Nghiên cứu chi phí phục hồi chức năng cho trẻ tàn tật tại Làng Hoà Bình Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội II, năm 2008

Nghiên cứu chi phí phục hồi chức năng cho trẻ tàn tật tại Làng Hoà Bình Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội II, năm 2008

Tàn tật là vấn đề không phải của riêng một quốc gia mà còn là vấn đề mang tính toàn cầu. Tàn tật và ảnh hưởng của tàn tật đến sự phát triển của xã hội, cộng đồng đang là một vấn đề nan giải ở tất cả các quốc gia. Năm 1993, Liên hợp quốc đưa ra Công ước quốc tế về người tàn tật (NTT). Điều 23 của Công ước quy định “Trẻ em tàn tật có quyền được chăm sóc, giáo dục và giáo dục đặc biệt để giúp các em có cuộc sống trọn vẹn, đầy đủ, toàn diện nhằm đạt được sự tự lập và hoà nhập xã hội tối đa”.

Theo báo cáo của tổ chức Y tế Thế giới, có khoảng 0,5% dân số bị tàn tật ở các nước đang phát triển, ở Việt Nam tỷ lệ này là 1% một tỷ lệ tương đối cao, do nước ta trải qua nhiều năm chiến tranh, nghèo đói [21].

Người tàn tật nói chung và trẻ tàn tật nói riêng đều là những người thiệt thòi nhất. Nguyện vọng lớn nhất của họ là hoà nhập cộng đồng, muốn tham gia vào các hoạt động xã hội. Tuy nhiên cơ hội hoà nhập cộng đồng vẫn đang là một thách thức lớn. Người tàn tật sẽ vươn lên trong xã hội bằng cách nào? Để trả lời được câu hỏi đó ngành Y tế và các ngành chức năng đã và đang triển khai chương trình phục hồi chức năng bao gồm các biện pháp y học, kinh tế xã hội học, giáo dục và kỹ thuật phục hồi làm giảm tối đa tác động giảm chức năng và tàn tật bảo đảm cho người tàn tật hội nhập xã hội, có những có hội bình đẳng, tham gia vào các hoạt động xã hội [18].

Để góp phần chăm lo cho trẻ em tàn tật, Ủy Ban Quốc gia điều tra hậu quả chất hoá học dùng trong chiến tranh Việt Nam (Uỷ ban 10-80) nay là Ban 10-80 thuộc trường Đại học Y Hà Nội đã nhận tài trợ từ Làng Hoà Bình Quốc tế Oberhausen – Cộng hoà dân chủ Đức (PVI) xây dựng 11 Làng Hoà Bình trên địa bàn 8 tỉnh thành phố trực thuộc trung ương [22]. Làng Hoà Bình Vân Canh nằm trong Làng Hữu Nghị, thuộc Hội Cựu chiến binh Việt Nam, là 1 trong 11 Làng Hoà Bình do Uỷ ban 10-80 nhận viện trợ xây dựng có nhiệm vụ phục hồi chức năng, bước đầu dạy văn hoá và dạy nghề tạo khả năng hội nhập vào cộng đồng cho 120 trẻ tàn tật [10].

Phục hồi chức năng là một ý niệm mới và mô hình chăm sóc, phục hồi chức năng tập trung cho trẻ tàn tật tại các Làng Hoà Bình cũng mới hình thành từ năm 1987. Khi mới thành lập các Làng hoạt động theo mô hình của tổ chức phi chính phủ, phương pháp PHCN do nhà tài trợ chuyển giao là chính nên phụ thuốc rất nhiều vào các chuyên gia và nhà tài trợ. Kinh phí hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn viện trợ và sự hảo tâm của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước, ngân sách Nhà nước chỉ là hỗ trợ cho nên chưa có một định mức hay chế độ chi tiêu cụ thể cho công tác chăm sóc, phục hồi chức năng cho trẻ tàn tật tại các Làng. Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu về chi phí phục hồi chức năng cho người tàn tật tại các trung tâm nói chung và cho trẻ em tàn tật tại Làng Hoà Bình Vân Canh nói riêng.

Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu chi phí phục hồi chức năng cho trẻ tàn tật tại Làng Hoà Bình Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội II, năm 2008” nhằm mục tiêu:

1. Mô tả thực trạng công tác chăm sóc, phục hồi chức năng cho trẻ tàn tật tại Làng Hoà Bình Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội II.

2. Xác định chi phí chăm sóc, phục hồi chức năng cho trẻ tại Làng Hoà Bình Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội II.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐÈ 1

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

I. TỔNG QUAN 3

1.1 Tình hình tàn tật và PHCN trên thế giới 3

1.2. Tình hình tàn tật và PHCN tại Việt Nam 4

1.3. Tình hình tàn tật và PHCN tại Làng Hoà Bình Vân Canh 5

II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8

2.1. Đối tượng nghiên cứu 8

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 8

2.3. Thiết kế nghiên cứu 8

2.4. Phương pháp chọn mẫu 8

2.5. Phương pháp thu thập số liệu: 8

Kỹ thuật thu thập thông tin 8

Tổ chức thực hiện 8

2.6. Phân tích và xử lý số liệu 9

2.7. Các biến số nghiên cứu 10

2.8. Khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá 11

2.9. Khía cạnh đạo đức của nghiên cứu 15

2.10. Hạn chế của nghiên cứu, biện pháp khắc phục 15

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 16

3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 16

3.2. Thông tin tình hình PHCN 17

3.3. Thông tin về chi phí 20

IV. BÀN LUẬN 22

V. KẾT LUẬN 27

VI. KHUYẾN NGHỊ 29

TÀI LIỆU THAM KHẢO 30

PHỤ LỤC 31

Phụ lục số 1: Phiếu điều tra về PHCN cho trẻ 31

Phụ lục số 2: Phiếu thu thập thông tin về tình hình tài chính 32

Phụ lục số 3: Báo cáo chi tiết tình hình tổ chức – tài chính 33

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment