Nghiên cứu chất lượng cuộc sống của bệnh nhân xẹp đốt sống trước và sau điều trị bơm xi măng tại khoa phẫu thuật cột sống Bệnh viện Hữu Nghị Việt – Đức năm 2015
Luận văn Nghiên cứu chất lượng cuộc sống của bệnh nhân xẹp đốt sống trước và sau điều trị bơm xi măng tại khoa phẫu thuật cột sống Bệnh viện Hữu Nghị Việt – Đức năm 2015.Xẹp đốt sống (XĐS) hay gãy lún đốt sống là một bệnh lý nguy hiểm thường do loãng xương. Bệnh thường gặp ở người cao tuổi, phụ nữ sau mãn kinh và một số người hay dùng thuốc có tác dụng không mong muốn làm loãng xương như corticoid. Ngoài ra, ở người trẻ tuổi có thể gặp XĐS do chấn thương (tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt). Khi một người bị bệnh XĐS, đốt sống bị lún xuống gây chèn ép các rễ thân kinh làm bệnh nhân đau, có thể gây liệt, mất cảm giác vùng do nhánh thần kinh bị chèn ép chi phối, ảnh hưởng đến sinh hoạt, vận động của bệnh nhân và có thể phải nằm liệt một chỗ. XĐS ảnh hưởng trầm trọng đến chất lượng cuộc sống và trở thành gánh nặng kinh tế cho người bệnh, cho gia đình và cho toàn xã hội [1], [2], [3].
Theo thống kê, mỗi năm nước Mỹ có 10 triệu người bị loãng xương, trong đó 45% là phụ nữ da trắng trên 50 tuổi. Ước tính có khoảng 700.000 bệnh nhân bị loãng xương có liên quan đến XĐS Xảy ra hàng năm làm cho 150.000 bệnh nhân phải nhập viện [4]. XĐS ảnh hưởng tới khoảng 25% tất cả các phụ nữ sau mãn kinh ở hoa kỳ với 40% ở phụ nữ 80 tuổi [5]. Theo số liệu thu thập được năm 1995, chi phí cho điều trị XĐS do loãng xương tại Hoa kỳ ước khoảng 5 – 10 tỷ đô la, và tăng lên 13,8 tỷ đô la trong năm 2001 [6]. Tại Trung Quốc, tỷ lệ XĐS phụ nữ gia tăng sau 50 tuồi và sau 80 tuổi ở nam giới, trong đó tỷ lệ điều trị XĐS phụ nữ trên 65 tuổi là 20% và nam giới là 12,5% [7].
Tạo hình đốt sống qua da (THĐSQD) hay còn gọi là đổ xi măng đốt sống là kĩ thuật bơm vào thân đốt sống bị xẹp hỗn dịch xi măng qua ống thông được chọc qua da dưới hướng dẫn của X-quang. Kỹ thuật này được tiến hành lần đầu tiên tại Pháp do giáo sư H. Deramond vào năm 1984. Hiện hay nó đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước tiên tiến trên thế giới. Tại Việt Nam, năm 1999, nhờ sự giúp đỡ của tác giả, giáo sư H. Deramond, khoa chẩn đoán hình ảnh bệnh viện Bạch mai là đơn vị đầu tiên áp dụng thành công kĩ thuật này. Từ năm 1993, xi măng hóa học được thay thế bởi xi măng sinh học và được thực hiện ngày càng phổ biến cho tới nay. Các nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng xi măng sinh học gần giống với chất xương, phù hợp với đặc tính sinh học của cơ thể sống. Do vậy phương pháp này sẽ làm bền vững thân đốt sống và ít tác dụng phụ cho bệnh nhân [8]. Hiện nay có 2 phương pháp THĐSQD đã được phát triển là bơm xi măng không bóng năm 1987 và bơm xi măng có bóng năm 1998 [9].
Trong những năm gần đây, số người XĐS có xu hướng ngày càng tăng (tuổi thọ ngày càng cao, tỷ lệ tai nạn sinh hoạt, giao thông tăng). Kỹ thuật THĐSQD là một phương pháp đã được ứng dụng rộng rãi trên thế giới. Tại Việt Nam, kỹ thuật này đã được áp dụng tại các trung tâm phẫu thuật y tế chuyên sâu thành phố Hồ Chí Minh, Huế và Hà Nội. Các nghiên cứu chi phí Y tế, đặc biệt là sự thay đổi chất lượng cuộc sống của bệnh nhân trước và sau khi sử dụng dịch vụ còn hạn chế. Vì vậy, xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu chất lượng cuộc sống của bệnh nhân xẹp đốt sống trước và sau điều trị bơm xi măng tại khoa phẫu thuật cột sống Bệnh viện Hữu Nghị Việt – Đức năm 2015” với 2 mục tiêu sau:
1. Mô tả chất lượng cuộc sổng của bệnh nhân xẹp đốt sống trước và sau điều trị bằng bơm xi măng tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt – Đức năm 2015.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sổng của các bệnh nhân trên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Nghiên cứu chất lượng cuộc sống của bệnh nhân xẹp đốt sống trước và sau điều trị bơm xi măng tại khoa phẫu thuật cột sống Bệnh viện Hữu Nghị Việt – Đức năm 2015
1. Minh Thu (2008), “Bơm xi măng sinh học điều trị xẹp đốt sống”, Bệnh viện đa khoa gia đinh.
2. Phạm Ngọc Hoa và Lê Văn Phước (2008), CT cột sổng, NXB Y Học.
3. Trần Ngọc Ân (1995), Bệnh thấp khớp, NXB Y học, 14-29.
4. T. A. Predey, L. E. Sewall và S. J. Smith (2002), “Percutaneous vertebroplasty: new treatment for vertebral compression fractures “, Am Fam Physician, 66(4), tr. 611-5.
5. L. J. Melton, 3rd (1997), “Epidemiology of spinal osteoporosis”, Spine (Phila Pa 1976), 22(24 Suppl), tr. 2S-11S.
6. Browner WS Kado DM1, Palermo L, Nevitt MC, Genant HK, Cummings SR., “Vertebral fractures and mortality in older women: a prospective study. Study of Osteoporotic Fractures Research Group”.
7. K.-S. Tsai và cộng sự (1996), “Prevalence of Vertebral Fractures in Chinese Men and Women in Urban Taiwanese Communities”, tr. tập 59, số 4, 249-253.
8. H Deramond, C Depriester và P Galibert (2003), “pecutaneous
vertebroplasty: indications, technique, and complications”,
W.B.Saunders company, tr. 21.
9. Phạm Minh Thông và Phạm Mạnh Cường (2008), “Đánh giá hiệu quả của phương pháp tạo hình đốt sống qua da trong điều trị xẹp đốt sống bệnh lý”, kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học Bệnh viện Bạch Mai, 1, tr. 6.
10. Wikipedia, “Loãng xương”.
11. Trần Thị Tô Châu, “Loãng xương – Nguyên nhân và cách phòng tránh”.
12. Trường đại học Y Hà Nội (2001), Bài giảng chẩn đoán hình ảnh, NXB Y học, 8.
13. Vũ Quang Bích (2006), Phòng và chữa các bệnh đau lưng, NXB Y học, 6.
14. D. B. Brown, C. B. Glaiberman, L. A. Gilula và các cộng sự. (2005), “Correlation between preprocedural MRI findings and clinical outcomes in the treatment of chronic symptomatic vertebral compression fractures with percutaneous vertebroplasty”, AJR Am J Roentgenol, 184(6), tr. 1951-5.
15. H. Deramond, C. Depriester, P. Galibert và các cộng sự. (1998), “Percutaneous vertebroplasty with polymethylmethacrylate. Technique, indications, and results”, Radiol Clin North Am, 36(3), tr. 533-46.
16. J. M. Mathis và W. Wong (2003), “Percutaneous vertebroplasty: technical considerations”, J Vasc Interv Radiol, 14(8), tr. 953-60.
17. Vũ Thị Thanh Thủy (1996), Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến nguy cơ lùn đốt sổng do loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh.
18. John M.; Deramond Mathis, Hervé; Belkoff, Stephen M., eds (2006), ” Percutaneous Vertebroplasty and Kyphoplasty “, tr. 3-5.
19. Dư Đức Chiến và Phạm Minh Thông (2003), Quy trình kỹ thuật tạo hình đốt sổng qua da bằng phương pháp đổ xi măng, Bệnh viện Bạch Mai.
20. Nguyễn Văn Thạch và CS (2012), “Điều trị bệnh cột sống thắt lưng bằng phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn”, Tạp chí chấn thương chỉnh hình Việt Nam, (1).
21. “Vertebroplasty & Kyphoplasty” (2013), The Radiology Infomaton resource for patients.
22. Thúy Hà (2013), “Công nghệ bơm xi măng điều trị cột sống”, Báo điện
tử CHÍNH PHủ NƯƠC CộNG HÒA XÃ HộI CHủ NGHĨA VIệT
NAM.
23. Nejat S, Montazeri A, Holakouie Naieni K và các cộng sự. (2006), “The World Health Organization Quality of Life (WHOQOLBREF) questionnaire: Translation and validation study of the Iranian version] Journal of School of public Health & Institute of Public Health Research”, 4, tr. 1-12.
24. S. Greenfield và E. C. Nelson (1992), “Recent developments and future issues in the use of health status assessment measures in clinical settings”, Med Care, 30(5 Suppl), tr. MS23-41.
25. Wilson IB và Cleary PD (1995), “Linking clinical variables with health-related quality of life”, JAMA 1995, tr. 59-65.
26. Lam CLK (1997), “What is health-related quality of life (HRQOL)?”, Hong Kong Practitioner, 19, tr. 505-506.
27. Winkipedia, “Chất lượng cuộc sống”.
28. healthypeople.gov (2013), Health-Related Quality of Life & Well¬Being, chủ biên,
http://www.healthvpeople.gov/2020/topicsobiectives2020/overview.asp x?topicid= 19#one.
29. dc dictionarycentral, “Nearby Definitions of “EQ-5D””.
30. Mai Trung Dũng, “bệnh loãng xương”, Điều Trị Đau .com.
31. “Osteoporosis in Asia”, A revolution in health.
32. TS Phan Trọng Hậu* .Bs Nguyễn Văn Quyền*, Bs Phạm Trọng Thoan*, Bs CKI Cao Hữu Từ, “KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ĐIỀU TRị XẸP ĐỐT SỐNG DO LOÃNG XƯƠNG BẰNG BƠM XI MĂNG SINH HỌC TẠO HÌNH THÂN ĐỐT SỐNG QUA DA”, Bệnh Viện Trung Ưowng Quân Đội 108.
33. Lee SH 1 Lee SK 1 , Yoon SP 1 , Lee YT 1 , Jang G 1 , Lim SY 2 , Lee HM 2 , mặt trăng SH 2 , Sông KS 1 . “Quality of Life Comparison between Vertebroplasty and Kyphoplasty in Patients with Osteoporotic Vertebral Fractures.”, Pubmed.
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Loãng xương, phân loại loãng xương và xẹp đốt sống do loãng xương 3
1.1.1. Định nghĩa loãng xương 3
1.1.2. Phân loại loãng xương 3
1.1.3. Nguyên nhân gây loãng xương 4
1.1.4. Phân loại xẹp đốt sống 5
1.1.5. Triệu chứng xẹp đốt sống 5
1.1.6. Chẩn đoán xẹp đốt sống 6
1.2. Tạo hình đốt sống qua da 6
1.2.1. Lịch sử nghiên cứu 6
1.2.2. Một số ứng dụng phổ biến của tạo hình đốt sống qua da 7
1.2.3. Những lợi ích và rủi ro 8
1.2.4. Những hạn chế của kỹ thuật tạo hình đốt sống qua da 9
1.3. Chất lượng cuộc sống 9
1.3.1. Định nghĩa 9
1.3.2. Chất lượng cuộc sống và sức khỏe con người 10
1.3.3. Bộ công cụ đo lường chất lượng cuộc sống 11
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
2.1. Địa điểm và đối tượng nghiên cứu 12
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu 12
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu 12
2.2. Phương pháp nghiên cứu 13
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 13
2.2.2. Phương pháp chọn mẫu 13
2.2.3. Phương pháp thu thập thông tin 13
2.2.4. Các biến số và chỉ số 13
2.2.5. Sử lý và phân tích số liệu 14
2.2.6. Sai số và cách khác phục sai số 14
2.2.7. Đạo đức nghiên cứu 15
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ 16
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 16
3.1.1. Nguyên nhân vào viện 16
3.1.2. Tỷ lệ sử dụng loại bơm xi măng theo giới 16
3.1.3. Tỷ lệ bơm xi măng theo nhóm tuổi 17
3.1.4. Tỷ lệ bơm xi măng theo nghề nghiệp 18
3.2. Chất lượng cuộc sống 18
3.2.1. Khả năng vận động của bệnh nhân trước và sau tạo hình đốt sống
qua da 18
3.2.2. Khả năng tự chăm sóc bản thân trước và sau khi tạo hình đốt sống
qua da 19
3.2.3. Tình trạng sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân trước vào sau khi tiến hành tạo hình đốt sống qua da 20
3.2.4. Tình trạng đau và khó chịu trước và sau tạo hình đốt sống qua da 20
3.2.5. Tình trạng lo lắng hay u sầu của bệnh nhân trước và sau khi tiến
hành tạo hình đốt sống qua da 21
3.2.6. Trạng thái sức khỏe của bệnh nhân theo từng loại bơm xi măng . 22
3.3. Một số yếu tố liên quan 23
3.3.1. Liên quan giữa một số yếu tố và chất lượng cuộc sống 23
3.3.2. Liên quan giữa phương pháp can thiệp và chất lượng cuộc sống
bệnh nhân sau khi điều trị 24
3.3.3. Liên quan giữa tình trạng sức khỏe theo thang điểm VAS trước và
sau khi tiến hành can thiệp thủ thuật 24
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 25
4.1. Đặc điểm chung 25
4.1.1. Nguyên nhân vào viện 25
4.1.2. Kỹ thuật bơm xi măng và giới 25
4.1.3. Tuổi 26
4.1.4. Nghề nghiệp 27
4.2. Chất lượng cuộc sống 27
4.3. Một số yếu tố liên quan 29
4.4. Hạn chế của nghiên cứu 29
KẾT LUẬN 30
KHUYẾN NGHỊ,
Bảng 3.1. Nguyên nhân vào viện của người bệnh 16
Bảng 3.2. Trạng thái sức khỏe của bệnh nhân theo từng loại bơm xi
măng 22
Bảng 3.3. Mối liên quan giữa một số yếu tố và chất lượng cuộc sống
23
Bảng 3.4. Liên quan giữa phương pháp can thiệp và chât lượng
cuộc sống bệnh nhân sau khi điều trị 24
Bảng 3.5. Liên quan giữa tình trạng sức khỏe theo thang điểm VAS trước và sau khi tiến hành can thiệp thủ thuật 24
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ sử dụng loại bơm xi măng theo giới 16
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ bơm xi măng theo nhóm tuổi 17
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ bơm xi măng theo nghề nghiệp 18
Biểu đồ 3.4. Khả năng vận động của bệnh nhân trước và sau
THĐSQD 18
Biểu đồ 3.5. Khả năng tự chăm sóc bản thân trước và sau khi
THĐSQD 19
Biểu đồ 3.6. Tình trạng sinh hoạt thường lệ của bệnh nhân trước
vào sau khi tiến hành THĐSQD 20
Biểu đồ 3.7. Tình trạng đau và khó chịu trước và sau THĐSQD .. 20
Biểu đồ 3.8. Tình trạng lo lắng hay u sầu của bệnh nhân trước và
sau khi tiến hành THĐSQD
ĐẶT VẤN ĐỀ