thiết bịhiện đại, dụng cụsửdụng khá đắt tiền. Vềphương pháp can thiệp nội mạch, có hai vật liệu chính dùng gây tắc lỗrò là bóng và coil (cuộn lò xo, vòng xoắn). Bóng gây tắc được làm bằng latex kích thước khi chưa bơm căng khoảng 1-2mm, coil gây tắc là một sợi kim loại có thểcuộn lại nhưhình lò xo đường kính của sợi từ0,01-0,018 inch và có chiều dài từ2cm đến 30cm. Hiện nay chưa có nghiên cứu và hướng dẫn cụthểnào giúp phân loại tình trạng lỗrách động mạch cảnh cũng nhưchưa có hướng dẫn hay phác đồcụthểnào giúp chọn lựa vật liệu gây tắc là bóng hay coil. 

Trong tình hình thực tế ởnước ta các dụng cụcan thiệp là khá đắt tiền do đó việc lựa chọn vật liệu điều trịsao cho phù hợp cũng là điều hết sức quan trọng. Việc lựa chọn đúng vật liệu để điều trịsẽmang lại kết quảtốt và tiết kiệm chi phí cho bệnh nhân. Thật vậy, khi điều trịmột trường hợp rò động mạch cảnh xoang hang thì các vấn đề đặt ra là: phân loại lỗrách thếnào là lỗrách lớn, nhỏ? 

Chọn lựa vật liệu gây tắc là bóng hay coil dựa vào phân loại lỗrách? Khi nào phải bảo tồn hay tắc luôn động mạch cảnh đoạn rò? Với kết quả từ nghiên cứu này tác giảhy vọng sẽ đưa ra phân loại lỗ rách trên hình chụp mạch máu não xóa nền, đồng thời góp phần cụthểhóa phương pháp xửtrí và cách chọn lựa vật liệu điều trịthích hợp ứng với từng loại thương tổn của mạch máu thực tếtrên bệnh nhân nước ta nhằm đạt hiệu quả điều trịcao nhất và giúp bệnh nhân đỡ tốn kém.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: 

  Chúng tôi nghiên cứu đềtài “ Can thiệp nội mạch điều trịrò động mạch cảnh xoang hang sau chấn thương” nhằm các mục tiêu sau: 

Mục tiêu nghiên cứu: 

– Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học chẩn đoán bệnh rò động mạch cảnh xoang hang sau chấn thương type A, xác định trên chụp mạch máu não xóa nền (DSA). 

– Khảo sát diễn tiến kích thước của lỗrách và thời gian từ lúc bệnh nhân bị chấn thương đến khi được điều trị. 

– Đánh giá kết quả điều trịvà tiên lượng khả năng điều trị theo độ lớn lỗ rách.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 

Tài liệu Tiếng Việt: 

