Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị phẫu thuật rò hậu môn hình móng ngựa

Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị phẫu thuật rò hậu môn hình móng ngựa

 
02:16 PM 24/11/2021

Tên đề tài luận án: ”Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị phẫu thuật rò hậu môn hình móng ngựa”.

Chuyên ngành: Ngoại tiêu hóa                             

Mã số: 62720125

Họ và tên nghiên cứu sinh: Bùi Sỹ Tuấn Anh

Họ và tên người hướng dẫn:     

1. PGS.TS. Nguyễn Xuân Hùng

2. GS.TS. Trịnh Hồng Sơn

Cơ sở đào tạo: Viện Nghiên cứu Khoa học Y Dược lâm sàng 108

Tóm tắt những đóng góp mới của luận án:

Nghiên cứu được tiến hành trên 56 bệnh nhân rò hậu môn hình móng ngựa được điều trị phẫu thuật tại Bệnh biện Việt Đức từ tháng 01/2016 đến tháng 04/2019:

– Chẩn đoán rò hậu môn hình móng ngựa: Bệnh nhân có lỗ rò ngoài chiếm 51,8%. Khoảng cách từ lỗ rò ngoài đến rìa hậu môn trung bình 2,6 cm.

Chụp cộng hưởng từ có giá trị cao trong chẩn đoán rò hậu môn hình móng ngựa với tỷ lệ tìm thấy lỗ rò trong là 62,5%. Độ nhạy và độ đặc hiệu của chụp cộng hưởng từ phát hiện lỗ rò trong so với khi phẫu thuật là 100%. Tỷ lệ phù hợp chẩn đoán của cộng hưởng từ và phẫu thuật ở các thể rò gian cơ thắt, rò xuyên cơ thắt, rò trên cơ thắt và rò ngoài cơ thắt lần lượt là 93,3%, 91,7%, 84,6% và 16,7%.

– Kết quả điều trị: Phương pháp phẫu thuật: 51,8% mở ngỏ đường rò kết hợp đặt dẫn lưu, 26,8% mở ngỏ hoàn toàn đường rò, 7,1% lấy bỏ toàn bộ đường rò, 14,3% mở ngỏ một phần đường rò kết hợp đặt seton và dẫn lưu. Biến chứng sớm 12,6%. Thời gian theo dõi xa trung bình 34,8 tháng, lành vết thương trung bình 10,2 tuần. Tỷ lệ tái phát 12,5%. Các yếu tố liên quan đến tái phát: Thời gian mắc bệnh dài (p = 0,008), tiền sử phẫu thuật áp xe/ rò hậu môn (p = 0,0001), không tìm thấy lỗ rò trong (p = 0,004), đường rò trên và ngoài cơ thắt (p = 0,031). Tại thời điểm kết thúc nghiên cứu, 100% bệnh nhân rất hài lòng với kết quả điều trị, không còn trường hợp nào tái phát hay mất tự chủ hậu môn.

Những đóng góp trên có tính thiết thực, góp phần nhấn mạnh vai trò của cộng hưởng từ trong chẩn đoán và đánh giá tổn thương rò hậu môn hình móng ngựa. Qua đó định hướng lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp giúp giảm tỷ lệ tái phát và biến chứng sau phẫu thuật rò hậu môn phức tạp hình móng ngựa.

 

THE NEW MAIN SCIENTIFIC CONTRIBUTION OF THE THESIS

 

Name of thesis: Research on diagnosis and surgical treatment of horseshoe anal fistula

Speciality: Gastroenterology surgery           

Code: 62720125

Name of graduate student: Bui Sy Tuan Anh

Name of supervisor: 

1. Prof. Nguyen Xuan Hung, PhD.

2. Prof. Trinh Hong Son, PhD.

Educational foundation: 108 Institute of Clinical Medical and Pharmaceutical Sciences.

Summary of new main scientific contribution of the thesis:

The study was conducted on 56 patients diagnose horseshoe anal fistula and treated in Viet Duc hospital from January 2016 to April 2019.

– Diagnosis horseshoe anal fistula: Patients with external accounted for 51.8%. The distance from the external fistula to the anal margin averaged 2.6 cm. MRI has a high value in diagnosing horseshoe anal fistulas with an internal fistula finding rate of 62.5%. The sensitivity and specificity of MRI for detecting an internal fistula compared with surgery is 100%. The diagnostic matching rate of MRI and surgery in the forms of intersphincteric fistula, transsphincter fistula, suprasphincter fistula and extrasphincter fistula were 93.3%, 91.7%, 84,6% and 16.7%.

– Treatment results: surgery method: 51.8% of the cases were fistulotomy and put drainege, 26.8% fistulotomy, 7.1% fistulectomy, 14.3% combined opening + put seton and drainege the fistula. Early complications 12.6%. The mean follow-up time was 34.8 months, the mean time of wound healing was 10.2 weeks. Recurrence 12.5%. Factors associated with recurrence: Long disease duration (p = 0.008), history of anal abscess/fissure surgery (p = 0.0001), no internal fistula found (p = 0.004), fistula above and outside the sphincter (p = 0.031). At the end of the study, 100% of patients were very satisfied with the treatment results, there were no cases of recurrence or loss of anal incontinence.

These contributions are realistic and contribute to emphasizing the role of MRI in the diagnosis and evaluation of horseshoe anal fistula. Thereby orienting the selection of appropriate treatment methods to help reduce the rate of recurrence and complications after surgical to treat horseshoe anal fistula.

Nguồn: benhvien108.vn

Leave a Comment