Nghiên cứu chỉ định điều trị bướu giáp đơn nhân bằng phẫu thuật Nội Soi

Nghiên cứu chỉ định điều trị bướu giáp đơn nhân bằng phẫu thuật Nội Soi

Luận án Nghiên cứu chỉ định điều trị bướu giáp đơn nhân bằng phẫu thuật Nội Soi. Trên thế giới, tỉ lệ người dân trong cộng đồng có một nhân giáp từ 4% – 7% [106], tỉ lệ này có thể tăng hơn 10 lần nếu khảo sát bằng siêu âm và bệnh thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam [76]. Tại Việt Nam, tỷ lệ bệnh thay đổi theo từng địa phương, theo tác giả Đặng Trần Duệ, tỉ lệ bệnh nhân có nhân giáp ở Hà Nội là 3¬7% [5] còn ở Thái Bình là 7,51% (Trần Minh Hậu) [14]. Đa số bệnh nhân (BN) đến khám bệnh tuyến giáp (TG) có biểu hiện lâm sàng là bướu giáp đơn nhân (BGĐN) hay một nhân giáp (solitary nodule of thyroid) và một phần trong số này được chỉ định điều trị ngoại khoa.

Bướu giáp đơn nhân hay một nhân giáp được phân chia ra các loại: bướu lành TG, ung thư TG, nhân độc giáp trạng, viêm giáp… Trong đó, bướu lành TG chiếm tỉ lệ 23,02%, tỉ lệ ung thư cũng không hiếm, có thể tới 14,8% [22]. Theo số liệu của UICC, ung thư TG chiếm tỉ lệ 1% trong tất cả các loại ung thư [9].
Trong phẫu thuật TG, sẹo mổ ở cổ luôn luôn lộ ra bên ngoài, dễ nhìn thấy, nhất là khi vết mổ dài và bị sẹo lồi. BN có bướu giáp, đặc biệt là nữ giới khi đến cơ sở ngoại khoa, ngoài nỗi lo về bệnh còn có thêm băn khoăn về sẹo mổ trên cổ. Phẫu thuật nội soi (NS) TG được Gagner thực hiện đầu tiên vào năm 1996. Phẫu thuật này, bên cạnh những ưu điểm chung của phẫu thuật NS là ít xâm lấn còn đạt được kết quả về mặt thẩm mỹ vì vết sẹo nhỏ và được che khuất [49]. Một trong những điểm mấu chốt trong phẫu thuật NS là phải có được khoang làm việc đủ rộng và phẫu trường rõ ràng vì trong mổ mở, với phẫu trường rộng phẫu thuật viên có thể di động TG, kéo bướu lên, quan sát được bướu và các thành phần liên quan một cách dễ dàng. Trong phẩu thuật NS thực hiện việc này khó khăn hơn, nhất là khi bướu lớn. Vùng cổ không có khoang trống sẵn như ổ bụng, lồng ngực, nên muốn có khoang phẫu thuật, phải chủ động tạo ra nó. Có hai phương pháp tạo ra khoang
phẫu thuật, đó là bơm khí CO2 và sử dụng khung nâng da [80].
Trong những năm gần đây, phẫu thuật NS TG được thực hiện ngày càng nhiều, có nhiều tiến bộ về phương diện kỹ thuật và mở rộng về chỉ định. Trên thế giới, phẫu thuật NS TG đã trở thành tiêu chuẩn ở một số bệnh viện (BV) và yêu cầu về mặt thẩm mỹ được đặt gần ngang tầm với hiệu quả điều trị [92]. Trong tương lai, phẫu thuật NS TG sẽ thay thế mổ mở đối với một số bệnh lành tính của TG, do ưu điểm nổi bật là thẩm mỹ [65,79]. Hiện nay, người ta đã tiến tới việc sử dụng Robot hỗ trợ trong phẫu thuật TG. Tác giả Kang và cộng sự đã báo cáo kỹ thuật mổ này trên 100 trường hợp (TH) ở Hàn Quốc [63].
Ở Việt Nam, bệnh lý TG khá thường gặp, phẫu thuật NS TG chưa phổ biến rộng rãi, theo các báo cáo, chỉ có một số cơ sở thực hiện phẫu thuật này như BV Nội Tiết Trung ương [18], BV Nhân Dân Gia Định, BV Chợ Rẫy, BV Đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh, BV Bình Dân… Trong đó, BV Nhân Dân Gia Định đã sử dụng cả hai phương pháp dùng khung nâng da và dùng khí CO2 để tạo phẫu trường. Tuy nhiên, do hoàn cảnh cụ thể tại Việt Nam, các cơ sở trên thường chỉ sử dụng những trang thiết bị, dụng cụ sẵn có của các phẫu thuật NS khác như bộ phẫu thuật NS của ngoại Tổng quát, ngoại Lồng ngực hoặc cải tiến từ những phương tiện sẵn có như khung nâng thành bụng theo Nagae vì trang bị một bộ phẫu thuật NS chuyên dụng cho TG rất tốn kém.
Bệnh lý TG rất đa dạng, tổn thương giải phẫu bệnh có thể là lành tính, ác tính. Về sinh bệnh học, bệnh có thể liên quan đến trục Tuyến yên -Tuyến giáp – Hạ đồi, cơ chế tự miễn hoặc do viêm nhiễm. Vị trí thương tổn, bệnh có thể ở một bên hay 2 bên thùy giáp. Kích thước bướu, khi BN đến khám bệnh bướu có khi còn nhỏ 1- 2 cm, nhưng có khi đã lớn tới 8-9 cm … Chính vì vậy, hiện nay, chỉ định phẫu thuật NS chưa có sự thống nhất giữa các phẫu thuật viên [19,59]. Trên thế giới, nghiên cứu so sánh kết quả giữa mổ NS và mổ mở TG đã được các tác giả như Miccoli P nghiên cứu tại Ý [79], còn tại Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu nào được công bố. Vấn đề nghiên cứu được đặt ra là kết quả phẫu thuật NS TG so
với mổ mở có gì tương đương ?. Những hạn chế và ưu điểm của từng PP mổ? Ưu điểm của PT NS có thể khắc phục được những hạn chế của mổ mở? Trên cơ sở đó, khi chọn lựa phẫu thuật NS TG thay thế mổ mở, cần có những chỉ định, điều kiện gì, nhất là khi áp dụng vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta? Nghiên cứu chỉ định phẫu thuật NS cho tất cả các bệnh lý TG là một vấn đề lớn, đòi hỏi nhiều công trình nghiên cứu, trong khuôn khổ luận án này, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu chỉ định điều trị bướu giáp đơn nhân bằng phẫu thuật Nội Soi” nhằm góp phần xác định những chỉ định phẫu thuật đối với những bệnh lý xảy ra trên một thùy của TG biểu hiện bằng một nhân giáp.
Mục tiêu nghiên cứu
1.So sánh kết quả điều trị bướu giáp đơn nhân bằng mổ mở kinh điển với phẫu thuật nội soi.

2.Xác định chỉ định phẫu thuật nội soi bướu giáp đơn nhân.

MỤC LỤC

Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục
Danh mục các từ viết tắt Ký hiệu
Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ Danh mục các hình ảnh Danh mục sơ đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU4
1.1Giải phẫu tuyến giáp4
1.2Chẩn đoán và điều trị một nhân giáp14
1.2.1Bản chất một nhân giáp15
1.2.2Chẩn đoán17
1.2.3Điều trị22
1.3Các phương pháp phẫu thuật27
1.3.1Phương pháp mổ mở27
1.3.2Phương pháp mổ nội soi28
1.4Các nghiên cứu về phẫu thuật nội soi tuyến giáp có liên quan trong và ngoài
nước31
1.4.1Các nghiên cứu của nước ngoài31
1.4. 2 Các nghiên cứu trong nước 36
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU38
2.1Đối tượng nghiên cứu38
2.2Phương tiện nghiên cứu39
2.3Phương pháp nghiên cứu và các bước tiến hành43
2.3.1Thăm khám lâm sang46
2.3.2Cận lâm sàng46
2.3.3Tiến hành phẫu thuật47
2.3.4Ghi nhận và đánh giá kết quả trong cuộc mổ53
2.3.5Theo dõi và đánh giá kết quả trong thời gian nằm viện53
2.3.6Theo dõi và đánh giá kết quả 3 tháng đầu54
2.3.7Theo dõi và đánh giá kết quả sau 3 tháng -1 năm56
2.3.8Theo dõi và đánh giá kết quả 2-4 năm56
2.4Thu thập và xử lý số liệu56
2.5Vấn đề y đức57
Chương 3. KẾT QUẢ59
3.1Đặc điểm mẫu dân số nghiên cứu60
3.2Lâm sàng63
3.3Cận lâm sàng66
3.4Kết quả phẫu thuật71
3.5Kết quả thẩm mỹ tâm ký bệnh nhân81
Chương 4. BÀN LUẬN86
4.1So sánh kết quả giữa mổ mở và mổ nội soi 86
4.2Chỉ định phẫu thuật 110
KẾT LUẬN126
KIẾN NGHỊ128
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1.Bộ Môn Giải phẫu học (2002), Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh, NXB Y học TP.Hồ Chí Minh, tr. 392-398.
2.Lê Văn Cường (2009), “ Nghiên cứu vị trí, hình thể của tuyến giáp ở người Việt Nam”, Y học TP. HCM Tập 13, Số 1, tr. 315-319.
3.Nguyễn Khánh Dư (1978), Vài nét về lịch sử bệnh Basedow và vấn đề điều trị bằng phẫu thuật, NXB Y học, tr 7-23.
4.Nguyễn Khánh Dư (1981), “ Vài nhận xét về phân loại và chỉ định điều trị ngoại khoa bướu cổ”, Y học Việt Nam số 3, tr. 11-14.
5.Đặng Trần Duệ (1996), Bệnh bướu cổ tản mát, Bệnh tuyến giáp và các rối loạn
do thiếu iod, NXB Y học, tr. 421 – 427.
6.Phạm Đăng Diệu (2008), Giải phẫu đầu mặt cổ, NXB Yhọc TP Hồ Chí Minh,tr 306-319.
7.Trần Bình Giang – Tôn Thất Bách (2003), Phẫu thuật nội soi ổ bụng, NXB Y học Hà Nội, tr. 13-129.
8.Đỗ Xuân Hợp (1976), Giải phẫu đại cương. Giai phẫu Đầu- Mặt- Cổ, NXB Y học TP. Hồ Chí Minh, tr. 306- 441.
9.Hiệp hội quốc tế chống ung thư (UICC) (1995), Ung bướu học lâm sàng, NXB Y học, tr. 391- 403.
10.Nguyễn Chấn Hùng – Nguyễn Sào Trung (1992), Bệnh học ung bướu, NXB Y học TP. Hồ Chí Minh, tr. 55-64.
11.Lê Nữ Hòa Hiệp, Văn Tần (1992), “ Điều trị ngoại khoa cường giáp 605 TH tại Khoa Bộ môn Ngoại BV Bình Dân từ 9/1984 – 3/1992” Báo cáo Hội Ngoại khoa lần thứ 100 tại khoa Y Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh (7),tr. 318¬331.
12.Lê Nữ Hòa Hiệp (2002), Góp phần điều trị ngoại khoa cường giáp, Luận án tiến
sỹ, Đại học Y Dược TP. HCM.
13.Trần Phương Hạnh (1987), Từ điển bệnh học, NXB Y học, tr. 195, 331, 556, 611, 687, 747.
14.: Trần Minh Hậu và CS (1997), “ Tình hình bướu cổ tuổi học đường tại Thái Bình “, Y học thực hành số 7, tr.15- 17.
15.Đặng Ngọc Hùng, Ngô Văn Hoàng Linh (1996), “ Điểm lại kỹ thuật mổ trong
điều trị phẫu thuật bệnh Basedow ” Tạp chí ngoại khoa 4, tr. 23-25.
16.Trần Việt Hồng (2010), Vi phẫu thuật thanh quản người lớn qua ống nội soi cứng, Luận án tiến sĩ, Đại học Y Dược TP. HCM.
17.Nguyễn Thy Khuê – Mai Thế Trạch (1999), Nội tiết đại cương, NXB TP.Hồ Chí Minh, tr. 189-291.
18.Trần Ngọc Lương , Trần Đoàn Kết , Tạ Văn Bình (2004), “Phẫu thuật tuyến giáp bàng ky thuật nọi soi : mọt so nhận xét ve ky thuật và kết quà “, Y học thực hành, Cọng trình nghiên cứu khoa học, họi nghị ngọại khoa toàn quỌ’c so 491, tr. 366- 375.
19.Trần Ngọc Lương (2006). Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật NS điều trị bướu giáp thể nhân lành tính, Luận án tiến sĩ y học, ĐH Y Hà Nội.
20.Trần Ngọc Lương (2008), “ Kinh nghiệm cá nhân của 750 trường hợp cắt tuyến giáp nội soi”, Y học TP. HCM. Hội nghị ngoại khoa và phẫu thuật nội soi Việt Nam 2008, tr. 68- 69.
21.Nguyễn Hoài Nam (2002), Cập nhật ngoại khoa trong điều trị bệnh Basedow, NXB Y học, tr. 106-107.
22.Trần Thanh Phương – Trần Văn Thiệp – Phan Triệu Cung (1999), “Chẩn đoán
và điều trị bướu giáp đơn nhân”, Y học TP.Hồ Chí Minh. Phụ bản chuyên đề ung bướu học, Tập 3 – số 4, tr. 156-168.
23.Nguyễn Quang Quyền (1999). (ATLAS) Giải phẫu người, Frank Netter, MD. NXB Y học, tr. 36-41, 68-75.
24.Mai Thế Trạch – Trần Thái Bình (1988), Bệnh bướu cổ. NXB Hậu Giang, tr. 3 – 77.
25.Trần Văn Thiệp (1999), “Khảo sát lâm sàng và các phương tiện chẩn đoán bướu giáp đơn hạt”, Y học TP. HCM, Tập 3, tr. 169- 174.
26.Trần Văn Thiệp (1997), “Bảo tồn tuyến phó giáp trạng trong phẫu thuật tuyến giáp”, Y học TP. HCM, số đạc biệt chuyên đề ung thư 9/1997,tr. 200-204.
TIẾNG ANH
27.Akira O, Shuji S, Masayuki O (2002), “ Endoscopic neck surgery: current status
for thyroid and parathyroid diseases”, BiomedPharmacother, pp. 56: 48-52.
28.American Association of Clinical Endocrin and American Endocrinlogy
Collge of AACE(1996), “Clinical Practice guidelines for dianosis and management of thyroid nodules”.
29. Aversa S, Caraci P, Mussa A (2002), “ Role of fine needle aspiration biosy
and frozen section evaluation in the surgical management of thyroid nodules”, British jounal of surgery; 89 (6), pp.797- 801.
30.Blair Marshall M (2009), “Thorascopic mediastinal resection after median
sternotomy and medistinotomy”, Ann thorac Surg 88, pp. 1371- 1373.
31.Bellatone; Maurizio Bossola (2002) “Video – assisted vs conventional thyroid
lobectomy”, Arch Surg; 137, pp. 301-304.
32.Bayram Vayseller; Fadlullah Aksoy; Yavuz Selim Y (2011), “Effect of
recurrent laryngeal nerve identification technique in thyroidectomy on recurrent laryngeal nerve paralysis and hypopara-thyroidism”, Arch Otolaryngol Head Neck Surg, Published online August 15, 2011. doi: 10. 1001/archoto, pp.134.
33.Bellantone R, Lombardi CP, Rubino F (2001), “Arterial PCO2 and
cardiovascular function during endoscopic neck surgery with carbon dioxide insufflations”, Arch Surg, Jul; 136(7), pp. 822-7.
34.Cabanes J, De Corbiere S, Naudo P (1995), “ Laser CO2 arytenoidectomy by
endoscopic approach in bilateral larygeal paralysis. Apropos of 45 cases” Ann Otolaryngol Chir Cervicofac; 112(1-2), pp. 58-62.
35.Christine S, Landry M, Elizabeth D (2010), “Bilateral Robotic- Assisted
Transaxillary Surgery”, Arch Surg 145 (8), pp. 717-720.
36.Clive S, Grant D, Geoffrey Thomson (2005), “Primary hyper-parathyroidism
surgical management since the introduction of minimally invasive parathyroidectomy”, Mayo Clinic experience. Arch Surge 140, pp. 472- 479.
37.Carling T, Donovan P, Rinder C (2006),“Minimally invasive para-thyroidectomy using cervical block”, Arch Surge 141, pp. 401- 404.
38.Cabanillas M E; Waguespack S G; UTM. D. Anderson Cancer Centrer, Houton, TX (2009), “Treatement with tyrosine kinase inhibitors for patients with differentiated thyroid cancer”, Official journal the American Society of Clinical Oncology, May, pp. 20.
39.David J; Terris D; Peter Angelos (2008), “Minimally invasive video-assisted
thyroidectomy”, A Multi-institutional North American experience. Arch Otolagygol Head Neck Surg, 134 (1), pp. 81- 84.
40.David J; Terris D; Susan K (2007),“ Laryngeal nerve monitoring and Minimally
invasive thyroid surgery”, Arch Otolagygol Head Neck Surg 133 (12), pp. 1254-1257.
41.David J. Terris D, Brent Moister, Melanie W. Seybt D, Christine G. Gourin D
and Edward Chin (2007),“Outpatient thyroid surgery is safe and desirable” Otolaryngology Head and Neck Surgery. Apr;136 (4), pp. 556-559.
42.David E; David L; Mark F; Warren M (2003), Anesthesiology, Mc graw hill,
New York, pp. 1716-1718.
43.Daniel A; Christopher D; Hadi Seikaly (2008), “ Objective and subjective scar
aethetic in minimal access vs conventional access parathyrodectomy and thyrodectomy surgical procedures”, Arch Oto laryngol Head Neck Surg 134 (1), pp. 85-93.
44.Duplessis D (1975). J, Asynopsis of surgical anatomy, John Wright and sons
Ltd, pp. 17-26.
45. Demay R (1996), Thyroid, The Art and Science of Cytopatology. ASCP, pp.
702-712.
46.Eugene P; Snissarenko M; Grace H. Kima; Alfred A; Simental Jr; Jon E; Zwart
M; Darron M; Ransbarger D; Paul D. Kim D (2009), “Minimally invasine video-assisted thyroidectomy: A retrospective study over two years of experience”, Otolaryngology Head and Neck Surgery. July 141, pp. 29-33.
47.Eugene H; Chang D; Thom E; Lobe D; Simon K; Wright D (2009),“Our initial
experience of the Transaxillary totally endos-copic approach for hemithyroidectomy”, Otolaryngol Head Neck Surg September vol. 141 no, pp. 3 335-339).
48.Furukawa T, Watanabe M, Ozawa S (2001), “Development of endoscopic
surgery for the minimally invasive treament of digestive and other diseases”, Keio J Med, Sep; 50 (3), pp. 167-74
49.Gagner M, Inabnet W (2001). “Endoscopic thyroidectomy for solitary thyroid
nodules”, Thyroid, Feb; 11(2), pp. 161-3.
50. Greenspan Francis S (2001),“ The Thyroid Gland”, in Basic and Clinical
Endocrinology, Sixth Edition, Lange Medical Books/ Mc Graw- Hill,pp. 201-272.
51.Gregory W; Randolph D (2003). Sur gery of the Thyroid and Parathyroid
Gland, pp. 149- 161. 
52.Hiroyuki Y, Dhin W, Eisuke (2002),“Video-assisted thyroid lobectomy through
a small wound in the submandibular area”, Am JSurg; 183, pp. 286-289.
53.Harrison (2004). Principles of internal medicin. Mc Graw- Hill book company,
pp. 651- 700.
54.Hideyuki K, Hiroya K, Eiji T(2002), “Total video endoscopic thyroid-ectomy
via the anterior chest approach using the cervical region-lifting method”
Biomed Pharmacother; 56, pp. 68-71.
55.Haipeng Xiao; Wenquan Zhuang; Shenming Wang (2002), “Arterial embolization: A novel approach to thyroid ablative therapy for Gravees Disease”, J Cin endocrinol metab 87, pp. 3583- 3589.
56.History of minimal invasive surgery (2003),“Minimally ivasive surgery”
Center- Mount Sinai School of Medicin, pp. 1-4.
57.Ina bner WB, Jacb BP, Gagner M (2003), “Minimally invasive endoscopic
thyroidectomy by cervical approach”, Surg endosc 17, pp. 1808- 1811.
58.Ikeda Y, Takami H, Niimi M (2001), “Endoscopic thyroidectomy by the
axillary approach”, Surg Endosc; 15(11), pp. 1362-1493.
59.Ikeda Y, Takami H, Tajima G (2002), “Total endoscopic thyroidectomy: axillary or anterior chest approach”, Biomed Pharmacother; 56, pp. 72-78.
60.Ikeda Y, Takami H, Niimi M (2002), “Endoscopic thyroidectomy and parathyroidectomy by the axillary approach. A preliminary report” Surg Endosc; 16 (1), pp. 92-5.
61.Jimmy JD; Julie L; James A (2011), “ Diagnosis to treatment interval and
control of locogionally advanced Head and Neck cancer”, Arch Otolaryngol Head Neck Surg ; 137 (3), pp. 282- 285.
62.Jones DB, Quasebarth MA, Brunt LM (1999),“Videoendoscopic thyroidectomy:
experimental development of a naw technique” Surg Laparosc Endosc 
63.Kang SW, Jeong JJ, et al (2009), “ Robot- assisted endoscopic surgery for
thyroid cancer: experience with 100 patients”, Surg Endosc. 23 (11), pp. 2399-2406.
64.Kenneth Byrd j; Shaun A; Amy Ketcham; Joshua Hornig; Boyd Gillespie; Eric
Lentsch (2010). “ Minimally invasine video-assisted thyroidectomy versus conventional thyroid-ectomy: A cost-effective analysis ”, Otolaryngology – Head and Neck Surgery,Volume: 143, Issue: 6, pp. 789-794 .
65.Kim JS, Kim KH, Ahn CH (2001), “A clinical analysis of gasless endoscopic
thyroidectomy”, Surg Laparosc Endosc Percutan Tech;11(4), pp. 268- 272.
66.Lester JL; Edmund SC; Hossein G (2009), “Thyroid aspiration cytology current
status”, CA Cancer J Clin; volume 59, pp. 99-110.
67.Laurent B; Rasa Zarnegar; Nobuyuki W (2003), “Incision length for standard
thyroidectomy and parathyrodectomy”, Arch Surg vol 138, pp. 1140-1143.
68.Lara Abdul Sater, Melissa Henry; Agnieszka Majdan (2011), “What are
thyroidectomy patiens really concerned about ?”, Otlagyngology – Head Neck surgery 144 (5), pp. 685- 690.
69.Leight GS(1997), Nodular Goiter and benign and manignant neoplasm of the
thyroid, Sabiton. Text book surgery 15 Edition, pp. 626- 32.
70.Laurian N, Shvili Y, Zohar Y (1986), “Epiglotto-aryepiglottopexy: a surgical
procedure for severe aspiration”, Laryngoscope; 96 (1), pp. 78-81.
71.Ladinois D (2002), “Minimally ivasive video- endoscopic sympathectomy by
use of a transaxillary single port approach”, Eur. J. Cardiothorac Surg. 01- Jan; 21(1), pp. 67-70.
72.Miccoli P, Berti P, Bendinelli C (2000), “Minimally invasive video-assisted 
surgery of the thyroid: a preliminary report”, Langenbecks Arch Surg; 385(4), pp. 261-4.
73.Miccoli P, Mourad M, Berti P (2002). “Minimally invasive video- assited
thyroidectomy : multiinstitutional experience”, World J Sur 26, pp. 972-975.
74.Miccoli P, Gian L, Berti P (2006), “Randomized controlled trial of Harmonic
scalpel use during thyroidectomy”, Arch Otolaryngol Head Neck Surg, 132, pp. 1069- 1073.
75- Miccoli P, Pinchera A, Materazzi G, Biagini A, Berti P, Faviana P, Molinaro E, Viola D, Elisei R (2009), “ Surgical treatment of low- and Intermediate¬Risk papillary thyroid cancer with minimally inva-sive Video-Assisted Thyroidectomy”, J Clin Endocrinol Metab. May; 94(5), pp.1618-22.
76.Meei JY; Jonathan WS (2008), “ Management of the solitary thyroid nodule”
The oncologist;13, pp. 105-112 www. The oncologist.com.
77.Miccoli P, Berti P, Raffaelli M (2001), “Minimally invasive approach to the
cervical spine: a proposal”, J Laparoendosc Adv Surg Tech A Apr; 11(2), pp. 89-92.
78.Miccoli P, Berti P, Raffaelli M (2001), “Minimally invasive video-assisted
thyroidectomy”, Am J Surg, Jun; 181(6), pp. 567-70.
79.Miccoli P, Berti P, Raffaelli M (2001), “Comparison between minimally
invasive video-assisted thyroidectomy and conventional thyroidectomy: a prospective randomized study”, Surgery; 130(6), pp. 1039-1043.
80.Miccoli P, Bellantone R, Mourad M (2002), “ Multinstitutional experience”
Surcg Endosc, Jan; 16 (1), pp. 88 – 91.
81.Miccoli P, Bellantone R, Mourad M (2002), “ Multinstitutional experience”, J
Am Coll Surg, May; 194 (5), pp. 610-614.
82.Marek D; Jozet T; Zbigniew K (2007), “Selective embolization of thyroid
arteries as a preresective and palliative treatment of thyroid cancer”, 
Endocrine – related cancer 14, pp. 847-852.
83.Ohgami M, Ishii S, Ari Sawa Y (2000), “Scarless endoscopic Thyroidec-tomy : Breast approach for better cosmesis”, Surg Laparosc Endosc Percutan Tech, Feb; 10 (1), pp. 1-4.
84.Park Yong Lai, Han Won Kon (2003), “100 cases of endoscopic thyroidectomy
technicques:Breast approach”,Surgical laparoscopy, endoscopy percutaneous techniques. Vol 13, No 1, pp. 20-25.
85.Pia F, Pisami P(1994), “ Carbon dioxide laser posterior ventriculo cordectomy
for treatment of bilateral vocal cord abductor paralysis”, Acta Otorhinolaryngol Ital, Jul-Aug; 14(4), pp. 377-384.
86.Raffaelli M, Materazzi G, Galleri D (2001), “Minimally invasive video-
assisted thyroidectomy”, Am Jsurg, Jun; 181 (6), pp. 567-570.
87.Remacle M, Millet B (1987), “Recurrent nerve paralysis after thyroidec-
tomy.Therapeutic approach”, Acta Otorhinolaryngol Belg; 41(5), pp. 910¬916.
88.Rovo L, Jori J, Brzozka M (2000), “ Airway complication after thyroid surgery:
minimally invasive management of bilateral recurrent nerve injury” Laryngoscope, Jan; 110(1), pp 140-144.
89.Rosato L, Avenia N, Bermante P (2004), “Complications of thyroid surgery:
analysis of a multicentric study on 14,934 patients operated on in Italy over 5 years”, World J Surg 28(3), pp.271-276.
90.Simizu Kazuo, Tanaka Shige (2003), “Asian perspective on endoscopic
thyroidectomy – a review of 193 cases” Asian jounal of surgery, Vol 26, No 2, pp. 92- 100.
91.Sheng Liu, Xiang Min Zheng, Dao Zhen Jiang (2011), “New technique for Retraction of the strap muscle in endoscopic thyroidectomy”, Surgical 
92.Shimizu K (2001). “Minimally invasive thyroid surgery”, Best Pract Res Clin
Endocrinol Metab; 15(2), pp. 123-137.
93.Shizuo N, Yuko K, Tesuhiro O (2002), “ Anterior chest wall approach for
video-assisted thyroidectomy using a modified neck skin lifting method”
Biomed Pharmacother; 56, pp. 96-99.
94.Shigeto M, Kazuo S, Shigeki M (2002), “Video-assisted neck surgery for
thyroid and parathyroid diseases”, Biomed Pharmacother; 56, pp. 92-95.
95.Sheng L. H et al (1999), “Surgical management of thyroid masses- Accessing
the fine needle for frozen section evaluation”, Laryngoscope 106. 6 ed, pp. 868 – 873.
96.Sherman EJ; Fury M. G; Memorial Sloan-Kettering Cancer Centrer, New
York, NY(2009), “Phase II study of Depsipeptide (DEP) in radioiodine (RAI)-refractory metastatic nonmedullary thyroid carcinoma”, Official journal the American Society of Clinical Oncology, May 20.
97.Toshiya O, Makoto T (2002), “Videoscopic supradiaphragmatic thoracic duct
division using ultrasonic coagulator”, European journal of cardio-thoracic surgery 22, pp. 828-830.
98.Ta-Sen Y, Yi-Yin J (2000), “Video-assisted endoscopic thyroidectomy”, Am J
Surg; 180, pp. 82-85.
99.Usui Y, Sasaki T, Kimura K, Tanaka N (2000). “Gasless endoscopic thyroid and
parathyroid surgery using a naw retractor”, Surg Today 1; 31(10), pp. 939-41.
100.Wittes RE; Mac Donald JS (1995), Endocrine system. Manual of Oncologic,
Theurapetics 3rd Edition. JB Lippincott, pp.237- 245.
101.Yamashita H, Watanabe S, Koike E (2002), “ Video-assisted thyroid lobe- 
ctomy through a small wound in the submandibular area”, Surg Endosc, Jan; 16(1), pp. 92-95.
102.Yamamoto M, Sasaki A, Asahi H (2001). “Endoscopic subtotal thyroid¬ectomy for patients with Graves disease”, Surg Today; 31(1), pp. 1-4.
103.Yeh TS, Jan YY, Chen KW(2000), “Video-assisted endoscopic thyroid¬
ectomy”, Am Jsurg, Aug; 180 (2), pp. 82-5.
104.Yoshifumi I, Hiroshi T, Gengo T (2002), “ Direct mini-incision thyroid¬
ectomy”, Biomed Pharmacother; 56, pp. 60-63.
105.Yoshiyuki U, Tomoko S, Kentaro K (2001), “Gasless endoscopic Thyroid and
Parathyroid surgery Using a New Retracto”, Surg Today; 31 (10), pp.939¬941.
TIÉNG PHAP
106.Godey B; Leclech G; Inigues JD (1996). L‘examen anotomo-pathologique extemporané dans la chirurgie des cancers thyroidiens. Ann. Otolaryngol Chir Cervicofac. Masson Paris, pp. 219 – 224.
107.Mellierè et all (1980), “ Evolutionde 300 hyperthyroidies opérées dont 40 cardio- thyréores”, La nouvelle presse médicale, 9(3), pp. 2121- 2124 ».
 

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment