Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị vết thương phổi vết thương phổi màng phổi màng phổi có tràn máu tràn khí khoang màng phổi có tràn máu tràn khí khoang màng phổi
Luận án Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị vết thương phổi vết thương phổi màng phổi màng phổi có tràn máu tràn khí khoang màng phổi có tràn máu tràn khí khoang màng phổi.Vết thương phổi-màng phổi là loại tổn thương hay gặp trong thời chiến và cả trong thời bình. Hầu hết các nghiên cứu cho thấy tỉ lệ vết thương ngực chiếm khoảng 2,5-12% tổng các vết thương nói chung, trong đó chủ yếu là vết thương phổi- màng phổi [14], [15], [38], [40], [41], [51]. Nguyên nhân gây bệnh thường là các vật sắc nhọn như dao-kéo hoặc do hoả khí như đạn bắn, mảnh bom-mìn.
Do khoang màng phổi (KMP) là một khoang có áp lực âm tính nên trong vết thương phổi-màng phổi, máu từ vết thương thành ngực, nhu mô phổi và khí từ nhu mô phổi bị tổn thương hay bên ngoài thường bị hút vào và giữ lại trong khoang màng phổi. Chính do cơ chế này mà đại đa số trường hợp (trên 85%) vết thương phổi-màng phổi đều có tràn máu và khí khoang màng phổi [5], [10], [23], [48], [60], [70].
Tình trạng máu và khí tràn vào khoang màng phổi có thể gây ra nhiều hậu quả: đè ép vào nhu mô phổi, chèn đẩy trung thất làm giảm dung tích hô hấp, rối loạn hoạt động hệ tuần hoàn dẫn tới suy hô hấp, suy tuần hoàn cấp, có thể đe doạ tử vong nếu không được xử trí kịp thời. Mặt khác, máu và khí trong khoang màng phổi là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển dẫn tới mủ màng phổi, đây là một biến chứng để lại hậu quả nặng nề cho sức khoẻ và đời sống của người bệnh.
Do các đặc điểm tổn thương và rối loạn bệnh lý nói trên nên vết thương phổi-màng phổi có tràn máu tràn khí khoang màng phổi (VTPMP có TMTKKMP) cần phải được chẩn đoán sớm và chính xác về mức độ, tính chất, vị trí các tổn thương. Từ đó nhanh chóng đưa ra các biện pháp điều trị, nhất là điều trị tình trạng tràn máu, tràn khí KMP một cách khẩn trương và triệt để, nhằm lập lại hoạt động sinh lý bình thường của khoang màng phổi, tránh được các biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra. Tuy nhiên, trong điều kiện ở nước ta hiên nay, vẫn còn nhiều cơ sở y tế có những khó khăn nhất định về cơ sở vật chất, phương tiên chẩn đoán và điều trị, đặc biêt là sự hiểu biết và kinh nghiêm xử trí vết thương phổi màng phổi còn hạn chế, do đó nhiều trường hợp bênh nhân đã được chẩn đoán và xử trí không đúng. Bên cạnh đó, tại một số bênh viên lớn của Quân đội, như Bênh viên Quân y 103 – Học viên Quân y, do phải tiếp nhận điều trị nhiều bênh nhân bị thương do hoả khí, nên đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, cũng như điều trị có những đặc thù so với với các cơ sở y tế khác.
Về mặt điều trị các vết thương phổi-màng phổi có tràn máu tràn khí khoang màng phổi, tuỳ theo chẩn đoán mức độ bênh và điều kiên của từng cơ sở y tế, mà có thể áp dụng các phương pháp như : chọc hút khoang màng phổi, dẫn lưu tối thiểu khoang màng phổi, hay mở ngực. Đây có thể là điều trị mang tính triêt để, hoặc chỉ là biên pháp điều trị sơ cứu ban đầu trước khi chuyển bênh nhân lên các tuyến chuyên khoa sâu hơn. Trong những năm gần đây, phẫu thuật nội soi lổng ngực cấp cứu đã được nghiên cứu và áp dụng ngày càng rộng rãi trên thế giới và ở nước ta, dần trở thành một phương pháp điều trị vết thương phổi-màng phổi. Phương pháp này có ưu điểm là cho phép bộc lộ rõ thương tổn và điều trị mang tính triêt để hơn với đường mổ nhỏ – ít gây sang chấn. Một trong những trường hợp đầu tiên ở nước ta, được điều trị bằng phẫu thuật nội soi, là tại Bênh viên Quân y 103 – Học viên Quân y ngày 12/6/1996 [61].
Xuất phát từ những đặc điểm và tình hình thực tế trên, nghiên cứu này nhằm mục đích:
1. Nghiên cứu các đặc điểm lâm sàng, cân lâm sàng trong chẩn đoán vết thương phổi-màng phổi có tràn máu, tràn khí khoang màng phổi.
2. Đánh giá kết quả điều trị sớm, qua đó xác định các chỉ định và phương pháp điều trị hợp lý đối với vết thương phổi-màng phổi có tràn máu, tràn khí khoang màng phổi trong điều kiện của nước ta hiện nay.
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đổ
Danh mục các hình
ĐẶT VẤN ĐỂ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIÊU 3
1. 1. Tình hình nghiên cứu vết thương phổi-màng phổi có tràn máu-tràn 3
khí khoang màng phổi
1. 2. Một số đặc điểm cơ bản về giải phẫu và sinh lý thành ngực, phổi, 11
màng phổi, trung thất
1. 3. Tổn thương giải phẫu-sinh lý bênh trong vết thương phổi-màng 15
phổi
1. 4. Chẩn đoán vết thương phổi-màng phổi có tràn máu-tràn khí 20
khoang màng phổi
1.5. Các phương pháp điều trị vết thương phổi-màng phổi có tràn máu, 29
tràn khí khoang màng phổi
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 37
2.1. Đối tượng nghiên cứu 37
2.2. Phương pháp nghiên cứu 38
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN cứu
3.1. Các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
3.2. Các phương pháp điều trị CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN
4. 1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng
4.2. Kết quả các phương pháp điều trị
4.3. Đánh giá kết quả điều trị chung KẾT LUẬN
MÔT Số KIẾN NGHỊ DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ TÀI LIÊU THAM KHẢO PHỤ LỤC