Nghiên cứu chỉ số Manning để đánh giá sức khoẻ thai ở thai phụ bị tiền sản giật nặng tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương
Đánh giá sức khoẻ thai (ĐGSKT) có tầm quan trọng hàng đầu trong chăm sóc tiền sản vì có ảnh hưởng đến kết quả của thai kỳ cũng như sự phát triển tâm sinh lý của trẻ trong tương lai. Theo hiệp hội sản phụ khoa (SPK) Hoa kỳ 1999, mục tiêu của chăm sóc trước sinh là ngăn ngừa chết thai [20]. Một nghiên cứu hồi cứu lớn trên 38000 các trường hợp sinh từ 1977-1985 tại bệnh viện đa khoa Leeds, Vương Quốc Anh cho thấy khoảng 1/3 các trường hợp thai chết trước sinh có thể được ngăn chặn bằng các phương tiện mới trong việc đánh giá sức khoẻ thai đối với các thai nghén nguy cơ cao [36]. Trong các trường hợp tử vong chu sinh, khoảng 85,9% các trường hợp các bà mẹ không được hưởng các chế độ chăm sóc trước sinh hợp lý [35]. Thật vậy, sự khó khăn về kinh tế vào cuối năm 1984 ở Nigeria đã gây áp lực về chi phí y tế khiến số lượng các thai phụ đến khám và sinh tại bệnh viện giảm đáng kể. Chính vì vậy, tỷ lệ tử vong sơ sinh năm 1984 là 38,7/1000 đã tăng lên và đạt đỉnh cao là 110,5/1000 vào năm 1987 tại bệnh viện Wesley Guild, Nigeria [70]. Tại Canada, tỉ lệ tử vong chu sinh năm 2001 là 7,7/1000 sinh sống, là tỉ lệ thấp nhất trên thế giới [53]; mặc dù vậy, các tác giả vẫn khẳng định rằng một phần trong tỉ lệ tử vong vẫn có thể ngăn chặn được nếu có chế độ chăm sóc tiền sản hợp lý. Điều này khẳng định vai trò của đơn vị chăm sóc trước sinh.
Hiện nay với tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã xuất hiện nhiều phương pháp ĐGSKT có ý nghĩa như thử nghiệm không kích thích, thử nghiệm có kích thích, chỉ số Manning, thăm dò Doppler động mạch rốn và động mạch não giữa của thai nhi, Doppler động mạch tử cung người mẹ… mỗi phương pháp điều có ưu nhược điểm của nó.
Việc tìm ra một phương pháp có giá trị dự đoán được chết thai rất cần thiết cho các nhà sản khoa lâm sàng song nó cũng cần phải phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và con người.
Manning và cộng sự năm 1980 đã đưa ra chỉ số Manning là kết hợp năm thông số để đánh giá sức khoẻ thai, trong đó bốn thông số là sử dụng siêu âm 2D để quan sát cử động thai, đo lượng nước ối và một thông số là sử dụng Mornitoring sản khoa theo dõi nhịp tim thai trong 30 phút.
Việc kết hợp năm thông số này đã được khẳng định là chính xác hơn bất kỳ một phương tiện dùng riêng rẽ và làm giảm cả tỷ lệ dương tính giả và âm tính giả. Chỉ số Manning được coi là phương pháp đánh giá sức khoẻ thai hàng đầu nó được áp dụng trong theo dõi thai nguy cơ cao như: thai quá ngày sinh, đái tháo đường và thai nghén, tiền sản giật… nó là phương pháp được ưa dùng tại Bắc Mỹ và một số nước Châu Âu. Tuy nhiên nhược điểm lớn nhất của chỉ số Manning là đánh giá nhiều chỉ số và thời gian áp dụng lại dài.
Tại Việt Nam chưa có một nghiên cứu ứng dụng nào về chỉ số Manning trong đánh giá sức khoẻ thai.
Với những lý do trên, chúng tôi tiến hành: “Nghiên cứu chỉ số Manning để đánh giá sức khoẻ thai ở thai phụ bị tiền sản giật nặng tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương” nhằm mục tiêu sau:
1. Xác định giá trị chỉ số Manning trong tiên lượng thai ở thai phụ bị tiền sản giật nặng.
2. So sánh giá trị tiên lượng của chỉ số Manning cải tiến với chỉ số
Manning.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Chỉ định đánh giá sức khoẻ thai 3
1.1.1. Thai nghén nguy cơ thấp 3
1.1.2. Thai nghén nguy cơ cao 3
1.2. Các phương pháp thăm dò đánh giá tình trạng sức khoẻ thai 4
1.2.1. Đếm cử động thai 4
1.2.2. Nghe tim thai 6
1.2.3. Thử nghiệm không kích thích 6
1.2.4. Thử nghiệm có kích thích 9
1.2.5. Chỉ số Manning 12
1.2.6. Chỉ số Manning cải tiến 16
1.2.7. Siêu âm Doppler trong thai nghén nguy cơ cao 17
1.2.8. Độ trưởng thành rau 21
1.2.9. Phương pháp soi ối 22
1.2.10. Đo thể tích nước ối 22
1.3. Định nghĩa tiền sản giật 23
1.4. Phân loại tiền sản giật 24
1.5. Tiêu chuẩn chẩn đoán tiền sản giật nặng 25
1.6. Ảnh hưởng của tiền sản giật 25
1.6.1. Biến chứng với mẹ 25
1.6.2. Biến chứng với con 27
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.1. Đối tượng nghiên cứu 29
2.1.1. Đối tượng 29
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn 29
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ 30
2.2. Phương pháp nghiên cứu 30
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 30
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 30
2.2.3. Kỹ thuật chọn mẫu nghiên cứu 31
2.2.4. Kỹ thuật thu thập thông tin 32
2.2.5. Biến số nghiên cứu 33
2.2.6. Xử lý thông tin 34
2.2.7. Đạo đức nghiên cứu 36
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37
3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 37
3.1.1. Đặc điểm của thai phụ 37
3.1.2. Đặc điểm của trẻ sơ sinh 39
3.1.3. Cách đẻ 42
3.2. Giá trị của chỉ số Manning trong tiên lượng thai 42
3.2.1. Chỉ số Manning 42
3.2.2. Giá trị của chỉ số Manning trong chẩn đoán thai chậm phát triển
trong tử cung 43
3.2.3. So sánh chỉ số Manning cải tiến với chỉ số Manning chuẩn trong chẩn đoán thai suy 51
Chương 4: BÀN LUẬN 52
4.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cưu 52
4.1.1. Đối tượng nghiên cứu 52
4.1.2. Phương pháp nghiên cứu 55
4.2. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 55
4.2.1. Đặc điểm của thai phụ 55
4.2.2. Đặc điểm của trẻ sơ sinh khi đẻ 57
4.3. Giá trị của chỉ số Manning trong tiên lượng thai 59
4.3.1. Chỉ số Manning 59
4.3.2. Giá trị của chỉ số Manning cải tiến trong chẩn đoán suy thai 62
4.3.3. So sánh chỉ số Manning cải tiến với chỉ số Manning trong chẩn
đoán thai suy 63
KẾT LUẬN 65
KIẾN NGHỊ 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích