Nghiên cứu chất lượng sống và hiệu quả phục hồi chức năng nâng cao chất lượng sống của người bệnh sau tai biến mạch não tại Đà Nẵng

Nghiên cứu chất lượng sống và hiệu quả phục hồi chức năng nâng cao chất lượng sống của người bệnh sau tai biến mạch não tại Đà Nẵng

Luận văn Nghiên cứu chất lượng sống và hiệu quả phục hồi chức năng nâng cao chất lượng sống của người bệnh sau tai biến mạch não tại Đà Nẵng.Tai biến mạch máu não (TBMMN) đã và đang là vấn đề thời sự cấp thiết của y học nói chung và phục hồi chức năng (PHCN) nói riêng đối với mọi quốc gia, mọi dân tộc. TBMMN có thể gây tử vong nhanh chóng hoặc để lại nhiều di chứng nặng nề dẫn đến giảm chức năng, tàn tật nhiều nhất và từ đó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ ước tính hàng năm có khoảng trên 700.000 người mắc TBMMN, trong đó có hơn 160.000 người chết vì TBMMN với khoảng 4,8 triệu người sống sót sau TBMMN, phần lớn trong số họ yêu cầu chăm sóc, điều trị lâu dài. Đây là một gánh nặng cho chính bản thân bệnh nhân, gia đình và xã hội [32]. Sau TBMMN 3 tháng, 20% số bệnh nhân TBMMN vẫn phải nằm tại bệnh viện, từ 15-30% bị tàn tật vĩnh viễn. Tổng chi phí chung ở Hoa Kỳ cho TBMMN là 53,6 tỷ đô la /1 năm [32].

Tại Việt Nam, TBMMN đang có chiều hướng gia tăng và cướp đi sinh mạng của nhiều người hoặc để lại di chứng nặng nề. Theo số liệu của Bộ môn Thần kinh, Trường Đại học Y Hà Nội (1994) tỷ lệ mới mắc ở miền Bắc và miền Trung là 152/100.000dân, tỷ lệ tử vong 21,5%. Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Triệu ở tỉnh Hải Dương, tỷ lệ tử vong trong vòng một năm đầu tiên là 40%, có trên 50% số người sau TBMMN sống sót bị tàn tật ở mức độ nặng và vừa. Ở miền Nam, theo báo cáo của Bộ môn Thần kinh, Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh năm 1995, tỷ lệ mới mắc là 161/100.000dân, tỷ lệ tử vong 28%. Số bệnh nhân sống sót sau tai biến có di chứng vừa và nhẹ 68,42% [8], [26], [27], [54].

Bệnh nhân TBMMN thuộc loại đa tàn tật vì ngoài việc giảm khả năng vận động bệnh nhân còn có nhiều rối loạn khác kèm theo như rối loạn về ngôn ngữ, thị giác, cảm giác và nhận thức [58].

Một vấn đề quan trọng hiện nay cần quan tâm đó là chất lượng cuộc sống của những người sau TBMMN tại cộng đồng. Chất lượng cuộc sống sau TBMMN bao gồm 4 tiêu chí lớn: sức khỏe thể chất, sức khỏe chức năng, phương diện tâm lý và xã hội… Nghiên cứu về chất lượng cuộc sống sẽ giúp chúng ta hiểu được bức tranh toàn diện về sự phục hồi của người bệnh. Biết được các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh sẽ giúp chúng ta đưa ra các chiến lược để nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh. Ở nước ngoài, đã có một số nghiên cứu về vấn đề này [90], [112]. Tuy nhiên ở Việt Nam, mới có một số nghiên cứu về một số khía cạnh đơn lẻ liên quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hơn nữa, một chương trình phục hồi chức năng phối hợp để làm giảm tối đa các di chứng, sớm đưa người bệnh trở lại cuộc sống độc lập của họ tại gia đình và giúp họ tái hội nhập cộng đồng, cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân là rất cần thiết và cấp bách hiện nay.

Trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng, phần lớn các bệnh viện đều có khoa PHCN. Tuy nhiên, các khoa PHCN đều chú trọng tới chương trình điều trị những khiếm khuyết vận động mà chưa quan tâm đến các rối loạn chức năng khác. Do vậy, bệnh nhân TBMMN sau khi ra viện có thể đi lại được nhưng không cải thiện được khả năng sinh hoạt độc lập, chất lượng cuộc sống kém.

Xuất phát từ những mối quan tâm thiết thực trên, nghiên cứu được thực hiện nhằm mô tả chất lượng sống và hiệu quả của phục hồi chức năng nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh sau tai biến mạch não tại cộng đồng với các mục tiêu cụ thể sau:

1. Mô tả thực trạng chất lượng cuộc sống và một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của những người sau TBMMN tại Thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2008-2011.

2.Đánh giábước đầuhiệuquả phụchồi chứcnăngtrong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của những người sau TBMMN trên.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: TỔNG QUAN 3

1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO 3

1.1.1. Định nghĩa 3

1.1.2. Phân loại 3

1.1.3. Các yếu tố nguy cơ gây tai biến mạch máu não 3

1.1.4. Dịch tễ học 6

1.1.5. Nguyên nhân 7

1.1.6. Chẩn đoán xác định TBMMN 7

1.1.7. Hậu quả của TBMMN 8

1.1.8. Biểu hiện lâm sàng của TBMMN 8

1.2. CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH SAU TBMMN. 11

1.2.1. Định nghĩa 11

1.2.2. Chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe 12

1.2.3. Phân loại quốc tế về chức năng, giảm khả năng, sức khỏe và mối liên

quan với chất lượng cuộc sống 12

1.3.  PHCN NGƯỜI BỆNH SAU TBMMN 16

1.3.1. Các hình thức PHCN 16

1.3.2. Mục đích PHCN sau TBMMN 17

1.3.3. Chương trình PHCN người bệnh sau TBMMN 17

1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng kết quả PHCN người bệnh sau TBMMN 29

1.3.5. Hiệu quả của PHCN nâng cao CLCS người bệnh sau TBMMN 30

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37

2.1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU: 37

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 37

2.2.1. Nghiên cứu mô tả 37

2.2.2. Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng 39

2.2.3. Cải tiến, bổ sung phương pháp can thiệp 41

2.4. PHƯƠNG PHÁP TRIỂN KHAI: 43

2.4.1. Đối với nghiên cứu mô tả: 43

2.4.2. Đối với nghiên cứu can thiệp: 43

2.5. NỘI DUNG VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ 44

2.5.1. Mô tả một số đặc trưng cá nhân 44

2.5.2. Một số yếu tố nguy cơ chính 44

2.5.3. Đánh giá hiệu quả can thiệp 45

2.5.4. Các thang điểm đánh giá trong nghiên cứu mô tả và thử nghiệm lâm

sàng ngẫu nhiên có đối chứng 45

2.5.5. Thời điểm đánh giá kết quả 47

2.6. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU 48

2.7. PHƯƠNG PHÁP KHỐNG CHẾ SAI SỐ 48

2.8. CÔNG CỤ THU THẬP SỐ LIỆU 49

2.9. XỬ LÝ SỐ LIỆU 49

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 50

3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU: 50

3.2. CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

SAU TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO 56

3.2.1 Đặc điểm khiếm khuyết, độc lập chức năng, giảm khả năng và CLCS

sau TBMMN: 56

3.2.2 Một số yếu tố liên quan đến độc lập chức năng các hoạt động sinh

hoạt hàng ngày khi vào viện: 62

3.2.3. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe. 64

3.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHCN NÂNG CAO CLCS CỦA NGƯỜI

BỆNH SAU TBMMN 67

3.3.1. Đặc điểm dịch tễ, khiếm khuyết, độc lập chức năng, giảm khả năng ở

hai nhóm nghiên cứu 67

3.3.2. Đánh giá các mức độ độc lập chức năng, giảm khả năng và chất

lượng cuộc sống sau TBMMN ở nhóm can thiệp PHCN ở thời điểm khi ra viện, sau 3 tháng và 1 năm 69

3.3.3. Hiệu quả phục hồi chức năng nâng cao CLCS liên quan sức khỏe sau

TBMMN 73

Chương 4: BÀN LUẬN 90

4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG 90

4.1.1. Đối tượng: 90

4.1.2. Thời gian điều trị: 90

4.1.3. Một số yếu tố nguy cơ TBMMN: 90

4.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ

ẢNH HƯỞNG SAU TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO 93

4.2.1. Đặc điểm khiếm khuyết, độc lập chức năng, giảm khả năng và CLCS

sau TBMMN: 93

4.2.2. Một số yếu tố liên quan đến độc lập chức năng các hoạt động sinh

hoạt hàng ngày sau TBMMN: 99

4.2.3. Một số yếu tố liên quan CLCS sau TBMMN 100

4.3. HIỆU QUẢ CỦA TẬP LUYỆN PHCN TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO. 101

4.3.1. Độc lập chức năng các hoạt động sinh hoạt hàng ngày và

giảm khả năng 102

4.3.2. Chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe sau TBMMN 105

4.3.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả PHCN 109

4.3.4. Tương quan tình trạng trầm cảm theo thang điểm CES-D với độc lập

chức năng và chất lượng cuộc sống sau TBMMN một năm: 111

4.3.5. Tương quan thời điểm bắt đầu tập luyện phục hồi chức năng với độc lập chức năng và chất lượng cuộc sống sau TBMMN một năm. …114

4.3.6. Thực hiện chương trình PHCN người bệnh TBMMN 115

4.3.7. Thương tật thứ phát 117

4.3.8. Chương trình phục hồi chức năng tại nhà 117

KẾT LUẬN 120

NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN 123

KIẾN NGHỊ 124

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC 

TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT:
1. Nguyễn Thị Thanh Bình (2001), Nghiên cứu ứng dụng test LOTCA trong lập chương trình hoạt động trị liệu cho bệnh nhân liệt nửa người do nhồi máu não, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
2. Cao Minh Châu, Hoàng Kim Đào (2004), “Đánh giá kết quả phục hồi chức năng trong sinh hoạt hàng ngày ở bệnh nhân tai biến mạch máu não trên lều”, Hội nghị khoa học chuyên ngành TBMMN toàn quân lần
thứ nhất 08/2004, Tạp chí Y học Việt Nam, 301, tr. 283-289.
3. Cao Minh Châu (1996), Nghiên cứu chế tạo các dụng cụ phục hồi chức năng theo kỹ thuật thích ứng tại cộng đồng, Luận án Phó Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
4. Trần Văn Chương (2003), Nghiên cứu phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
5. Trần Văn Chương (2010), Phục hồi chức năng bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não, Nxb Y học, Hà Nội
6. Nguyễn Tấn Dũng (2004), Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến chức năng đi của người bệnh sau nhồi máu não vùng bán cầu và ứng dụng phương pháp Bobath, Luận văn Bác sĩ chuyên khoa II, Trường Đại Học Y Hà Nội
7. Dương Xuân Đạm (1999), “Phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não. Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng”, Nhà xuất bản Y học, tr.258 – 297.8. Nguyễn Văn Đăng (1997), Tai biến mạch máu não, Nxb Y học, Hà Nội.
9. Goldszmidt AJ, Caplan LR (2011), “Làm giảm nguy cơ bệnh mạch não và nguy cơ tim mạch”, Trong cuốn Nguyễn Đạt Anh biên dịch – Lê Đức Hinh hiệu đính: Cẩm nang xử trí tai biến mạch máu não (Stroke Essentials), Nhà xuất bản Y học, Tr. 91-175.
10. Vũ Thị Bích Hạnh (2004), “Thất ngôn”, Trong cuốn Vũ Thị Bích Hạnh, Đặng Thị Thu Hương: Hướng dẫn thực hành Âm ngữ trị liệu, Nxb Y học, Tr. 223-243.
11. Lê Đức Hinh (1998), “Tình hình tai biến mạch máu não hiện nay tại các nước Châu Á”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học, Bệnh viện Bạch Mai, 2, tr. 450-453.
12. Phạm Gia Khải, Trần Song Giang, Nguyến Minh Hùng và cộng sự (2001), “Tình hình tai biến mạch máu não tại Viện Tim mạch Việt Nam, Hội thảo khoa học chuyên đề chẩn đoán và xử trí tai biến mạch máu não, Bệnh viện Bạch Mai, tr. 173-179.
13. Hoàng Khánh (2007), “ Các yếu tố nguy cơ gây tai biến mạch máu não”, Trong cuốn Lê Đức Hinh và nhóm chuyên gia: Tai biến mạch máu não, hướng dẫn chẩn đoán và xử trí, Nxb Y học Hà Nội, tr. 84 -107.
14. Lương Tuấn Khanh (2009), Nghiên cứu hiệu quả của Botulinum Toxin nhóm A phối hợp với vận động trị liệu trong phục hồi chức năng chi trên ở bệnh nhân tai biến mạch máu não, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
15. Nguyễn Thị Kim Liên (2011), Nghiên cứu phục hồi chức năng bàn tay trên bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
16. Hồ Hữu Lương (2002), Tai biến mạch máu não, Nxb Y học, Hà Nội.17. Phan Hồng Minh (1995), Một số nhận xét về tình hình dịch tễ tai biến mạch máu não tại huyện Thanh Oai, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
18. Nguyễn Xuân Nghiên và cộng sự (2002), Vật lý trị liệu phục hồi chức năng, Nxb Y học Hà Nội, Tr.7-18, 77-80, 88-89, 561-614.
19. Purvis T, Cadihac D et al (2009), “Tổng kết một cách hệ thống các yếu tố chỉ điểm của quá trình chăm sóc: bao gồm các can thiệp phục hồi chức năng sớm, được sử dụng để đánh giá chất lượng chăm sóc TBMMN cấp”, Tạp chí Đột quỵ Quốc tế , Bản tiếng Việt, 1(3), tr.3-14.
20. Phạm Thắng (2010), “Rối loạn nhận thức do mạch máu”, Trong cuốn Phạm Thắng: Bệnh Alzheimer và các thể sa sút trí tuệ khác, Nxb Y học, Tr. 200-226.
21. Lê Văn Thính, Lê Đức Hinh, Lê Trọng Luân, Nguyễn Chương (2001), “Phân loại tai biến nhồi máu não”, Hội thảo khoa học chuyên đề chẩn đoán và xử trí tai biến mạch máu não, Bệnh viện Bạch Mai, tr. 42-47.
22. Nguyễn Văn Thông (2008), Đột quỵ não cấp cứu, điều trị, dự phòng, Nxb Y học, Hà Nội.
23. Nguyễn Văn Thông, Nguyễn Hoàng Ngọc, Nguyễn Thị Tâm, Đỗ Mai Huyền (2004), “Nhận xét đặc điểm, tính chất, cơ cấu bệnh tại Trung tâm TBMMN Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ 1/2003 đến 6/2004”, Hội nghị khoa học chuyên ngành TBMMN toàn quân lần thứ nhất 08/2004, Tạp chí Y học Việt Nam, 301, tr. 142-148.
24. Hoàng Văn Thuận (2001), “Xử trí tai biến mạch máu não tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108”, Hội thảo khoa học chuyên đề chẩn đoán và xử trí tai biến mạch máu não, Bệnh viện Bạch Mai, tr. 142-148.25. Nguyễn Hữu Tín, Vũ Văn Đính (2004), “Nghiên cứu diễn biến lâm sàng và một số yếu tố tiên lượng sự lan rộng của khối máu tụ ở bệnh nhân chảy máu não do tăng huyết áp”, Hội nghị khoa học chuyên ngành TBMMN toàn quân lần thứ nhất 08/2004, Tạp chí Y học Việt Nam, 301, tr. 172-178.
26. Nguyễn Văn Triệu (2005), “Nghiên cứu thực trạng bệnh nhân sau tai biến mạch máu não tại cộng đồng số yếu tố liên quan đến khả năng phục hồi, tái hội nhập cộng đồng”, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
27. Nguyễn Văn Triệu, Cao Minh Châu (2005), “Nghiên cứu một số yếu tố tiên lượng tử vong do tai biến mạch máu não”, Tạp chí Y học Quân sự, 3(234), tr.8-9.
29. Phạm Thị Hồng Vân (2004), “Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ gây tai biến mạch máu não”, Tạp chí Y học thực hành, số 5, tr.4-4

Leave a Comment