Nghiên cứu chỉ định, kỹ thuật và kết quả điều trị sỏi thận bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể

Nghiên cứu chỉ định, kỹ thuật và kết quả điều trị sỏi thận bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể

Sỏi tiết niêu là một bênh lý thường gặp với tỷ lê bênh vào khoảng 2 – 3% dân số và thay đổi tuỳ theo từng vùng. Tần suất bênh sỏi tiết niêu thay đổi theo tuổi, giới, chủng tộc và cao hơn ở những cộng đổng sống ở vùng núi cao, sa mạc và nhiệt đới [90], [45], [12]. Bênh sỏi tiết niêu có tỷ lê tái phát cao: khoảng 10% sau 1 năm; 35% sau 5 năm; 50% sau 10 năm [76], [90], [45]. Sỏi thận chiếm 40 – 60% sỏi tiết niêu, gây nên nhiều biến chứng, có thể gây suy thận và tử vong.

Viêc nghiên cứu thành phần hoá học của sỏi tiết niêu và sự hiểu biết về nguyên nhân, cơ chế hình thành sỏi đã có những tiến bộ đáng kể dẫn đến viêc xác lập các phương pháp điều trị nội khoa có hiêu quả trong những bênh cảnh nhất định, đặc biêt trong lĩnh vực phòng bênh. Năm 1550, Cardan – người Ý đã mổ lấy 18 viên sỏi thận trên một bênh nhân nữ bị áp xe vùng mạn sườn thắt lưng [70]. Từ đó đến nay, điều trị ngoại khoa sỏi thận phát triển song song với điều trị nội khoa và đã thu được những thành tựu to lớn, nhất là trong những năm 1960 – 1980 [10], [99].

Cho tới những năm 80 của thế kỷ 20, điều trị sỏi tiết niêu nói chung và sỏi thận nói riêng vẫn gặp rất nhiều khó khăn, một tỷ lê đáng kể cần phải mổ mở và nhiều tai biến – biến chứng nặng có thể xảy ra [90]. Với những thành tựu vượt bậc trong các lĩnh vực: Chẩn đoán hình ảnh, công nghê và trang thiết bị nội soi, dụng cụ phá sỏi.. .từ năm 1980 trở lại đây, phẫu thuật mở lấy sỏi thận bị thu hẹp chỉ định do sự ra đời của các phương pháp điều trị ngoại khoa ít xâm hại như: tán sỏi thận qua da (Percutaneous Nephrolithotripsy – PCNL), tán sỏi thận qua nội soi niêu quản ngược dòng (Retrograde Transureteral Nephrolithotripsy), mở bể thận lấy sỏi bằng phẫu thuật nội soi trong hoặc sau phúc mạc (Transperitoneally or Retroperitoneally Laparoscopic Pyelolithotomy). Đặc biêt, phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung (Extracorporeal Shock Wave Lithotripsy – ESWL) từ khi được ứng dụng trên lâm sàng năm 1980 đã phát triển nhanh chóng và trở thành sự lựa chọn đáng tin cây trong điều trị sỏi thân đơn giản bởi hiệu quả và bản chất không xâm hại [70], [69]. Sự xuất hiện của các kỹ thuât này có thể được coi như một cuộc cách mạng kỹ thuât trong điều trị sỏi tiết niệu [10], [69]. Ngày nay, ở các nước phát triển, các phương pháp điều trị ít xâm hại được sử dụng đơn thuần hoặc phối hợp đã giải quyết được hầu hết các bệnh nhân sỏi đường tiết niệu trên, tỷ lệ phải mổ mở chỉ còn khoảng từ 1 – 3% [70].

ở Việt Nam cho tới nay, mặc dù đã có những tiến bộ đáng kể, song điều trị sỏi thân bằng phẫu thuât mở vẫn chiếm một tỷ lệ không nhỏ. Từ năm 1990 trở lại đây, phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể đã được áp dụng ở một số trung tâm y tế và địa phương. Tuy nhiên, tính chất bệnh lý sỏi tiết niệu ở Việt Nam rất phức tạp: sỏi có thể ở nhiều vị trí khác nhau trên hệ niệu, thành phần hoá học của sỏi chủ yếu là oxalat canxi và phosphat canxi (60 – 90%) [8]. Bệnh nhân thường đến muộn với sỏi to và nhiều biến chứng, các trung tâm y tế chưa được trang bị đầy đủ và đổng bộ các thiết bị nội soi tiết niệu, chỉ định và kỹ thuât điều trị sỏi thân bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể chưa thống nhất nên cần phải được nghiên cứu sao cho phù hợp.

Để phần nào đáp ứng yêu cầu trên, chúng tôi tiến hành đề tài:

Nghiên cứu chỉ định, kỹ thuật và kết quả điều trị sỏi thận bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể”.

Đề tài được tiến hành với hai mục tiêu:

1. Đánh giá kết quả điều trị sỏi thân bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể và một số yếu tố liên quan.

2. Góp phần nghiên cứu chỉ định và kỹ thuât điều trị sỏi thân bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể.

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục

Danh mục ký hiệu các chữ viết tắt Danh mục bảng Danh mục biểu đổ Danh mục hình

ĐẶT VẤN ĐỂ 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3

1.1. Sự phân chia và giải phẫu hê thống đài bể thận 3

1.2. Sự hình thành sỏi thận 6

1.3. Nguyên nhân sinh bênh sỏi thận 8

1.4. Biến đổi về sinh lý bênh và giải phẫu bênh của thận khi có sỏi 12

1.5. Thành phần hoá học của sỏi thận 14

1.6. Phân loại sỏi thận 16

1.7. Các phương pháp chẩn đoán sỏi thận 18

1.8. Các phương pháp điều trị sỏi thận 20

CHƯƠNG 2: Đối TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 42

2.1. Đối tượng nghiên cứu 42

2.2. Phương pháp nghiên cứu 43

2.3. Nôi dung nghiên cứu 45

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN cứu 58

3.1. Đặc điểm lâm sàng 58

3.2. Đặc điểm cận lâm sàng 62

3.3. Hình thái sỏi thận 66

3.4. Điều trị sỏi thận bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể 69

3.5. Biến chứng sau tán sỏi 86

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 89

4.1. Đặc điểm lâm sàng 89

4.2. Đặc điểm cận lâm sàng 92

4.3. Hình thái sỏi thận 96

4.4. Điều trị sỏi thận bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể 99

4.5. Kết quả chung điều trị sỏi thận bằng phương pháp ESWL 105

4.6. Chỉ số hiệu quả của máy tán sỏi HK – ESWL – V 106

4.7. Kết quả theo một số yếu tố liên quan và chỉ định 108

4.8. Biến chứng sau tán sỏi 121

KẾT LUẬN 131

KIẾN NGHỊ 133

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG

BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIÊU THAM KHẢO PHỤ LỤC 

 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment