Nghiên cứu chức năng tâm trương thất trái ở bệnh nhân tăng huyết áp có phì đại thất trái

Nghiên cứu chức năng tâm trương thất trái ở bệnh nhân tăng huyết áp có phì đại thất trái

Luận văn Nghiên cứu chức năng tâm trương thất trái ở bệnh nhân tăng huyết áp có phì đại thất trái.Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, Tăng huyết áp (THA) ảnh hưởng đến sức khỏe của hơn 1 tỷ người trên toàn thế giới và là yếu tố nguy cơ tim mạch quan trọng nhất liên quan đến bệnh mạch vành, suy tim, bệnh mạch máu não và bệnh thận mạn tính. Tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tỷ lệ tử vong và tỷ lệ mắc bệnh toàn cầu (12,7%). Tần suất tăng huyết áp nói chung trên thế giới là khoảng 41% ở các nước phát triển và 32% ở các nước đang phát triển . Tại Việt Nam, tần suất tăng huyết áp ở người lớn ngày càng gia tăng. Trong những năm 1960 tỷ lệ tăng huyết áp là khoảng 1%, năm 1992 là 11,2%, năm 2001 là 16,3% và năm 2005 là 18,3%. Theo một điều tra gần đây nhất (2008) của Viện Tim mạch Việt Nam tiến hành ở người lớn (≥ 25 tuổi) tại 8 tỉnh và thành phố của nước ta thì thấy tỷ lệ tăng huyết áp đã tăng lên đến 25,1% nghĩa là cứ 4 người lớn ở nước ta thì có 1 người bị Tăng huyết áp. Với dân số hiện nay của Việt Nam là khoảng 88 triệu dân thì ước tính sẽ có khoảng 11 triệu người bị tăng huyết áp. Tăng huyết áp nếu không được điều trị đúng và đầy đủ sẽ có rất nhiều biến chứng nặng nề, thậm chí có thể gây tử vong hoặc để lại các di chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, sức lao động của người bệnh và trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Theo một điều tra của Viện Tim mạch tại 4 tỉnh phía Bắc Việt Nam năm 2003 cho thấy tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu (10%) gây suy tim tại cộng đồng ở người lớn Việt Nam. Tăng huyết áp động mạch: là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra suy tim trái. Chính tăng huyết áp đã làm cản trở sự tống máu của thất trái tức là làm tăng hậu gánh. Trong suy tim do tăng huyết áp thì các rối loạn về chức năng tâm trương thất trái có thể xảy ra sớm hơn khi mà chức năng tâm thu thất trái còn bảo tồn< EF trên 50%>
Với mong muốn tìm hiểu chức năng tâm trương thất trái ở bệnh nhân tăng huyết áp chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu chức năng tâm trương thất trái ở bệnh nhân tăng huyết áp có phì đại thất trái”. Với hai mục tiêu

1- Khảo sát chức năng tâm trương thất trái ở bệnh nhân tăng huyết áp có phì đại thất trái mà chức năng tâm thu thất trái bảo tồn.
2- Liên quan giữa chức năng tâm trương với tình trạng phì đại thất trái và một số yếu tố khác ở bệnh nhân THA.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Đại cương về tăng huyết áp 3
1.1.1. Định nghĩa tăng huyết áp 3
1.1.2. Chẩn đoán xác định tăng huyết áp 4
1.1.3. Các yếu tố nguy cơ của bệnh tăng huyêt áp 5
1.1.4. Các biến chứng của tăng huyết áp 6
1.2. Thay đổi cơ tim trong tăng huyết áp 6
1.2.1. Rối loạn hoạt động của tế bào cơ tim 6
1.2.2. Các rối loạn về cấu trúc của tổ chức cơ tim 7
1.2.3. Phì đại thất trái 7
1.2.4. Giãn thất trái 8
1.2.5. Thay đổi kích thước tâm nhĩ 8
1.3. Sinh lý và sinh lý bệnh học thời kỳ tâm trương 9
1.4. Các cơ chế của suy chức năng tâm trương 14
1.4.1. Các yếu tố sinh hoá 14
1.4.2. Các yếu tố cơ học 15
1.6.2. Phương pháp chụp buồng tim bằng đồng vị phóng xạ với tia Gamma 21
1.6.3. Siêu âm tim 23
1.7. Chỉ số e/em trong siêu âm Doppler tim 35
1.7.1. Chỉ số E/Em 35
1.7.2. Tình hình nghiên cứu chỉ số E/Em. 38

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
2.1. Địa điểm nghiên cứu 40
2.2. Thời gian 40
2.3. Đối tượng nghiên cứu 40
2.4. Phương pháp nghiên cứu 41
2.5. Xử lí số liệu thống kê 41
Chương 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN 47
DỰ KIẾN KẾT LUẬN 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Hoàng Thị Phú Bằng (2008), “ Nghiên cứu chức năng thất trái bằng chỉ số Tei ở bệnh nhân tăng huyết áp”, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y khoa Hà Nội.
2. Hoành Minh Châu (1996), “Đánh giá chức năng thất trái bằng siêu âm tim”, Bài giảng tập huấn siêu âm tim – Cục quân y 108, tr 5 – 8.
3. Tạ Mạnh Cường (2001), “ Nghiên cứu chức năng tâm trương thất trái và thất phải ở người bình thường và người bệnh tăng huyết áp bằng phương pháp siêu âm Doppler tim”, Luận án tiến sỹ y học, Trường Đại học Y khoa Hà Nội.
4. Đỗ Thị Duyên (2009), “ Nghiên cứu tình trạng mất đồng bộ cơ tim bằng siêu âm Doppler mô ở bệnh nhân có chức năng tâm thu thất trái giảm nhiều”, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú bệnh viện, Trường Đại học Y khoa Hà Nội.
5. Nguyễn Thị Thu Hằng (2009), “Nghiên cứu hội chứng chuyển hoá ở bệnh nhân đến khám tại khoa khám bệnh – Bệnh viện Bạch Mai”, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y khoa Hà Nội.
6. Nguyễn Thị Thu Hoài (2010), “Giá trị của chỉ số Tei tong đánh giá chức năng thất trái ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp trước và sau can thiệp động mạch vành”, Luận án tiến sỹ y học, Trường Đại học Y khoa Hà Nội.
7. Lê Thị Diệu Hồng (2002), “Nghiên cứu các biến chứng của bệnh nhân tăng huyết áp trên 55 tuổi”, Luận văn chuyên khoa cấp II, Học viện Quân y.
8. Trương Thanh Hương (2003), “Nghiên cứu sự biến đổi một số thành phần Lipid máu ở bệnh nhân tăng huyết áp và bước đầu đánh giá hiệu quả điều trị của Fluvastatin”, Luận án tiến sỹ y học, Trường Đại học Y khoa Hà Nội.
9. Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt, Đỗ Doãn Lợi (1995), “ Bước đầu nghiên cứu các thông số siêu âm tim ở người bình thường”, Kỷ yếu các công trình khoa học, Đại học Y Hà Nội, tập 1, tr 77 – 82.
10. Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt, Đỗ Doãn Lợi (1996), “ Bước đầu nghiên cứu các thông số siêu âm Doppler tim của dòng chảy qua các van tim ở người lớn bình thường”, Dự án điều tra cơ bản Đại học Y Hà Nội.
11. Đỗ Doãn Lợi (2008), “ Đánh giá hình thái, chức năng và huyết động học của tim bằng siêu âm Doppler”, Bài giảng siêu âm Doppler tim, Bệnh viện Bạch Mai, tr 167 – 176.
12. Thạch Nguyễn, Dayi Hu, Mo – Hyun Kim, Cindy Grines (2007), “Một số vấn đề cập nhật trong chẩn đoán và điều trị bệnh tim mạch”, Nhà xuất bản y học, tr 311 – 359.
13. Đào Ngọc Phong (2006), “ Phương pháp nghiên cứu khoa học trong y học và sức khoẻ cộng đồng”, Nhà xuất bản y học, tr 141 – 151.
14. Phạm Nguyên Sơn (2002), “ Nghiên cứu chức năng tâm trương thất trái ở người bình thường và trên một só bệnh nhân tim mạch bằng siêu âm Doppler”, Luận án tiến sỹ y học, Học viện Quân y.
15. Trần Minh Thảo (2005), “ Bước đầu nghiên cứu chức năng thất trái bằng siêu âm Doppler mô cơ tim ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp sau can thiệp động mạch vành”, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú bệnh viện, Trường Đại học Y khoa Hà Nội.
16. Lê Xuân Thận (2009), “ Nghiên cứu vai trò tiên lượng sớm của thông số E/E trên siêu âm Doppler tim ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp”, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú bệnh viện, Trường Đại học Y khoa Hà Nội.
17. Phạm Nguyễn Vinh (2006), “ Siêu âm và bệnh lý tim mạch”, Tập 1 và 2, Nhà xuất bản Y học, tr 30-60.
18. Phạm Nguyễn Vinh, Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt, Đỗ Doãn Lợi, Đinh Thị Thu Hương (2008), “Khuyến cáo 2008 của Hội tim mạch học Việt Nam về áp dụng lâm sàng siêu âm tim”, