Nghiên cứu cấu trúc khối cơ thể và mật độ xương bằng phương pháp DEXA ở bệnh nhân nữ ĐTĐ type 2
Luận văn Nghiên cứu cấu trúc khối cơ thể và mật độ xương bằng phương pháp DEXA ở bệnh nhân nữ ĐTĐ type 2.Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh rối loạn chuyển hóa có tốc độ phát triển rất nhanh. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2013, có khoảng 347 triệu người trên thế giới mắc bệnh ĐTĐ và tổ chức này đã nhận định: Một đại dịch toàn cầu đang nổi lên của bệnh ĐTĐ do gia tăng nhanh chóng thừa cân, béo phì và ít vận động [1].
Tại Việt Nam, theo điều tra dịch tễ tình hình mắc bệnh ĐTĐ năm 1990 cho thấy tỷ lệ ĐTĐ tại Hà Nội chỉ là 1,2%, năm 2002 tỷ lệ này đã là 2,16% tăng gần gấp đôi so với 12 năm trước [2], nhưng đến năm 2008 tỉ lệ này đã lên đến 5.8% gấp 2,7 lần chỉ trong vòng 6 năm [3].
Nghiên cứu cấu trúc khối cơ thể và mật độ xương bằng phương pháp DEXA ở bệnh nhân nữ ĐTĐ type 2 ĐTĐ typ 2 thường diễn biến âm thầm, rất nhiều bệnh nhân được phát hiện tình cờ hoặc khi có biến chứng buộc phải đến viện. Nếu không được kiểm soát tốt đường huyết, ĐTĐ typ 2 có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cả cấp và mạn tính. Một trong các biến chứng mạn tính của ĐTĐ là thúc đẩy nhanh quá trình mất chất khoáng của xương dẫn đến loãng xương, rất nhiều nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy tỷ lệ gẫy xương do loãng xương ở BN ĐTĐ cao hơn hẳn so với người bình thường [4].
Loãng xương làm tăng nguy cơ gẫy xương, và trên thực tế gẫy xương ở bệnh nhân loãng xương thường xuất hiện sau 1 chấn thương không mạnh, đặc biệt là sau khi bị té ngã . Nghiên cứu của Schwartz (2002) [5], cho thấy bệnh nhân ĐTĐ có nguy cơ té ngã cao gấp 2 lần so với người không ĐTĐ, tác giả cũng cho thấy nguy cơ té ngã tăng cao ở bệnh nhân ĐTĐ có liên quan đến tình trạng thiếu cơ.
Vì vậy, để đánh giá nguy cơ gẫy xương ở bệnh nhân ĐTĐ thì chỉ nghiên cứu về MĐX là chưa đủ, cần nghiên cứu về tình trạng khối cơ vì nó liên quan đến giảm hoạt động thể chất và làm tăng nguy cơ té ngã ở những bệnh nhân ĐTĐ.
Phụ nữ có tình trạnh giảm sức mạnh của cả cơ và xương theo tuổi nhanh hơn nam giới, đặc biệt nếu phụ nữ mắc các bệnh mạn tính khác như ĐTĐ, viêm khớp dạng thấp thì tình trạng này còn nặng nề hơn nữa [6]. Ở Việt Nam, có nhiều công trình nghiên cứu mật độ xương ở các đối tượng khác nhau và sự hiểu biết về loãng xương đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên chúng ta mới có được một vài nghiên cứu về cấu trúc khối cơ thể ở người bình thường điều đó phần nào cho thấy việc nghiên cứu cấu trúc khối cơ thể còn rất mới ở nước ta. Đặc biệt chưa có nghiên cứu nào trên đối tượng là BN nữ bị ĐTĐ typ2, rõ ràng đây là đối tượng có nguy cơ cao nhất bị loãng xương, bị té ngã và gãy xương [4]. Chính vì vậy mà chúng tối tiến hành nghiên cứu với đề tài: “Nghiên cứu cấu trúc khối cơ thể và mật độ xương bằng phương pháp DEXA ở bệnh nhân nữ ĐTĐ type 2” với 2 mục tiêu:
1. Khảo sát cấu trúc khối cơ thể và mật độ xương ở bệnh nhân nữ ĐTĐ typ 2.
2. Tìm hiểu mối liên quan giữa cấu trúc khối cơ thể và mật độ xương với một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân nữ ĐTĐ typ 2.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 12
1.1. Đái tháo đường typ 2 12
1.1.1. Khái niệm 12
1.1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ 12
1.1.3. Phân loại ĐTĐ 13
1.1.4. Các biến chứng mạn tính thường gặp 14
1.1.5. Điều trị đái tháo đường typ 2 15
1.2. Loãng xương 16
1.2.1. Định nghĩa chung 16
1.2.2. Phân loại loãng xương 17
1.2.3. Các yếu tố nguy cơ của loãng xương 17
1.2.4. Chẩn đoán loãng xương 20
1.3. Đái tháo đường và mật độ xương 22
1.3.1. Ảnh hưởng của tình trạng tăng glucose huyết đến mật độ xương 22
1.3.2. Ảnh hưởng của insulin đến mật độ xương 23
1.3.3. Ảnh hưởng của IGF1 lên mật độ xương 24
1.3.4. Ảnh hưởng của các cytokine viêm đến mật độ xương 24
1.3.5. Các yếu tố khác ảnh hưởng đến mật độ xương ở bệnh nhân ĐTĐ
typ 2 25
1.4. Cấu trúc khối cơ thể 25
1.4.1. Sơ lược về cấu trúc khối cơ thể 25
1.4.2. Các phương pháp đo cấu trúc khối cơ thể 26
1.4.3. Sarcopenia 28
1.5. Đái tháo đường typ 2 và cấu trúc khối cơ thể 32
1.5.1. Ảnh hưởng của bệnh đái tháo đường lên cấu trúc khối cơ thể 32
1.5.2. Tác động của các phương pháp điều trị ĐTĐ lên cấu trúc khối cơ thể. . 33
1.6. Tình hình nghiên cứu cấu trúc khối cơ thể và mật độ xương ở bệnh
nhân nữ ĐTĐ typ2 35
1.6.1. Một số công trình nghiên cứu trên thế giới 35
1.6.2. Tình hình nghiên cứu MĐX và cấu trúc khối cơ thể ở bệnh nhân
ĐTĐ typ2 ở Việt Nam 35
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37
2.1. Đối tượng nghiên cứu 37
2.1.1. Phân nhóm đối tượng 37
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu 37
2.1.3. Tiêu chẩn loại trừ 37
2.2. Cỡ mẫu 38
2.3. Thời gian nghiên cứu 38
2.4. Địa điểm nghiên cứu 38
2.5. Phương pháp nghiên cứu 38
2.5.1. Thiết kế nghiên cứu 38
2.5.2. Quy trình nghiên cứu 38
2.6. Xử lý số liệu 44
2.7. Đạo đức trong nghiên cứu 45
2.8. Sơ đồ nghiên cứu 46
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 47
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 47
3.1.1. Đặc điểm chung về nhân trắc học, thời gian mãn kinh của đối
tượng nghiên cứu 47
3.1.2. Đặc điểm liên quan đến bệnh nhân ĐTĐ 49
3.2. Đặc điểm CTK cơ thể và MĐX ở đối tượng nghiên cứu 51
3.2.1. Đặc điểm cấu trúc khối cơ thể của đối tượng nghiên cứu 51
3.2.2. Đặc điểm MĐX của đối tượng nghiên cứu 55
3.3. Liên quan giữa cấu trúc khối cơ thể, MĐX và một số đặc điểm ở bệnh
nhân nữ ĐTĐ typ2 56
3.3.1. Liên quan giữa cấu trúc khối cơ thể, MĐX và thời gian phát hiện ĐTĐ. … 56
3.3.2. Liên quan giữa cấu trúc khối cơ thể, MĐX và nồng độ glucose máu
lúc đói của bệnh nhân ĐTĐ typ2 60
3.3.3. Liên quan giữa cấu trúc khối cơ thể, MĐX và HbA1C 61
3.3.4. Liên quan cấu trúc khối cơ thể với phương pháp điều trị 64
3.3.5. Liên quan giữa cấu trúc khối cơ thể và MĐX 65
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 68
4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 68
4.1.1. Đặc điểm về chỉ số nhân trắc và thời gian mãn kinhcủa đối tượng
nghiên cứu 68
4.1.2. Đặc điểm liên quan đến bệnh ĐTĐ của nhóm ĐTĐ 69
4.2. Đặc điểm cấu trúc khối cơ thể và mật độ xương ở bệnh nhân nữ ĐTĐ typ2 .. 71
4.2.1. Đặc điểm cấu trúc khối cơ thể 71
4.2.2. Đặc điểm về MĐX và tỉ lệ loãng xương 77
4.3. Liên quan giữa cấu trúc khối cơ thể, mật độ xương và một số đặc điểm
ở bệnh nhân nữ ĐTĐ typ 2 79
4.3.1. Liên quan cấu trúc khối cơ thể, MĐX và thời gian bị ĐTĐ typ 2. . 79
4.3.2. Liên quan cấu trúc khối cơ thể , MĐX và sự kiểm soát glucose
máu lúc đói của bệnh nhân ĐTĐ typ2 83
4.3.3. Liên quan cấu trúc khối cơ thể, MĐX và HbA1C 84
4.3.4. Liên quan cấu trúc khối cơ thể và phương pháp điều trị 87
4.3.5. Liên quan cấu trúc khối cơ thể và MĐX 88
KẾT LUẬN 91
KIÊN NGHỊ 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
2. Tạ Văn Bình (2006), Bệnh đái tháo đường – Tăng glucose máu, NXB Y học, 16 – 303.
3. Nguyễn Minh Hùng Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2010), Nghiên cứu tỷ lệ đái tháo đuờng và một số yếu tố nguy cơ tại Hà Nội năm 2008, Tạp chí Y học thực hành, 703, 24 – 27.
10. Đỗ Trung Quân (2007), Đái tháo đường và điều trị. NXB Y học, 22 – 25.
11. Nguyễn Thị Lan Huơng (2011), Nghiên cứu về mối tương quan giữa homocysteine máu với biến chứng võng mạc mắt ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa 2, Truờng đại học Y Hà Nội.
12. Lê Thị Phuơng (2011), Nghiên cứu biến chứng cầu thận ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. Luận văn Thạc sĩ y học, Truờng đại học Y Hà Nội.
16. Nguyễn Thi Ngọc Lan (2010), Loãng xương nguyên phát. Bệnh học cơ xương khớp dành cho đối tượng sau đại học. Nhà xuất bản Y học.
274 – 285.
17. Nguyễn Đình Nguyên Nguyễn Văn Tuấn (2007), Loãng xương: Nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa. Hội loãng xương Thành phố Hồ Chí Minh, NXB Y học, 17 – 95.
46. Nguyễn Văn Tuấn, Đoàn Công Vinh, Hồ Phạm Thục Lan (2012), Tình trạng thiếu cơ tại Việt Nam. http://hoiloangxuonghcm.vn/.
48. Bình TV (2006), Bệnh đái tháo đường – Tăng glucose máu. NXB Y học 16 – 303.
49. Tạ Văn Bình và cs (2007), Đái tháo đường và rối loạn dung nạp glucose ở đối tượng có nguy cơ bị bệnh cao, đánh giá ban đầu về tiêu chuẩn khám sàng lọc được sử dụng. Báo cáo toàn văn các đề tài khoa học, tr. 987 – 994.
50. Nguyễn Thị Ngọc Huyền NMH (2010), Nghiên cứu tỷ lệ đái tháo đường và một số yếu tố nguy cơ tại Hà Nội năm 2008. Tạp chí Y học thực hành, 703, 24 – 27.
56. K. S. Kim, K. S. Park, M. J. Kim et al. (2014), Type 2 diabetes is associated with low muscle mass in older adults, Geriatrics & gerontology international, 14 Suppl 1, 115-21.
61. Nguyễn Hải Thủy, Nguyễn Nguyên Trang (2010), Khảo sát mật độ xương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2. Tạp chí Nội khoa, Số 3, 301-312.