Nghiên cứu chất lượng cuộc sống người cao tuổi và thử nghiệm giải pháp can thiệp ở huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương
Số lượng và tỷ lệ người cao tuổi đang ngày càng tăng trong cơ cấu dân số trên thế giới, nhất là ở các quốc gia phát triển. Tại Nhật Bản, tỷ lệ người trên 65 tuổi chiếm tới 25% dân số (khoảng 32 triệu người). Trong khối Cộng đồng châu Âu (EU), số người từ 65 tuổi trở lên chiếm khoảng 16,5% năm 2005, dự báo đến 2010 tỷ lệ này là 18% [60]. Trong khoảng thời gian từ đầu đến cuối thế kỷ 20, tuổi thọ trung bình của loài người đã tăng thêm gần 30 năm. Với sự thay đổi này, số lượng người cao tuổi đang tăng lên nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu [52], [60].
Hiện nay, tuổi thọ bình quân của người Việt Nam năm 2009 đã đạt 72,8 tuổi [6], [23], [74]. Tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên chiếm 8,9% [6], [74]. Theo quy định của Liên Hiệp Quốc, nước nào có số người từ 60 tuổi trở lên vượt quá 10% tổng số dân được coi là nước bước vào giai đoạn “già hóa dân số” [60]. Như vậy Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa bước vào bước vào giai đoạn “già hóa dân số” [33], [34].
Với tốc độ già hóa dân số tại Việt Nam đang tăng nhanh như hiện nay thì có nhiều câu hỏi và thách thức đặt ra cần giải quyết. Tuy tuổi thọ trung bình của Việt Nam cao hơn nhiều nước có cùng thu nhập nhưng chất lượng dân số còn ở mức trung bình thấp. Việt Nam xếp thứ 105 trên 177 nước được xếp hạng về chỉ số phát triển con người (HDI) [16], [33], [25]. Mặc dù tuổi thọ bình quân tương đối cao là 72,8 tuổi, nhưng số năm trung bình sống khỏe mạnh của người Việt Nam thấp, chỉ đạt 58,2 năm và xếp thứ 116/174 nước trên thế giới [3], [16], [25], [33].
Ớ Việt Nam từ trước đến nay đã có một số nghiên cứu về người cao tuổi nhưng phần lớn tập trung vào đặc điểm sức khỏe, mô hình bệnh tật, quản lý sức khỏe… Gần đây khái niệm “chất lượng cuộc sống” đang được quan tâm nghiên cứu đối với người cao tuổi. Trên thế giới đã có một số nghiên cứu về vấn đề này, tuy nhiên tại Việt Nam cho đến nay có rất ít nghiên cứu đi sâu vào lĩnh vực chất lượng cuộc sống người cao tuổi [39].
Chí Linh là một huyện nông thôn, có tỷ lệ người cao tuổi chiếm 9,7% dân số, có nhiều đặc điếm đặc trưng cho vùng nông thôn Bắc Bộ. Xuất phát từ các lý do trên, đề tài luận án “Nghiên cứu chất lượng cuộc sống người cao tuổi và thử nghiệm giải pháp can thiệp ở huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương” được tiến hành với hai mục tiêu sau:
1. Đánh giá thực trạng chất lượng cuộc sống của người cao tuổi và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người cao tuổi tại bốn xã thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
2. Thử nghiệm và đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp cải thiện chất lượng cuộc sống người cao tuổi tại hai xã của huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
MỤC LỤC
Trang phụ bìa i
Lời cam đoan ii
Lời cám ơn iii
Mục lục v
Danh mục các chữ viết tắt viii
Danh mục các bảng ix
Danh mục các hình xi
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 3
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ NGƯỜI CAO TUỔI VÀ GIÀ HÓA DÂN SỐ 3
1.1.1. Khái niệm người cao tuổi 3
1.1.2. Tuổi thọ người Việt Nam 3
1.1.3. Tình hình già hóa dân số 4
1.2. ĐẶC ĐIỂM LÃO HÓA VÀ SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI CAO TUỔI 7
1.2.1. Sự già và đặc điểm quá trình lão hóa 7
1.2.2. Đặc điểm tâm lý tình cảm của người cao tuổi 8
1.2.3. Đặc điểm sức khỏe của người cao tuổi 8
1.3. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG 10
1.3.1. Khái niệm chất lượng cuộc sống 10
1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống 11
1.3.3. Bộ công cụ đánh giá chất lượng cuộc sống 13
1.3.4. Thuyết bậc thang nhu cầu của Maslow và chất lượng cuộc sống 14
1.3.5. Chất lượng cuộc sống của người cao tuổi trên thế giới 18
1.3.6. Chất lượng cuộc sống của người cao tuổi Việt Nam 20
1.3.7. Nghiên cứu về chất lượng cuộc sống người cao tuổi ở Việt Nam 21
1.4. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG 22
1.4.1. Một số biện pháp cải thiện sức khỏe thể chất 22
1.4.2. Một số biện pháp cải thiện sức khỏe tâm thần 24
1.4.3. Chính sách chăm sóc sức khỏe người cao tuổi 27
1.4.4. Các chương trình can thiệp sức khỏe người cao tuổi 29
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
2.1. ĐỊA ĐIỂM VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 34
2.1.1. Địa điếm nghiên cứu 34
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu 35
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 35
2.2.2. Chọn mẫu nghiên cứu 37
2.2.3. Phương pháp thử nghiệm can thiệp 41
2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu 45
2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu 53
2.2.6. Các chỉ số theo dõi giám sát và đánh giá 53
2.2.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 55
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 56
3.1. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG NGƯỜI CAO TUỔI 56
3.1.1. Một số đặc điếm của đối tượng nghiên cứu 56
3.1.2. Kết quả đánh giá chất lượng cuộc sống của người cao tuổi 59
3.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG 64
3.2.1. Vai trò của yếu tố sức khỏe ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống 64
3.2.2. Ảnh hưởng của yếu tố tuổi, kinh tế đến chất lượng cuộc sống 71
3.2.3. Ảnh hưởng yếu tố lối sống lên chất lượng cuộc sống 74
3.2.4. Ảnh hưởng của yếu tố gia đình tới chất lượng cuộc sống 76
3.2.5. Ảnh hưởng của yếu tố xã hội đến chất lượng cuộc sống 82
3.2.6. Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng chất lượng cuộc sống 86
3.3. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG THỬ NGHIỆM CAN THIỆP 89
3.3.1. Đánh giá tác động can thiệp đối với chất lượng cuộc sống 89
3.3.2. Đánh giá tác động can thiệp đối với gia đình người cao tuổi 97
3.3.3. Đánh giá tác động can thiệp đối với xã hội 98
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 101
4.1. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG NGƯỜI CAO TUỔI 101
4.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học và kinh tế-xã hội của người cao tuổi 101
4.1.2. Đánh giá chất lượng cuộc sống của người cao tuổi 103
4.2. VAI TRÒ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ ĐÉN CHẤT LƯỢNG
CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI CAO TUỔI 110
4.2.1. Vai trò và ảnh hưởng của yếu tố sức khỏe 110
4.2.2. Ảnh hưởng của yếu tố tuổi, giới tính, tình trạng kinh tế, lối sống 113
4.2.3. Ảnh hưởng của yếu tố gia đình – xã hội 115
4.2.4. Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống 120
4.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CAN THIỆP CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG CUỘC
SỐNG CỦA NGƯỜI CAO TUỔI 122
4.3.1. Các nội dung can thiệp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống 122
4.3.2. Tác động các biện pháp can thiệp cải thiện chất lượng cuộc sống 124
4.3.3. Hạn chế của đề tài 132
KÉT LUẬN 134
KIẾN NGHỊ 136
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích