Nghiên cứu chẩn đoán và kết quả điều trị phẫu thuật ung thư tế bào thận ở người lớn
Nghiên cứu chẩn đoán và kết quả điều trị phẫu thuật ung thư tế bào thận ở người lớn.Ung thư tế bào thận (UTTB thận) danh pháp quốc tế – Renal cell carcinoma là sự tăng sinh tế’ bào thận ác tính, chiếm 2-3% tổng số các u ác tính ở người lớn và đứng thứ ba trong số các ung thư hê tiết niêu [6], [15], [45], [141]. Nguyên nhân chưa được xác định, nhiễm độc chất hóa dầu, chất nhuộm, hóa chất diệt côn trùng trong nông nghiệp, hút thuốc lá được coi là những nguy cơ dẫn đến UTTB thận [53], [41], [169].
Bệnh thường gặp ở người lớn trên 50 tuổi, tỷ lệ nam/nữ khoảng 1,5 -2,1. Tỷ lệ bệnh thay đổi theo từng châu lục, màu da và chủng tộc, các nước Bắc Âu và Bắc Mỹ [45] có tỷ lệ người mắc bệnh cao, Pháp và Đức [141] có tỷ lệ trung bình, các nước châu Á và châu Phi có tỷ lệ thấp [2], [35].
Từ 20 năm gần đây, UTTB thận có xu hướng gia tăng, tại Pháp đã tăng dần từ 7 lên 12 trường hợp trên 100.000 dân, ở Mỹ mỗi năm có thêm 30.000 BN được chẩn đoán và điều trị UTTB thận [42], [172], [141].
Tại Bệnh viện Việt Đức nếu trước những năm 1990, mỗi năm chỉ có từ 10-15 trường hợp mổ UTTB thận thì những năm gần đây số BN mổ UTTB thận đã tăng lên 20-30 trường hợp [17], [22], [25] .
Sự xuất hiện, diễn biến của bệnh UTTB thận thường kín đáo và đa dạng. Trước năm 1980, phần lớn các BN UTTB thận được chẩn đoán muộn khi đã có triệu chứng lâm sàng. Hiện nay nhờ phát triển của chẩn đoán hình ảnh, gần 40% các BN UTTB thận được phát hiện tình cờ khi chưa có triệu chứng, kích thước khối u khi được chẩn đoán cũng nhỏ dần, 80% các khối u phát hiện tình cờ còn nằm trong bao thận [32], [167], [170].
Chẩn đoán UTTB thận hiện nay dựa trên sự kết hợp giữa SA và chụp CLVT. Độ nhạy của chụp CHTHN cũng tương đương với kết quả chụp CLVT đối với hạch và các tổn thương UTTB thận xâm lấn ra ngoài bao thận [25], [35], [50], [138].
Hiên nay ngoại khoa vẫn giữ vai trò quyết định điều trị UTTB thận, [70], [139]. Chỉ định, phương pháp phẫu thuật phụ thuộc vào mức đô lan rông của khối u, di căn hạch, huyết khối TMCD do u, di căn xa. Nhờ tiến bộ của GMHS và kỹ thuật mổ, đã cho phép mở rộng chỉ định mổ với biến chứng và tỷ lê tử vong sau mổ ngày càng giảm [44], [49], [95], [96], [142].
Tiên lượng sống thay đổi tùy theo giai đoạn của bênh. Nếu được chẩn đoán và điều trị ở giai đoạn I và II, thời gian BN sống sau 10 năm là 6065%, nếu ở giai đoạn III và IV thì thời gian BN sống sau 5 năm chỉ từ 1315% [91], [92], [98], [142], 146].
Tại Việt Nam, số BN được phẫu thuật UTTB thận còn ít, các nghiên cứu chủ yếu về kỹ thuật mổ và kết quả sớm sau mổ. Kết quả xa sau mổ chưa được đánh giá đầy đủ, đặc biệt vấn đề mổ lấy hạch và lấy huyết khối TM do u [5], [11], [13].
Nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị UTTB thận ở giai đoạn sớm là một yêu cầu thực tế, cần thiết, khoa học. Xuất phát từ thực tiễn ở Việt Nam, chúng tôi tiến hành đề tài :
” Nghiên cứu chẩn đoán và kết quả điều trị phẫu thuật UTTB thận ở người lớn ” với hai mục đích:
1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và chẩn đoán các trường hợp UTTB thận được phẫu thuật tại bênh viên Việt Đức và bênh viện Hữu Nghị.
2. Nghiên cứu kỹ thuật phẫu thuật, đánh giá kết quả điều trị và một số yếu tố tiên lượng trong các trường hợp UTTB thận ở người lớn.
MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Giải phẫu thận. 3
1.2. Dịch tễ học. 6
1.3. Giải phẫu bênh. 8
1.4. Chẩn đoán UTTB thận. 14
1.5. Phân loại giai đoạn UTTB thận. 27
1.6. Điều trị phẫu thuật UTTB thận. 31
1.7. Điều trị hỗ trợ. 42
1.8. Nghiên cứu về UTTB thận ở Việt Nam. 44
Chương 2 . ĐÔI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu. 45
2.1. Đối tượng nghiên cứu. 45
2.2. Phương pháp nghiên cứu. 46
2.3. Nghiên cứu chẩn đoán UTTB thận. 47
2.4. Một số kỹ thuật mổ áp dụng trong nghiên cứu. 51
2.5. Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật UTTB thận. 56
2.6. Phương pháp xử lý số liệu. 58
Chương 3 . KẾT QUẢ NGHIÊN cứu. 59
3.1. Một số đặc điểm lâm sàng. 59
3.2. Kết quả lâm sàng. 62
3.3. Kết quả cận lâm sàng. 63
3.4. Kết quả chẩn đoán hình ảnh. 65
3.5. Kết quả điều trị phẫu thuật. 73
3.6. Kết quả giải phẫu bệnh. 75
3.7. Kết quả sớm sau mổ. 80
3.8. Kết quả xa sau mổ xa. 80
3.9. Các yếu tố ảnh hưởng tới thời gian sống sau mổ. 83
Chương 4 . BÀN LUẬN 91
4.1. Một số đặc điểm bênh học lâm sàng. 91
4.2. Chẩn đoán hình ảnh và giai đoạn UTTB thận trước mổ. 95
4.3. Một số vấn đề về kỹ thuật mổ cắt thận rộng. 105
4.4. Kết quả phẫu thuật. 115
4.5. Đặc điểm giải phẫu bênh. 117
4.6. Thời gian sống sau mổ. 119
4.7. Các yếu tố tiên lượng. 121
KẾT LUẬN 126
1. Chẩn đoán. 126
2. Kết quả điều trị UTTB thận. 127
TÀI LIỆU THAM KHẢQ
Các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan đến luận án. Danh sách bênh nhân nhóm nghiên cứu.
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN cứu ĐÃ CÔNG Bố CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Nguyễn Thế Trường (1984), “Giải phẫu vùng xoang thân ý nghĩa trong phẫu thuật”. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú khoá VIII, Đại học Y Hà nội.
2. Nguyễn Thế’ Trường (1996), “Kết quả nghiên cứu hình thái giải phẫu của hê tĩnh mạch thận ở người Việt Nam”. Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học.Trường đại học y Hà Nội, tr. 186 – 188.
3. Nguyễn Thế’ Trường (1996), “Nhận xét về hình thái bể đài thận người Việt Nam”. Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học. Trường đại học y Hà Nội, tr. 189 – 192.
4. Nguyễn Thế’ Trường (1996), “Góp phần nghiên cứu hình thái giải phẫu đông mạch thận ở người Việt Nam”. Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học.Trường đại học y Hà Nội, tr. 193 – 197.
5. Nguyễn Thế’ Trường, Lê Ngọc Từ, Nguyễn Bửu Triều (2000), “Nhận xét lâm sàng, cận lâm sàng và chẩn đoán ung thư tế’ bào thận nguyên phát”. Tuyển tập công trình khoa học nghiên cứu sinh, tập 5B. Đại học Y Hà nội, tr. 147 – 151.
6. Nguyễn Thế’ Trường, Lê Ngọc Từ, Nguyễn Bửu Triều (2000), “Nhận xét lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị phẫu thuật ung thư bể đài thân”, Tóm tắt báo cáo hội nghị khoa học nghiên cứu sinh lần thứ VI. Đại học Y Hà nội. tr. 152 – 154.
7. Đoàn Quốc Hưng, Dương Đức Hùng, Vũ Khải Ca, Hoàng Long, Nguyễn Duy Huề, Hoàng Việt Dũng, Nguyễn Thế Trường, Lê Ngọc Từ, Đặng Hanh Đệ (2001) “Kỹ thuật điều trị ngoại khoa ung thư thận có xâm lấn tĩnh mạch chủ dưới”, Tập san Ngoại Khoa, số 4, tr. 1- 1