Nghiên cứu chỉ định và điều kiện đẻ forceps tại bệnh viện Phụ sản trung ương năm 2013

Nghiên cứu chỉ định và điều kiện đẻ forceps tại bệnh viện Phụ sản trung ương năm 2013

Luận văn Nghiên cứu chỉ định và điều kiện đẻ forceps tại bệnh viện Phụ sản trung ương năm 2013. Cuộc đẻ thành công là niềm vui vô bờ của mọi cặp vợ chồng và toàn thể gia đình sản phụ. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành sản phụ khoa là đảm bảo an toàn trong quá trình sinh đẻ, đó cũng là bước tạo tiền đề cho sự phát triển về sau này của đứa trẻ.

Đa số các sản phụ có thể đẻ bình thường mà không cần tiến hành thủ thuật nào. Tuy nhiên cũng có không ít sản phụ vì nhiều lý do mà gặp cản trở trong quá trình sinh đẻ buộc bác sỹ phải can thiệp lấy thai để đảm bảo an toàn cho sản phụ và thai nhi. Và một trong số các biện pháp can thiệp mang lại hiệu quả cao đó là forceps.Làm forceps là thủ thuật dùng hai cành forceps cặp vào đầu thai nhi để kéo ra ngoài âm hộ. Ngay từ thập kỷ 60 của thế kỷ 16, forceps đã được các thầy thuốc sản khoa sử dụng [1],[2]. Từ đó đến nay, forcep không ngừng được cải tiến về cấu tạo, các chỉ định và điều kiện của thủ thuật cũng đã được thay đổi nhằm mục đích hạn chế các tai biến cho mẹ và trẻ sơ sinh. Thủ thuật forceps đã cứu được rất nhiều sản phụ và trẻ sơ sinh trong các trường hợp mà trước đó các nữ hộ sinh đã bất lực.
Mặc dù vậy, Forceps không phải là dụng cụ lấy thai hoàn toàn vô hại có thể áp dụng tùy tiện. Thực tế thủ thuật forceps có thể gây ra những tai biến cho cả sản phụ và thai nhi. Các tai biến sẽ gia tăng và đặc biệt nghiêm trọng nếu chỉ định không đúng và các điều kiện của thủ thuật không được tuân thủ.Ngày nay, ngành sản phụ khoa hiện đại đang không ngừng phát triển cùng với sự tiến bộ vượt bậc của gây mê hồi sức và các kỹ thuật mổ lấy thai cũng như sự phổ biến của thuốc kháng sinh…chính vì vậy mổ lấy thai trở lên phổ cập ở nhiều tuyến tới tận tuyến huyện và khá an toàn. Trong một số trường hợp cấp cứu cần cân nhắc giữa mổ đẻ hay forceps nhất là trường hợp bướu huyết thanh to, con quý hiếm. thầy thuốc sản khoa đã thiên về mổ đẻ. Tuy nhiên forceps vẫn đóng một vai trò hết sức quan trọng trong sản khoa và giúp giảm tỉ lệ mổ lấy thai.
Mặt khác, xu thế phát triển của xã hội đã đặt ra những yêu cầu ngày càng cao về chất lượng dịch vụ y tế. Chính vì vậy thủ thuật Forceps cũng không ngừng thay đổi để đáp ứng những yêu cầu đó.
Từ những năm cuối thế kỷ 20 trở về trước đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về chỉ định, tai biến của forceps cũng như những biện pháp nhằm hạn chế các tai biến đó. Từ đó đến nay việc chỉ định và thực hiện forceps, các tai biến cho mẹ và thai nhi, cũng như kết quả của thủ thuật đã có nhiều thay đổi. Bởi vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu chỉ định và điều kiện đẻ forceps tại bệnh viện Phụ sản trung ương năm 2013” với 2 mục tiêu:
1.    Phân tích các chỉ định và điều kiện forceps trong năm 2013 tại bệnh viện Phụ sản trung ương.
2.    Nhận xét kết quả của forceps trong năm 2013 tại bệnh viện Phụ sản trung ương . 
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Nghiên cứu chỉ định và điều kiện đẻ forceps tại bệnh viện Phụ sản trung ương năm 2013
1.    Nguyễn Thìn , Trần Hữu Thiên. (1979). Điểm qua dụng cụ lấy thai xưa và nay. Nội san sản phụ khoa, 3, 30-39.
2.    Alan A.Compton (1995),Forceps delivery and vacuum extraction, Rivised edition 1995, Chapter 72.
3.    R. Punnonen, P. Aro, A.Kuukankorpi, P.Pystynen. (1986). Fetal and maternal effects of forceps and vacuum extraction.British Journal of Obtetrics & Gynecology,page 1132-1135.
4.    Michael G Ross, Marie Hellen Beall(2013), Forceps Delivery: treatment and management, Chapter 1, page 50.
5.    Đặng Văn Tằng(1998), Forceps và Ventouse, Tài liệu phát tay – dự án phát triển Việt Nam – Hà Lan.
6.    Nguyễn Ngọc Minh.(1996). Nhận xét trên 454 trường hợp đẻ bằng forceps tại viện BVBMTSS. Tạp chí y học thực hành số,2, trang 32.
7.    Thoulou J.M, Palayer.L, Lioux J.M, Magnin.P(1974), Les applications de forceps enmilieu hospitalier univesitaine.
8.    F.Gary Cunningham, Paul MacDonald, Norman F.Gant và cộng sự(1993), William Obtetrics, Nineteenth edition, Page 555-576.
9.    GS Đinh Văn Thắng(1973), Thủ thuật và phẫu thuật sản phụ khoa, NXB Y học.
10.    Bộ môn phụ sản trường Đại Học Y Hà Nội(2002), Bài giảng sản phụ khoa tập 1&2, NXB Y học.
11.    Phan Hiếu(1978), Forcepssản khoa, Nhà xuất bản y học, trang 303-321.
12.    Nguyễn Địch Kỳ(1998), Gây tê trong sản khoa, Nội san sản phụ khoa số 1, trang 20-31.
13.    Vincent Fourgeaud, Daniele Collet, Patrice Grandhamp(2003), Forceps delivery and the use of synthetic opioid analgesia during speriods of anaesthesia European Journal of Obtetrics & Gynecology and Retrodutive Biology 106, page 130-133.
14.    Vũ Thị Hồng Hạnh (2000), Nghiên cứu tình hình forceps và giác hút tại viện bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ sinh trong 3 năm 1997-1999, Trường đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
15.    Đỗ Văn Tú (2003), Nhận xét tình hình đẻ forceps tại khoa sản bệnh viện Bạch Mai trong 5 năm từ 1998 đến 2002, Trường đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
16.    Trần Hoàng Hiệp(2002), Tìm hiểu về forceps và giác hút sản khoa tại bệnh viện Bảo vệ bà mẹ trẻ sơ sinh trong năm, Trường đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
17.    Ronal S.Gibbs, Beth Y.Karlari, Arthur F.Haney và cộng sự (2008), Danforth ‘s Obstetrics ang Gynecology, tenth edition,Chapter 26, page 489.
18.    F.Gary Cunningham, Kenneth J.Levenon, Steven L.Bleem(2014), Williams Obstetric, 24th edition, Chapter 29, page 1289.
19.    Brian Magowa, Philip Owen, Andrew Thomson(2014), Clinical Obstetrics and Gynaecology, The Borders General Hospital, Melrose, UK.
20.    Đặng Đức Hữu (1957), Nghiên cứu về thống kê của khoa sản bệnh viện Bạch Mai từ 11/1954 đến 11/1956, Trường đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
21.    Nguyễn Đức Hinh(1986), Forceps và giác hút sản khoa tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội từ năm 1983 đến 1985, Trường đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
22.    Colm O Herlihy, Michael Behan, Myra Fitzpatrick và cộng sự(2003), Randomised clinical trial to assess anal sphincter function following forceps or vacuum assited vaginal delivery, International Journal of Obstetrics and Gynaecology, page 424.
ĐẶT VẤN ĐỀ Nghiên cứu chỉ định và điều kiện đẻ forceps tại bệnh viện Phụ sản trung ương năm 2013

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỀ FORCEPS SẢN KHOA    3
1.1.    ĐỊNH NGHĨA    3
1.2.    LỊCH SỬ FORCEPS    3
1.3.    CẤU TẠO CỦA FORCEPS    3
1.4.    TÁC DỤNG CỦA FORCEPS    5
1.4.1.    Cặp    6
1.4.2.    Kéo    6
1.4.3.    Các tác dụng khác của forceps    8
1.5.    CHỈ ĐỊNH CỦA FORCEPS    8
1.5.1.    Suy thai    8
1.5.2.    Các trường hợp sản phụ không được rặn khi sổ thai:    8
1.5.3.    Sản phụ rặn lâu không sổ    9
1.6.    ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG    9
1.7.    CÁCH ĐẶT FORCEPS    9
1.8.    GIẢM ĐAU    10
1.9.    TAI BIẾN CÓ THỂ GẶP    11
1.10.    MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VỀ FORCEPS    11
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    12
2.1.    ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU    12
2.1.1.    Tiêu chuẩn lựa chọn    12
2.1.2.    Tiêu chuẩn loại trừ    12
2.2.    PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    12
2.2.1.    Phương pháp và mẫu nghiên cứu    12
2.2.2.    Biến số nghiên cứu    12 
2.2.3.    Thu thập và xử lý số liệu    15
2.3.    VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU    15
CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    16
3.1.    ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA SẢN PHỤ    16
3.1.1.    Tuổi sản phụ    16
3.1.2.    Số lần sinh của sản phụ    16
3.2.    CHỈ ĐỊNH VÀ ĐIỀU KIỆN FORCEPS    17
3.2.1.    Tỉ lệ đẻ forceps năm 2013    17
3.2.2.    Chỉ định    18
3.2.3.    Ngôi, thế, kiểu thế trong các trường hợp đẻ forceps    18
3.2.4.    Độ lọt    20
3.3 KẾT QUẢ THỦ THUẬT    22
3.3.1.    Tuổi thai    22
3.3.2.    Trọng lượng thai    23
3.3.3.    Chỉ số Apgar    24
3.3.4 Tai biến cho trẻ sơ sinh    25
3.3.5.    Tai biến cho sản phụ    26
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN.    28
4.1.    ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA SẢN PHỤ    28
4.1.1.    Tuổi sản phụ    28
4.1.2.    Số lần sinh    29
4.2.    TỈ LỆ VÀ ĐIỀU KIỆN, CHỈ ĐỊNH ĐỠ ĐẺ BẰNG FORCEPS … 29
4.2.1.    Tỉ lệ đỡ đẻ bằng forceps    29
4.2.2.    Chỉ định    32
4.2.3.    Độ lọt    33
4.2.4.    Kiểu thế    34
4.3.    KẾT QUẢ THỦ THUẬT    35
4.3.1.    Cân nặng trẻ sơ sinh    35
4.3.2.    Chỉ số Apgar    36
4.3.3.    Tai biến cho trẻ sơ sinh    37
4.3.4.    Tổn thương âm đạo, tầng sinh môn    38
KẾT LUẬN    40
TÀI LIỆU THAM KHẢO    41 
Hình 1.    1    Forceps Simpson    4
Hình 1.    2    Forceps Kjelland    5
Hình 1.    3    Forceps Tucker-Mc Lane    5
Bảng 2. 1 Chỉ số Apgar của trẻ sơ sinh    14
Biểu đồ 3. 1 Phân bố tuổi sản phụ đẻ bằng forceps    16
Bảng 3. 1 Số lần sinh của sản phụ đẻ bằng forceps    17
Biểu đồ 3. 2 Tỉ lệ các hình thức sinh tại bệnh viện Phụ sản trung ương năm
2013    17
Biểu đồ 3. 3 Các chỉ định đỡ đẻ bằng forceps    18
Biểu đồ 3. 4 Kiểu thế của thai được đẻ bằng forceps    19
Biểu đồ 3. 5 Độ lọt của ngôi thai khi được đỡ bằng forceps    20
Biểu đồ 3. 6 Chỉ định forceps    trong nhóm độ lọt thấp    21
Biểu đồ 3. 7 Chỉ định forceps    trong nhóm độ lọt trung bình    21
Bảng 3. 2 Tuổi thai được đỡ đẻ bằng forceps    22
Biểu đồ 3. 8 Trọng lượng thai được đỡ bằng forceps    23
Biểu đồ 3. 9 Chỉ số Apgar ở thời điểm phút thứ nhất và phút thứ 5    24
Bảng 3. 3 Chỉ số Apgar phút thứ nhất với chỉ định suy thai    24
Bảng 3. 4 Chỉ số Apgar phút thứ 5 với chỉ định suy thai    25
Bảng 3. 5 Những tai biến cho trẻ sơ sinh    25
Bảng 3. 6 Tai biến cho trẻ sơ sinh theo độ lọt    26
Bảng 3. 7 Các tai biến cho mẹ    26
Bảng 3. 8 Tai biến cho sản phụ với độ lọt    27
Bảng 4. 1 Tuổi sản phụ theo một số tác giả    28
Bảng 4. 2 Số lần sinh theo một số tác giả    29
Biểu đồ 4. 1 Tỉ lệ đẻ forceps và đẻ mổ qua các năm    30
Bảng 4. 3 Các phương pháp đẻ theo một số tác giả    31 
Bảng 4. 4    Chỉ định forceps theo một số tác giả    32
Bảng 3. 9    Độ lọt theo một số tác giả    33
Bảng 4. 5    Chỉ số Apgar theo một số tác giả    36
Bảng 4. 6    Tỉ lệ tai biến cho trẻ sơ sinh theo một số    tác giả    37
Bảng 4. 7    Tổn thương âm đạo, tầng sinh môn theo    một    số tác giả    39 

Leave a Comment