Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị ung thư biểu mô tế bào gan vỡ tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức giai đoạn 2009-2013

Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị ung thư biểu mô tế bào gan vỡ tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức giai đoạn 2009-2013

Luận văn Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị ung thư biểu mô tế bào gan vỡ tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức giai đoạn 2009-2013.Ung thư biểu mô tế bào gan (UTBMTBG) là loại ung thư thường gặp, chiếm 80% tổng số các loại ung thư gan nguyên phát và đứng thứ hai trong các loại ung thư đường tiêu hóa tại Việt Nam [1],[2]. UTBMTBG thường xảy ra trên nền gan bệnh lý (xơ gan), với hai nguyên nhân chủ yếu là virus viêm gan B và rượu [1],[3]. Mặc dù đã xác định được yếu tố nguy cơ nhưng một số bệnh nhân được phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, trong bệnh cảnh của các biến chứng: gầy sút cân, cổ chướng, vàng da tắc mật, thiếu máu, vỡ u… [4],[5]. Biến chứng vỡ u là một biến chứng hiếm gặp của UTBMTBG, biến chứng này gây nguy hiểm tính mạng do làm mất máu cấp, đồng thời là một yếu tố tiên lượng xấu. Theo các nghiên cứu trên thế giới, biến chứng vỡ u gặp trong 3-5% các trường hợp UTBMTBG [1],[2],[5].

Do đặc điểm của khối u UTBMTBG rất giàu mạch, phát triển nhanh và xâm nhập vào các mô xung quanh, khi kích thước khối u càng to, vị trí khối u càng gần bao gan thì nguy cơ vỡ khối u gan chảy máu trong ổ bụng càng tăng cao. Hơn nữa, điều kiện thuận lợi là khối u phát triển trên nền gan xơ, tổ chức gan mất tính đàn hồi kết hợp với chức năng gan giảm, gây rối loạn đông máu [3],[5],[6]. Vì vậy UTBMTBG vỡ có thể xảy ra và là nguyên nhân thứ 3 gây tử vong trong bệnh lý UTBMTBG [6].
Thái độ xử trí trước những trường hợp UTBMTBG vỡ có sự thay đổi trong những năm gần đây: từ cắt gan cấp cứu hoặc chỉ chèn gạc cầm máu đến nay có thể điều trị bảo tồn hoặc can thiệp mạch rồi cắt bỏ sau [2],[7]. Tuy nhiên thái độ xử trí hoàn toàn phụ thuộc vào tình trạng lâm sàng của bệnh nhân. Việc theo dõi những bệnh nhân sau điều trị UTBMTBG có biến chứng cũng chưa được quan tâm đầy đủ: phần lớn cho rằng bệnh nhân sẽ tử vong sau thời gian ngắn [3],[7],[8].
Tại Việt Nam, điều trị UTBMTBG vỡ có thể được thực hiện ở nhiều bệnh viện nhưng chưa thống nhất về chỉ định cũng như lựa chọn phương pháp điều trị cho từng thể bệnh. Đa số các bệnh nhân vỡ u gan được chỉ định phẫu thuật cầm máu hoặc điều trị bảo tồn đơn thuần [9],[10]. Tại bệnh viện Việt Đức, cùng với việc áp dụng các phương pháp điều trị UTBMTBG như phẫu thuật cắt gan, nút động mạch hóa chất, đốt sóng cao tần.. .vấn đề điều trị u gan vỡ cũng đã được quan tâm để lựa chọn phương pháp phù hợp. Tùy vào bệnh cảnh cụ thể, các bệnh nhân đã được chỉ định điều trị bảo tồn, can thiệp mạch cầm máu hay phẫu thuật để đạt được kết quả tốt hơn trong điều trị. Tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu riêng rẽ về vấn đề này tại Việt Nam nói chung và bệnh viện Việt Đức nói riêng [10]. Đó chính là lý do chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị ung thư biểu mô tế bào gan vỡ tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức giai đoạn 2009-2013” nhằm 2 mục tiêu:
1.    Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng những trường hợp UTBMTBG vỡ tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ tháng 1/2009- 12/2013.
2.    Đánh giá kết quả của một số phương pháp điều trị UTBMTBG vỡ. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị ung thư biểu mô tế bào gan vỡ tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức giai đoạn 2009-2013
1.    Josep M. Llovet (2005). Review: Updated treatment approach to hepatocellular carcinoma. J Gastroenterology, 40, 225-235
2.    Bismuth, H. (1982). Major and minor segmentectomies Reglees in Liver surgery, World J. Surg, 6, 10-24.
3.    Bismuth, H. (1978). Les hepatectomies. Encycl MĐd Chir. Techniques chirurgicales – Appareil digestif, 4207-4076.
4.    Livraghi T. Goldberg SN et al (1997). Saline-enhanced radio-frequency tissue ablation in the treatment of liver metastases. Radiology, 202, 205-210.
5.    Tôn Thất Bách (2006). Ung thư gan nguyên phát. Bệnh học ngoại dùng cho sau đại học, Nhà xuất bản Y học, 199-208.
6.    Đỗ Xuân Hợp (1968). Giải phẫu bụng, Nhà xuất bản Y học và thể dục thể thao.
7.    Ananthakrishnan A (2006). Epidemiology of Primary and Secondary Liver Cancers. Seminars in interventional Radiology, 23(1), 47-63.
8.    Okuda K, Ohtsuki T, Otaba H et al (1985). Natural history of hepatocellular carcinoma and prognosis in relation to treatment. Study of 850 patients. Cancer, 56(4), 918-928.
9.    Trần Văn Huy (2003). Nghiên cứu dấu ấn của các virus viêm gan B, C và đặc điểm lâm sàng của ung thư biểu mô tế bào gan. Luận án tiến sĩ Y học.
10.    Đào Thành Chương (2002). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả sớm của điều trị phẫu thuật ung thư gan nguyên phát. Y học lâm sàng.
11.    Nguyễn Đại Bình (1997). Ung thư gan nguyên phát. Bài giảng ung thư học, Nhà xuất bản y học, Hà nội, 1.
12.    Tôn Thất Tùng (1971). Cắt gan. NXB Khoa học và kỹ thuật.
13.    Phạm Hoàng Phiệt (2006). Xơ gan và ung thư gan nguyên phát. Ung thư gan nguyên phát, Nhà xuất bản Y học.
14.    Kim R. D, Reed R. I, Fujita S et al (2007). Consensus and Controversy in the Management of Hepatocellular Carcinoma.
15.    Kunio Okuda et al. (1987). Prognosis of Hepatocellular carcinoma. Neoplasms of the Liver, Spinger – Verlag, chapter, 33, 407-415.
16.    Grieaco E. et al. (2005). Prognostic factor for survival in patients with early-intermediate hepatocellular carcinoma undergoing non-surgical therapy: comparison of Okuda, CLIP and BCLC systems in a single Italian center. Gut 54, 411-418
17.    Trịnh Hồng Sơn, Lê Tư Hoàng, Nguyễn Quang Nghĩa, Đỗ Đức Vân (2001). Kết quả điều trị phẫu thuật ung thư gan nguyên phát tại bệnh viện Việt Đức giai đoạn 1992-1996. Y học thực hành, 7, 42-46.
18.    Văn Tần, Hoàng Danh Tấn. (2000). Kết quả phẫu thuật ung thư nguyên phát tại Bệnh viện Bình Dân 1/1991-12/1999. Thông tin y dược, số chuyên đề gan mật- năm 2000. 115-127
19.    Tôn Thất Bách (2005). Phẫu thuật gan mật. Nhà xuất bản Y.
20.    Okuda K and Okuda H (1991). Primary liver cell carcinoma. Hepatology, 1(2), 1019-1053.
21.    Bùi Thị Thanh Hà (2006). Aflatoxin và ung thư gan nguyên phát. Ung thư gan nguyên phát, Nhà xuất bản Y học.
22.    Trịnh Hồng Sơn, Tôn Thất Bách, D. Jaeck (1998). Nghiên cứu giải phẫu hệ tĩnh mạch gan đổ vào tĩnh mạch chủ dưới, ứng dụng trong phẫu thuật cắt gan, tạo hình tĩnh mạch gan và ghép gan. Y học thực hành, 3, 37- 41.
23.    Trịnh Hồng Sơn (2004). Những biến đổi giải phẫu đường mật, ứng dụng trong phẫu thuật. Nhà xuất bản Y học.
24.    Ryder S.D (2003). Guidelines for the diagnosis and treatment of hepatocellular carcinoma (HCC) in adults. Gut, 52(3), 1111-1118.
25.    Adrian M. Di Bisceglie (1999). Malignant Neoplasms of the Liver.
Diseases of the Liver, (2), 1281-1317.
26.    Phan Thị Phi Phi, Trương Mộng Trang, Trần Thị Chính và cs (1991). Tần suất HBsAg trong huyết thanh bệnh nhân ung thư gan nguyên phát ở Việt nam. Y học Việt Nam, 158, 37-40.
