Nghiên cứu chẩn đoán và xử trí chửa trứng tại Bệnh Viện Phụ Sản Trung Ương năm 2013

Nghiên cứu chẩn đoán và xử trí chửa trứng tại Bệnh Viện Phụ Sản Trung Ương năm 2013

Luận văn Nghiên cứu chẩn đoán và xử trí chửa trứng tại Bệnh Viện Phụ Sản Trung Ương năm 2013. Chửa trứng là bệnh của tế bào nuôi, do các gai rau thoái hóa tạo thành các túi chứa dịch dính vào nhau như chùm nho, thường toàn bộ buồng tử cung chứa các túi dịch giống như trứng ếch [1].

Bệnh hay gặp ở các nước vùng Đông Nam Á, Nhật Bản và Trung Quốc. Trong khi tại Trung Quốc tỉ lệ bệnh là 0,81/1000 thì tại Mỹ, tỉ lệ này khoảng 1,5/2000 [2], [3]. Tại Việt Nam ghi nhận tỉ lệ chửa trứng là 1/456, tương đương 2,1/1000 thai nghén [4]. Chửa trứng gặp nhiều ở nước ta, liên quan tới những yếu tố về chủng tộc, chế độ ăn nghèo đạm và caroten.
Cho đến nay, nguyên nhân của chửa trứng cũng như quá trình tiến triển thành biến chứng của bệnh vẫn chưa được biết rõ. Tuy nhiên, một số yếu tố được cho là có liên quan tới sự xuất hiện và tiến triển của bệnh là chủng tộc, tuổi, tiền sử sản khoa, chế độ ăn uống và nhóm máu hệ ABO [5].
Chửa trứng được phân chia thành chửa trứng toàn phần và chửa trứng bán phần dựa trên hình thái học, mô bệnh học và sự khác biệt về di truyền.
Chửa trứng, đặc biệt là chửa trứng toàn phần là một bệnh nguy hiểm vì tỉ lệ biến chứng thành ác tính cao, khoảng 10% các trường hợp chửa trứng toàn phần có biến chứng thành chửa trứng xâm nhập và từ 3% – 5% trở thành ung thư nguyên bào nuôi [6]. Ngoài ra, nếu không được chẩn đoán và xử trí sớm, diễn tiến tự nhiên của chửa trứng là sẩy thai, có thể băng huyết, đe dọa tính mạng của bệnh nhân [1].
Chẩn đoán chửa trứng dựa trên những dấu hiệu lâm sàng kết hợp những bằng chứng về siêu âm thai, nồng độ P-hCG trong máu và kết quả mô bệnh học. Trong những trường hợp lâm sàng điển hình chẩn đoán tương đối dễ, với những triệu chứng: Ra máu, tử cung to hơn tuổi thai, nghén nặng. Trong những trường hợp không điển hình, đòi hỏi người thầy thuốc cần thận trọng, tỉ mỉ trong thăm khám lâm sàng kết hợp với sự hỗ trợ của cận lâm sàng để chẩn đoán được bệnh sớm với độ chính xác cao. Đối với một bệnh nhân chẩn đoán xác định chửa trứng thì cần loại bỏ thai trứng càng sớm càng tốt để tránh biến chứng sảy trứng, băng huyết [1]. Tùy theo tính chất lành tính, ác tính của chửa trứng trên GPB, có cân nhắc tới các yếu tố: tuổi, nguyện vọng sinh con của bệnh nhân mà người thầy thuốc có những chỉ định điều trị phù hợp từ nạo hút trứng chủ động cho tới cắt tử cung kết hợp với điều trị hóa chất.
Hiện nay, nhờ sự phát triển khoa học kĩ thuật, siêu âm cũng như xét nghiệm p-hCG đã được phổ biến, cùng với dân trí được nâng cao, người dân quan tâm hơn tới sức khỏe của mình mà bệnh được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời nên hiếm gặp những trường hợp băng huyết do sẩy thai trứng. Tuy nhiên, chửa trứng vẫn là một bệnh hay gặp ở những bệnh nhân chảy máu trong ba tháng đầu của thời kì mang thai, đòi hỏi phải điều trị và theo dõi chặt chẽ để phát hiện sớm các biến chứng nặng nề của bệnh.
Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài:”Nghiên cứu chẩn đoán và xử trí chửa trứng tại Bệnh Viện Phụ Sản Trung Ương năm 2013” với 2 mục tiêu:
1.    Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng chửa trứng điều trị tại Bệnh Viện Phụ Sản Trung Ương năm 2013.
2.    Nhận xét kết quả xử trí những trường hợp chửa trứng trên.
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1.    SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU BỆNH
Bệnh nguyên bào nuôi đã được biết từ lâu. Ngay từ thế kỉ IV trước công nguyên, Hypocrate đã mô tả những trường hợp chửa trứng với hình ảnh của một tử cung phù nề ngâm nước.
Năm 1700, William Smellie là người đầu tiên dùng thuật ngữ HydratisMole để mô tả chửa trứng, Hydratis trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là giọt nước và Mole trong tiếng Latin có nghĩa là khối [6].
Năm 1827, Velpeau và Boivin cho rằng chửa trứng là do sự giãn nở của lông rau.
Những năm đầu của thế kỉ 20, Fels, Emhart, Reossler và Zondek đã chứng minh rằng có thể xác định hCG trong nước tiểu của bệnh nhân chửa trứng.
Năm 1976 Vassilakos và Kaji lần đầu tiên xếp chửa trứng thành hai nhóm chính là: chửa trứng toàn phần và chửa trứng bán phần [7]. 
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
Chương 1: TỔNG QUAN    3
1.1.    SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU BỆNH    3
1.2.    YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA CHỬA TRỨNG    3
1.2.1.    Yếu tố nguy cơ    3
1.2.2.    Nguyên nhân    4
1.3.    QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ CHỨC NĂNG CỦA NBN    5
1.3.1.    Quá trình hình thành NBN    5
1.3.2.    Chức năng của NBN:    5
1.3.3.    Đại cương về hCG (Human Chorionic Gonadotropin)    6
1.4.    ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU BỆNH CHỬA TRỨNG    7
1.4.1.    Đại thể    7
1.4.2.    Vi thể    7
1.4.3.    Phân loại chửa trứng    7
1.4.31. Chửa trứng toàn phần    8
1.4.3.2.    Chửa trứng bán phần    8
1.5.    CHẨN ĐOÁN    9
1.5.1.    Lâm sàng    9
1.5.11. Chửa trứng toàn phần    9
1.51.2.    Chửa trứng bán phần    9
1.5.2.    Cận lâm sàng    10
1.5.2.1.    Siêu âm    10
1.5.2.2.    Định lượngp~hCG huyết thanh    10
1.6.    ĐIỀU TRỊ    10
1.6.1.    Nguyên tắc điều trị    10
1.6.2.     Điều trị cụ thể    11
16.2.1.    Chuẩn bị trước điều trị    11
16.2.2.    Điều trị    11
1.6.3.    Tiến triển sau nạo thai trứng    12
16.3.1.    Tiến triển tốt    12
16.3.2.    Tiến triển xấu    12
1.7.    THEO DÕI SAU NẠO THAI TRỨNG    13
1.8.    CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CHỬA TRỨNG ĐÃ ĐƯỢC THỰC HIệN 14
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    15
2.1.    ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU    15
2.1.1.    Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân nghiên cứu    15
2.1.2.    Tiêu chuẩn loại trừ    15
2.2.    PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    15
2.2.1.    Thiết kế nghiên cứu    15
2.2.2.    Kỹ thuật thu thập số liệu    16
2.2.3.    Biến số nghiên cứu    16
2.2.3.1.    Tỉ lệ bệnh    16
2.2.3.2.     Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu    16 
2.2.3.3    Các yếu tố nguy cơ.    17
22.3.4.    Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng    17
2.23.5.     Xử trí và biến chứng    19
2.2.4.    Kỹ thuật phân tích số liệu    19
2.2.5.    Đạo đức trong nghiên cứu    20
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    21
3.1.    ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU    21
3.1.1.    Tỉ lệ các loại chửa trứng tại Bệnh Viện Phụ Sản TW năm 2013 … 21
3.1.2.    Tuổi    21
3.1.3.    Nghề nghiệp và địa dư    22
3.2.    ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG    23
3.2.1.    Lí do bệnh nhân đến khám    23
3.2.2.    Tiền sử sản khoa    24
3.2.3.    Tuổi thai trứng    25
3.2.4.    Triệu chứng thực thể    26
3.2.4.1     Kích thước tử cung so với tuổi thai trứng    26
3.2.4.2    Nang hoàng tuyến    26
3.2.5    Đặc điểm cận lâm sàng    27
3.2.5.1    Xét nghiệm huyết học    27
3.2.5.2    Siêu âm    28
3.2.53 Xét nghiệm nồng độ p~hCG huyết thanh    28
32.5.4 Các xét nghiệm khác 
3.2.5.5     Mối liên quan giữa nồng độ ß-hCG và hình ảnh siêu âm    29
3.2.5.6    Mối liên quan giữa kết quả giải phẫu bệnh và kết quả siêu âm ….30
3.3. XỬ TRÍ    30
3.3.1.     Tỉ lệ các phương pháp xử trí chửa trứng    30
3.3.2.    Mối liên quan giữa tuổi bệnh nhân, số con và thái độ xử trí    31
3.3.3.    Mối liên quan giữa tuổi bệnh nhân, số con và thái độ xử trí phần
phụ trong cắt tử cung    32
3.3.4.    Thời gian nằm viện    32
3.3.5.    Biến chứng trong quá trình điều trị    33
Chương 4: BÀN LUẬN    34
4.1.    MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .. 34
4.1.1.    Bàn về tỉ lệ chửa trứng trong năm 2013    34
4.1.2.    Về độ tuổi    35
4.1.3    Về nghề nghiệp    36
4.1.4    Về địa dư :    36
4.2.    ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG    37
4.2.1.    Tiền sử mẹ    37
4.2.11. Tiền sử sản khoa (PARA)    37
4.21.2.    Tiền sử chửa trứng    38
4.2.2.     Triệu chứng lâm sàng    38
4.2.21. Lí do bệnh nhân đến viện    38
4.2.2.2.    Tuổi thai trứng    39
4.2.2.3    Triệu chứng thực thể    40
4.2.3.    Các xét nghiệm cân lâm sàng    41
4.2.31. Các xét nghiệm huyết học    41
4.2.3.2.    Hình ảnh siêu âm    42
4.2.3.3.    Nồng độ hCG trong máu    43
4.2.3.4.    Một số xét nghiệm sinh hóa    44
4.3.    THÁI ĐỘ XỬ TRÍ VÀ BIẾN CHỨNG    45
4.3.1    Phương pháp xử trí thai trứng    45
4.3.2    Mối liên quan giữa tuổi của bệnh nhân ,số con và thái độ xử trí …. 46
4.3.3.    Mối liên quan giữa tuổi và xử trí phần phụ trong cắt tử cung    46
4.3.4.    Biến chứng    47
4.3.5.    Thời gian điều trị    48
KẾT LUẬN    49
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.    Trần Thị Phương Mai (2012). Chửa trứng. Bài giảng Sản Phụ khoa. Tái bản lần thứ 4, Y Học, 124-127.
2.    Hong-Zhao S. and Pao-Chen W. (1987). Hydatidiform mole in China: a preliminary survey of incidence on more than three million women. Bull World Health Organ, 65(4), 507-511.
3.    Atrash H.K., Hogue C.J.R., and Grimes D.A. (1986). Epidemiology of hydatidiform mole during early gestation. Am J Obstet Gynecol, 154(4), 906-909.
4.    Cuong D.T. (1998). Gestational trophoblastic disease in Vietnam prevalence, clinical features, management. Int J Gynecol Obstet, 60, S131.
5.    Strohl A.E. and Lurain J.R. (2013). Clinical Epidemiology of Gestational Trophoblastic Disease. Curr Obstet Gynecol Rep, 3(1), 40-43.
6.    Salhan S. (2011). Chapter-25 Trophoblastic Disease. Textbook of Gynecology. 1/e, Jaypee Brothers Medical Publishers (P) Ltd., 174-183.
7.    Vassilakos P. and Kajii T. (1976). Hydatidiform mole: Two entities. The Lancet, 307(7953), 259.
8.    Buckley J.D. (1984). The epidemiology of molar pregnancy and choriocarcinoma. Clin Obstet Gynecol, 27(1), 153-159.
9.    Parazzini F., Vecchia C.L., and Pampallona S. (1986). Parental age and risk of complete and partial hydatidiform mole. BJOG Int J Obstet Gynaecol, 93(4), 582-585.
10.    Sebire N. j., Foskett M., Fisher R. a., et al. (2002). Risk of partial and complete hydatidiform molar pregnancy in relation to maternal age. BJOG Int J Obstet Gynaecol, 109(1), 99-102.

Leave a Comment