NGHIÊN CỨU CHẨN ĐOÁN-ĐIỀU TRỊ  BƯỚU DIỆP THỂ VÚ

NGHIÊN CỨU CHẨN ĐOÁN-ĐIỀU TRỊ  BƯỚU DIỆP THỂ VÚ

Luận án NGHIÊN CỨU CHẨN ĐOÁN-ĐIỀU TRỊ  BƯỚU DIỆP THỂ VÚ. Bướu diệp thể (BDT) là một dạng bệnh lý khá đặc biệt và hiếm gặp của vú, đã được Johannes Muller mô tả lần đầu tiên vào năm 1838. Với những tính chất đại thể, vi thể và diễn tiến lâm sàng của bướu bướu, ông đặt tên loại bướu này là “cystosarcoma phyllodes. “ Phyllodes” theo tiếng Hy lạp cổ “phullon” có nghĩa là “lá”, do trên vi thể, mô đệm quanh ống dẫn sữa tăng sinh được viền bởi lớp biểu mô tuyến nên có hình dạng giống như những phiến lá. Sau đó bướu này được mang nhiều tên gọi khác nhau và hiện nay thuật ngữ được thế giới chấp nhận rộng rãi là “Phyllodes tumor”(bướu diệp thể, u phyllode). Bướu diệp thể có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường nhất ở trong khoảng 40-50 tuổi, chiếm tỷ lệ 2,2% đến 4% trong các loại bướu lành tuyến vú. Ở Việt Nam, tác giả Nguyễn Sào Trung ghi nhận tỉ lệ này là 4,6% [11],[12]. 

Các bướu diệp thể được phân độ mô học như sau: bướu diệp thể lành (60-70%), bướu diệp thể ác (20%) và bướu diệp thể giáp biên (10%). Bướu thường diễn tiến chậm nhưng có thể tăng kích thước nhanh chóng trong vài tuần [3]. 

Trên lâm sàng những bướu diệp thể kích thước nhỏ, khó phân biệt được với các bướu sợi tuyến. Khi bướu có kích thước lớn, việc chẩn đoán là bướu diệp thể thường được đặt ra nhưng lại khóphân biệt được lành, ác hoặc giáp biên [26],[62],[69],[70],[83]. 

Về điều trị trước đây có khuynh hướng lấy bướu hoặc cắt rộng vài milimet cho bướu diệp thể lành và đoạn nhũ đơn giản cho bướu diệp thể ác và giáp biên ác ngay cả khi bướu có kích thước nhỏ. Gần đây nhiều công trình cho thấy đối với bướu diệp thể kích thước nhỏ, phẫu thuật cắt đủ rộng với diện cắt an toàn cũng có thể kiểm soát được tỷ lệ tái phát [39][43]. 

Tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh nhiều năm qua đã áp dụng điều trị phẫu thuật cắt rộng, bảo tồn cho các trường hợp bướu diệp thể có kích thước nhỏ, đoạn nhũ có hoặc không kèm tái tạo vú cho các trường hợp bướu lớn và đối với bướu diệp thể ác thì có thể xạ trị bổ túc sau mổ 

Công trình này tổng kết lại kinh nghiệm chẩn đoán và kết quả điều trị các bướu diệp thể tại Bệnh viện Ung Bướu trong thời gian 2007-2010. 

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 

Trên cơ sở tiếp tục góp phần vào việc chẩn đoán xác định bướu diệp thể và đưa ra mức độ rộng của phẫu thuật nhằm hoàn thiện phương pháp điều trị cho 

một loại bệnh lý đặc biệt nhưng tương đối hiếm của tuyến vú, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm các mục tiêu sau: 

  1. Khảo sát các phương tiện chẩn đoán bướu diệp thể vú. 
  2. Khảo sát các loại phẫu thuật bướu diệp thể vú. 
  3. Đánh giá kết quả điều trị bướu diệp thể vú: Biến chứng – Tái phát – Sống còn – Thẩm mỹ

MỤC LỤC 

Trang 

Lời cam đoan 

Mục lục 

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt 

Danh mục các bảng 

Danh mục các hình vẽ, biểu đồ, sơ đồ 

M? Ð?U1 

Chương 1 – TỔNG QUAN TÀI LIỆU  4 

1.1 Lịch sử  4 

1.2 Định nghĩa  5 

1.3 Nguồn gốc bướu diệp thể  6 

1.4 Giải phẫu học tuyến vú  7 

1.5 Giải phẫu bệnh  11 

1.6 Phân loại mô học và diễn tiến lâm sàng  20 

1.7 Thụ thể nội tiết và hóa mô miễn dịch  22 

1.8 Đặc điểm lâm sàng  22 

1.9 Bệnh sử tự nhiên  24 

1.10Chẩn đoán hình ảnh  25 

1.11 Chẩn đoán tế bào học và mô học  27 

1.12 Điều trị  30 

1.13 Các yếu tố tiên lượng  35 

Chương 2 – ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  36 

2.1 Đối tượng nghiên cứu  36 

2.2 Phương pháp nghiên cứu  36 

Chương 3 – KẾT QUẢ  43 

3.1 Đặc điểm lâm sàng  43 

3.2 Đặc điểm cận lâm sàng  48 

3.3 Đặc điểm chẩn đoán  55 

3.4 Đặc điểm điều trị  60 

3.5 Kết quả về mặt ung bướu học  67 

Chương 4 – BÀN LUẬN  76 

4.1 Một số đặc điểm của mẫu nghiên cứu  76 

4.2 Lâm sàng  80 

4.3 Cận lâm sàng  86 

4.4 Chẩn đoán  99 

4.5 Điều trị  103 

4.6 Tái phát  114 

4.7 Di căn  115 

4.8 Tình trạng sống còn  115 

KẾT LUẬN  116 

KIẾN NGHỊ  117  TÀI LIỆU THAM KHẢO   PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ 

  1. Võ Đăng Hùng, Nguyễn Sào Trung, Trần Văn Thiệp, Nguyễn Chấn Hùng (2011) “Vai trò của FNA trong chẩn đoán bướu diệp thể vú”,Tạp Chí: Ung Thư Học Việt Nam, Số 2. trang 375-378. 
  2. Võ Đăng Hùng, Nguyễn Sào Trung, Trần Văn Thiệp, Nguyễn Chấn Hùng (2011) ”Kết quả điều trị bướu diệp thể vú” Tạp Chí: Ung Thư Học Việt Nam, Số 2. trang 379-381. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 

TRONG NƯỚC 

  1.  Đặng Thế Căn- Hoàng Xuân Kháng, Qua 28 trường hợp u vú loại Cystosarcome Phyllodes.Tập San Ung Bướu Hội Thảo Chuyên Đề Ung Thư Lần Thứ III – Bệnh viện K Hà Nội năm 1991, trang 78-83 
  2.  Lê Văn Cường (2000), Bướu diệp thể vú: Dịch tễ học, chẩn đoán và điều trị. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa I ung thư học. Đại học Y Dược TPHCM. 
  3.  .  Huỳnh Hồng Hạnh (2005), Bướu diệp theå vuù: Chẩn ñoaùn vaøđiều trị. Luận vaên tốt nghiệp baùc sĩchuyeân khoa II ung thưhọc. TPHCM. TPHCM. 
  4.  Nguyễn Chấn Hùng (1986), Sarcôm nang diệp thể. Ung thư học lâm sàng. Tái bản lần thứ nhất, trang 12, tập 2. 
  5.  Nguyễn Chấn Hùng (1995), Ung thư vú. Cẩm nang ung bướu học lâm sàng, tài liệu dịch của UICC, trang: 495-522, tập 2, Nhà xuất bản Y Học. 
  6.  Mai Hồng Hoàng (1996), Góp phần nghiên cứu về bướu diệp thể của vú tại trung tâm ung bướu TP.HCM 1990-1994. Luận văn tốt nghiệp cao học Đ?i học Y Dược TP. HCM. 
  7.  Đoàn Hữu Nam và Nguyễn Sào Trung (1995), Khảo sát 27 trường hợp bướu diệp thể của vú điều trị Tại Trung Tâm Ung Bướu thành phố Hồ Chí Minh. Tập san NCKHKT Đại học Y Dược, trang 288-289. 
  8.  Trần Việt Thế Phương (1996), Góp phần nghiên cứu các đặc tính lâm sàng cận lâm sàng và điều trị các bướu Sợi-Tuyến của vú. Luận văn tốt nghiệp nội trú, Đại Học Y Dược TP. HCM. 
  9.  Nguyễn Sào Trung và Nguyễn Chấn Hùng (1992), Bướu và tổn thương dạng bướu của vú. Bệnh học ung bướu cơ bản, sách giáo khoa TTĐT và BDCBYT TP.HCM, trang 191-208. 
  10. Nguyễn Sào Trung (1991), Góp phần chẩn đoán bướu vú bằng sinh thiết tức thì. Tập san NCKHKT Đại học Y Dược trang 43 –46. 
  11. Nguyễn Sào Trung(1990), Góp phần khảo sát đặc tính giải phẫu bệnh của các bệnh lành tính của các vú ở phụ nữ miền Nam Việt Nam. Tập san NCKHKT Đại học Y Dược trang 47-51. 
  12. Nguyễn Sào Trung (1992), Hình thái giải phẫu bệnh – lâm sàng của các bướu lành của tuyến vú.Tập san hình thái học, trang 19-22, tập 2 số 1. 
  13. Nguyễn Sào Trung và cộng sự (1992), Những bệnh tuyến vú lành tính có hình thái giống ung thư. Tập san hình thái học, trang 28-30, tập số 2. 
  14. Nguyễn Sào Trung- Bệnh Học Các Tạng Và Hệ Thống. Nhà Xuất Bản Y Học 1994-Trang 325-354 
  15. Lê Văn Xuân (1991), Ung thư vú. Trong Lê Văn Xuân, Giải phẫu bệnh các ung bướu thông thường, trang: 112-121.TTUB

Leave a Comment