27.    Hoàng Gia Lợi (2002). Các yếu tố nguy cơ, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của ung thư gan nguyên phát. Tạp chí Thông tin Y dược, số chuyên đề Bệnh gan mật. 136-140.
28.    Lê Văn Trường (2005). Các yếu tố tiên lượng của ung thư biểu mô tế bào gan kích thước lớn điều trị bằng phương pháp TOCE. Y học Việt Nam, 25-30.
29.    Nguyễn Sào Trung, Hứa Thị Ngọc Hà, Lê Văn Xuân và cs (1998). Ung thư gan nguyên phát và viêm gan siêu vi B khảo sát bệnh học và hóa mô miễn dịch. Y học TP HCM, số đặc biệt chuyên đề Ung bướu học, 2(3), 37-41
30.    Craig J.R. (1990). Tumors of the liver. In: Kissan J.M, editors. Ander son Pathology, 9th edition, 1294 – 1295, CV Mosby Co.
31.    Barwick KW, Rosai J (1988). Liver. In: ROSAI J. Ackerman’s surgical pathology, Volume 1, 7th edition, Mosby Company, 675 – 722.
32.    Jang JW et al (2004). Transarterial chemo – lipiodolization can reativatehepatitis B virus replication in patients with hepatocellular carcinoma. JHepatol, 41(3), 427-435.
33.    Vũ Văn Vũ và cộng sự (2009). Điều trị dự phòng hoạt hóa viêm gan siêu virus B bằng Lamivudine trước hóa trị ung thư. Y học TP.HCM chuyên đề ung bướu học, 13(6), 42-48.
34.    Matsumoto k, Yoshimoto, Sugo H, Kojima K, Futagawa S, Matsumoto T (2002). Relationship between the histological degrees of hep atitis and thepostoperative recurrence of hepatocellular carcinoma in partients withhepatitis C. Hepatol Res, 23, 196-201.
35.    Tarao K, Rino Y, Takemiya S, et al (2000). Close association betweenhigh serum ALT and more rapid recurrence of hepatocellular carcinoma inhepatectomized patients with HCV- associated liver cirrhosis andhepatocellular carcinoma. Intervirology, 43, 20-26.
36.    Eric C. H. lai, MB, ChB, MRCSEd, W. Y. lau, MD, FRACS(hons) (2009). Spontaneous Rupture of Hepatocellular Carcinoma. Journal of IMAB- Annual Proceeding (Scientific Papers), 1.
37.    Levy I, Sherman M (2002). Liver cancer study group of the University
ofToronto. Staging of hepatocellular carcinoma: assesment of the CLIP, Okuda, and ChidPugh staging system in a cohort of 257 patients in Toronto. Gut; 50, 881-885.
38.    Nguyễn Khánh Trạch (2003). Ung thư gan nguyên phát. Bài giảng bệnh học nội khoa,2, 184-192.
39.    Trần Văn Hợp (2006). Giải phẫu bệnh học của ung thư gan nguyên phát. Ung thư gan nguyên phát, Nhà xuất bản Y học, 142-165.
40.    Chevret S, Trinchet JC, Mathieu D, et al (1999). A new prognos ticclassification for predicting survival in patients with hepatocellular carcinoma. J Hepatol; 31, 133-41.
41.    Llovet J. M, Burroughs A, Bruix J (2003). Hepatocellular carcinoma. Lancet, 362, 1907-1917.
42.    Bismuth, H. (1978). Les hepatectomies. Encycl MĐd Chir. Techniques chirurgicales – Appareil digestif, 4207-4076.
43.    Cohen C, DeRose PB (1994), Immunohistochemical p53 in Hepatocellu la Carcinoma and liver cell dysplasia. Modern Pathology, 7(5), 536-539.
44.    Qian Zhu, Jing Li, Jian -Jun Yan et al (2012). Predictors and clinical outcomes for spontaneous rupture of hepatocellular carcinoma. World J. Gastroenterol, 18(48), 7302-7307.
45.    Na Gao T, Kondo F, Sato T, Nagato Y, Kondo Y (1995). Immunohistochemical detection of berran 53 pression in hepatocellular carcinoma: correlation with cell proliferative activity indices, including mitotic index and MIB 1 immunostaining. Hum Pathol, 26, 326-333.
46.    Nicolò Bassi, Ezio Caratozzolo, Luca Bonariol et al (2010). Management of ruptured hepatocellular carcinoma: Implications for therapy. World J. Gastroenterol, 1221, 16-20.
47.    Chi-Leung Liu, Sheung-Tat Fan, Chung-Mau Lo, et al. (2001) Management of Spontaneous Rupture of Hepatocellular Carcinoma: Single-Center Experience. Journal of Clinical Oncology, 19(17), 3725-3732.
48.    Nguyễn Quang Nghĩa (2012). Nghiên cứu áp dụng đo thể tích gan bằng chụp cắt lớp vi tính trong chỉ định, điều trị phẫu thuật ung thư gan nguyên phát, Luận văn Tiến sĩ.
49.    Lê Lộc (2010). Kinh nghiệm qua 1245 trường hợp cắt gan ung thư. Gan
mật Việt Nam, 13, 36-45.
50.    Adrian M. Di Bisceglie (1999). Malignant Neoplasms of the Liver.
Diseases of the Liver, (2), 1281-1317.
51.    Vũ Văn Khiên, Mai Hồng Bàng (2002). Ung thư biểu mô tế bào gan: các yếu tố nguy cơ và thời gian sống sau các phương pháp điều trị. Y học thực hành, 10, 12-14.
52.    Xu HX, Xie XY et al (2004). Ultrasound-guided percutaneous thermal ablation of hepatocellular carcinoma using microwave and radiofrequency ablation. Clin Radiol, 59(1), 53-61.
53.    Wallner I, Ramadori G (1999). Primary hepatic malignancies. Gastroenterology and Hepatology, 56, 579-597.
54.    Nguyễn Thị Kim Hoa, (2010). Sự lây truyền viêm gan B giữa mẹ và con tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. Luận văn thạc sỹ y học.
55.    Lau, W.P. (2003). Primary hepatocellular carcinoma. Surgery of the liver and biliary tract, 3, 1423-1451.
56.    Ysuzuki T., Sugioka A., Ueda M. et al (1990). Hepatic resection for hepatocellular carcinoma, Surgery, 107(5), 511-520.
57.    Lê Văn Thành, Nguyễn Cường Thịnh, Lương Công Chánh (2012). Kết quả 96 trường hợp cắt gan kết hợp phương pháp Tôn Thất Tùng và Lortat – Jacob điều trị ung thư biểu mô tế bào gan, Ngoại khoa, số đặc biệt, 43-48.
58.    Mai Hồng Bàng, Nguyễn Thị Thanh Thủy (2012). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân ung thư biểu mô thế bào gan có kích thước < 3cm. Y Học Việt Nam, 2, 2012.
59.    Edward C. S. Lai, F. R. C S, F. R. A. C. S, et al (1989). Spontaneous ruptured hepatocellular carcinoma, an apprisal of surgical treatment Ann.Surg, 210(1).
60.    Nguyễn Hoài Nam (2014). Đối chiếu lâm sàng với phân loại độ chấn thương gan bằng chụp cắt lớp vi tính và đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị vỡ gan chấn thương. Luận văn tiến sỹ.
61.    Nguyễn Sào Trung, Nguyễn Quang Tuấn, Nguyễn Văn Thắng, Trần Minh Thông. (2004). Ung thư gan nguyên phát: đặc điểm giải phẫu bệnh-lâm sàng. Y học TPHCM, 8(4).
62.    Bruix J. and Sherman M (2010). Management of Hepatocellular carcinoma: an Update. AASLD PRACTICE GUIDELINE. Hepatology, 1-35.
63.    Mullen JT, Ribero D, Reddy SK et al (2007). Hepatic insufficiency and mortality in 1,059 noncirrhotic patients undergoing major hepatectomy.
J Am Coll Surg, 204(5), 854-862.
64.    Fazakas J, Mandli T, Ther G, Arkossy M et al (2006). Evaluation of liver function for hepatic resection. TransplantProc, 38(3), 798-800.
65.    Nguyễn Sào Trung, Hứa Thị Ngọc và cs (2005). Nghiên cứu sự biểu hiện của protein p53 trong carcinome ống tuyến vú xâm nhập bằng kỹ thuật nhuộm hóa mô miễn dịch. Y học thành phố Hồ Chí Minh, 4, 12-17.
66.    Lê Lộc (2010). Kinh nghiệm qua 1245 trường hợp cắt gan ung thư. Gan mật Việt Nam, 13, 36-45.
67.    Yamanaka N., Okamoto E., Fujihara S. et al (1992), Do the Tumor Cells of Hepatocellular Carcinoma Dislodge into the Portal Venous Stream During Hepatic Resection, Cancer, 70(9), 2263-2267.
68.    Saul SH (1999). Masses of the liver. In: STERNBERG S.S., Diagnostic surgical pathology, 3rd edition, 2, 1553-1620. 
69.    Ozer B et al (2003). Clinicopathologic features and risk factors forhepatocellular carcinoma: results from a single center in southern Turkey. Turk J Gastroenterol, 14(2), 85-90.
70.    Ishak K, Goodman Z, Stocker J (2001). Hepatocellular carcinoma, Z In Tumors of the liver and intrahepatic bile ducts, 3th Edition, AFIP, 199-244.
71.    Nguyễn Thu Hà (2013). Đánh giá kết quả điều trị các biến chứng sau cắt gan do ung thư biểu mô tế bào gan tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức giai đoạn 2007 – 2012. Luận văn bác sỹ Nội trú, Đại học Y Hà Nội.
72.    Jarnagin, W.R., M. Gonen, Y. Fong et al (2002). Improvement in perioperative outcome after hepatic resection: analysis of 1,803 consecutive cases over the past decade, Ann Surg, 236(4), 397-406.
73.    Jaeck, D., P. Bachellier, E. Oussoultzoglou, J.C. Weber,P. Wolf (2004), Surgical resection of hepatocellular carcinoma. Post-operative outcome and long-term results in Europe: an overview. Liver Transpl, 10 (2,1), S58-63.
74.    Lee, Hyung , Choi, Gi. (2014). Impact of Spontaneous Hepatocellular Carcinoma Rupture on Recurrence Pattern and Long-term Surgical Outcomes after Partial Hepatectomy. World Journal of Surgery, 38(8), 2070-2078.
75.    Ping Sun, Zifang Song, Qinggang Hu, Jun Xiong, Xiao Yang, Qichang Zheng. (2013). Spontaneous rupture of hepatocellular carcinoma: a retrospective study of 87 patients in a teaching hospital. The Chinese¬German Journal of Clinical Oncology, 12(4). 175-180.
76.    Hiroyuki Kirikoshi1, Satoru Saito, Masato Yoneda, et al. (2009). Outcomes and factors influencing survival in cirrhotic cases with spontaneous rupture of hepatocellular carcinoma: a multicenter study. BMC Gastroenterology, 1186-1471. 
Bill    : Billirubin
BN    : Bệnh nhân
CĐHA    : Chẩn đoán hình ảnh
CHT    : Cộng hưởng từ
CLVT    : Cắt lớp vi tính
CUPM    : Cảm ứng phúc mạc
ĐM    : Động mạch
ĐMG    : Động mạch gan
GPB    : Giải phẫu bệnh
HC    : Hồng cầu
HCC    : Hepatocellular Carcinoma
HPT    : Hạ phân thùy
OGP    : Ống gan phải
OGT    : Ống gan trái
OMC    : Ống mật chủ
PT    : Phân thùy
SA    : Siêu âm
TM    : Tĩnh mạch
TMC    : Tĩnh mạch cửa
TTT    : Phương pháp Tôn Thất Tùng
UTBMTBG    : Ung thư biểu mô tế bào gan

 
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐẺ    1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3
1.1.    Giải phẫu gan    3
1.1.1.    Hình thể ngoài    3
1.1.2.    Phân chia gan    4
1.2.     Hình thái giải phẫu bệnh và phân chia giai đoạn của UTBMTBG    5
1.2.1.    Đại thể    5
1.2.2.    Vi thể    5
1.2.3.    Phân chia giai đoạn của UTBMTBG    6
1.3.    Đặc điểm về sự hình thành và phát triển của khối u trong UTBMTBG    9
1.3.1.    Nguyên nhân và sinh bệnh học    10
1.3.2.    Tiến triển của khối U gan    12
1.3.3.    Cơ chế của vỡ khối u gan trong UTBMTBG    14
1.4.     Chẩn đoán và điều trị biến chứng u gan vỡ    15
1.4.1.    Chẩn đoán    15
1.4.2.    Điều trị UTBMTBG vỡ    18
1.5.    Tình hình nghiên cứu về biến chứng vỡ của UTBMTBG    23
1.5.1.    Trên Thế Giới    23
1.5.2.    Tại Việt Nam    24
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    25
2.1.    Đối tượng nghiên cứu    25
2.1.1.    Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu    25
2.1.2.    Tiêu chuẩn loại trừ khỏi đối tượng nghiên cứu    25
2.2.    Phương pháp nghiên cứu    25
2.2.1.    Cỡ mẫu nghiên cứu    25
2.2.2.    Địa điểm nghiên cứu    25
2.2.3.    Phương pháp nghiên cứu    26 
2.2.4.    Các phương tiện phục vụ cho nghiên cứu    26
2.2.5.    Các bước tiến hành nghiên cứu    26
2.2.6.     Các chỉ tiêu nghiên cứu    27
2.3. Xử lý số liệu    33
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    34
3.1.    Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng    35
3.1.1.    Các đặc điểm lâm sàng    35
3.1.2.    Đặc điểm cận lâm sàng    38
3.2.    Điều trị UTBMTB gan vỡ    44
3.2.1.     Điều trị phẫu thuật và kết quả    44
3.2.2.    Điều trị nút động mạch UTBMTBG vỡ tự phát    52
3.2.3.    Điều trị nội khoa    55
3.2.4.    Kết quả sau điều trị chung của nhóm nghiên cứu    57
Chương 4: BÀN LUẬN    58
4.1.    Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng    58
4.1.1.    Đặc điểm lâm sàng    58
4.1.2.    Đặc điểm cận lâm sàng    64
4.2.    Các phương pháp điều trị UTBMTBG vỡ    71
4.2.1.     Chỉ định điều trị UTBMTBG vỡ    71
4.2.2.    Kết quả điều trị phẫu thuật    72
4.2.3.     Kết quả điều trị nút động mạch gan    80
4.2.4.     Kết quả điều trị nội khoa UTBMTBG vỡ    81
4.2.5.    Kết quả chung của nghiên cứu    81
KẾT LUẬN    82
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 
Bảng 1.1:    Cách phân chia giai đoạn UTBMTBG của Okuda    7
Bảng 1.2:    Cách phân chia giai đoạn UTBMTBG của BCLC     8
Bảng 2.1:    Phân loại mức độ thiếu máu theo số lượng hồng cầu và huyết sắc tố 28
Bảng 3.1:    Tuổi và giới    35
Bảng 3.2:    Tiền sử điều trị viêm gan virus, nghiện rượu    36
Bảng 3.3:    Thời gian diễn biến bệnh và triệu chứng toàn thân    36
Bảng 3.4:    Triệu chứng cơ năng và thực thể    37
Bảng 3.5:    Giá trị xét nghiệm tế bào máu ngoại vi    38
Bảng 3.6:    Các xét nghiệm sinh hóa và tỉ lệ Prothrobin    39
Bảng 3.7:    Xét nghiệm virus viêm gan và alpha-FP    40
Bảng 3.8:    Đặc điểm khối u trên siêu âm của nhóm nghiên cứu    41
Bảng 3.9:    Các đặc điểm về hình ảnh trên siêu âm khác    42
Bảng 3.10:    Đặc điểm về khối u trên chụp CLVT của nhóm nghiên cứu    42
Bảng 3.11:    Các đặc điểm về hình ảnh chụp CLVT khác    43
Bảng 3.12:    Đánh giá chức năng gan qua thang điểm Child-Pugh    43
Bảng 3.13:    Đặc điểm của nhóm bệnh nhân phẫu thuật và tính chất phẫu thuật … 44
Bảng 3.14:    Đánh giá đại thể trong mổ    45
Bảng 3.15:    Các đặc điểm liên quan đến kỹ thuật cắt gan    47
Bảng 3.16:    Độ biệt hóa và kích thước khối u    49
Bảng 3.17:    Thời gian nằm viện và biến chứng sau mổ    50
Bảng 3.18:    Đánh giá kết quả gần của nhóm điều trị phẫu thuật    51
Bảng 3.19:    Kết quả xa sau mổ    51
Bảng 3.20:    Nút động mạch gan    53
Bảng 3.21:    Thời gian điều trị    54
Bảng 3.22:    Kết quả xa của nhóm bệnh nhân nút động mạch    54
Bảng 3.23:    Kết quả gần điều trị nội khoa    55
Bảng 3.24:    Kết quả xa của nhóm điều trị nội khoa    56
Bảng 3.25:    Kết quả xa của nghiên cứu    57 
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1:    Phân    chia các nhóm nghiên cứu    34
Biểu đồ 3.2:    Thời gian sống của nhóm phẫu thuật    52
Biểu đồ 3.3:    Thời gian sống của nhóm nút động mạch    55
Biểu đồ 3.4:    Thời gian sống sau điều trị    57

Leave a Comment