  1.  Lê VũAnh (1998) “ Thiết kếvà tiến hành các dựán nghiên cứu hệthống y tế”, tập san đào tạo nghiên cứu hệthống y tế, Trường cán bộquản lý y tế- BộY Tế, 
  2.  Hoàng Cương (2007) “ Đặc điểm lâm sàng các tổn thương mắt trên bệnh nhân thông động mạch cảnh xoang hang”, Tạp chí nhãn khoasố10, tr 41-44. 
  3.  Lê Văn Cường, (1995) “Các dạng động mạch cảnh ngoài”, Hình thái học,Tổng Hội Y Dược Học Việt Nam: tập 5, số1 tr 16-19. 
  4.  Trần Chí Cường (2007), “Can thiệp nội mạch điều trịrò động mạch cảnh xoang hang. Tổng kết 62 trường hợp tại Bệnh viện ĐHYD TP.HCM”. Tạp chí Y học TP.HCM, tập 11, phụbản số1, tr 29-35. 
  5.  Phan Dẫn, Đỗ Như Hơn (1985), “ Các rò động mạch cảnh xoang tĩnh mạch hang khó chẩn đoán” Y học thực hành(255), số1/1985, tr 44-46. 
  6.  Đỗ Văn Dũng (2011), Tài liệu tập huấn “ Phương pháp nghiên cứu khoa học trong nghiên cứu lâm sàng và dịch tểhọc”, bộmôn Y tếcông cộng, Đại Học Y Dược TP.HCM, tr 34-242. 
  7.  Bùi Văn Giang và cộng sự(2000), “giá trịphương pháp nút thông động tĩnh mạch cảnh xoang hang bằng điện quang can thiệp”, Công trình nghiên cứu khoa học Bệnh viện Bạch Mai, Nhà xuất bản Y học, tập 1, tr 21-28. 
  8.  Nguyễn Viết Giáp (2010), “Đánh giá sự cải thiện lâm sàng tại mắt trên bệnh nhân rò động mạch cảnh xoang hang đã được điều trị bằng phương pháp nút mạch”, Luận án chuyên khoa cấp 2, chuyên ngành nhãn khoa. ĐHYD TP.HCM,tr 58-112. 133
  9.  Nguyễn Thanh Hải (2009), “Lâm sàng, hình ảnh học, điều trịrò động tĩnh mạch màng cứng” Luận văn cao học, chuyên ngành ngoại thần kinh, ĐHYD TP.HCM,tr 20-88. 
  10. Ngô Trí Hùng và cộng sự(2005), “Giải phẫu đầu và cổ”, Atlats Giải Phẫu Người, NXB Đại Học Quốc Gia TP.HCM, tr 344-463. 
  11. Nguyễn Xuân Nguyên, Phan Dẫn, Thái Thọ(1996), “Tuần hoàn hốc mắt”. Giải phẫu mắt ứng dụng trong lâm sàng và sinh lý thịgiác, Nhà xuất bản Y học. Tr 134-142. 
  12. Đào Ngọc Phong (1993), “Các phương pháp nghiên cứu trong y học cộng đồng”. Vụkhoa học đào tạo, BộY Tế, tr 73-78. 
  13. Nguyễn Quang Quyền (1995), “Động tĩnh mạch đầu mặt cổ” Giải phẫu học tập 1, Bộmôn Giải phẫu, Đại học Y Dược TP.HCM, Nhà xuất bản Y học, tr 307-331. 
  14. Phạm Minh Thông, Bùi Văn Giang (2003) “ Điều trị thông động mạch cảnh xoang hang trực tiếp bằng can thiệp nội mạch” Tạp chí Y học thực hành, (459), 

số9/2003, tr 54-56. 

  1. Lê Minh Thông (2007), “Những biểu hiện mắt trong các bệnh của hệ thần kinh trung ương”, Nhãn khoa lâm sàng, Bộmôn mắt, ĐHYD TP.HCM, Nhà xuất bản Y học, tr 284. 
  2. Nguyễn Bá Tiến (2009), “Đánh giá kết quả điều trịlâu dài thông động tĩnh mạch cảnh xoang hang trực tiếp”. Luận văn chuyên khoa 2 bộmôn mắt. ĐH Y Hà Nội. tr 15-64. 
  3. Lê Xuân Trung (1966), Lỗthông động mạch cảnh với xoang hang. Tạp chí Y học Việt Nam, 2, tr 101-107. 134    
  4. Lê Xuân Trung (1988), “Lỗthông động mạch cảnh xoang hang”, Bệnh lý ngoại khoa thần kinh, Trường Đại học Y Dược TP.HCM, tr 333-340. 
  5. Nguyễn Xuân Trường (1997), “ Giải phẫu sinh lý mắt” Giáo trình nhãn khoa. Bộ môn mắt, ĐHYD TP.HCM. Tr 72-74. 
  6. Nguyễn Đình Tùng (2003), “Điều trịrò động mạch cảnh xoang hang”, Luận văn tốt nghiệp chuyên khoa 2 Ngoại thần kinh, trường Đại học Y Dược TP. HồChí Minh Tr 2-80. 
  7. Phạm Tỵ(2009), “Điều trịthông lỗdò động mạch cảnh xoang hang theo kỹthuật Brooks” Tạp chí y học thực hành680, số10. Tr 84-85. 
  8. Trương Văn Việt, Nguyễn Đình Tùng (1999), “Rò động mạch cảnh xoang hang”, Hội nghịViệt – Úc vềNgoại thần kinh, Bệnh viện ChợRẫy, 24 – 25. 
  9. Trương Văn Việt, Nguyễn Đình Tùng (2002), Rò động mạch cảnh xoang hang, Chuyên đềNgoại thần kinh, Nhà xuất bản Y học, 403-41

Leave a Comment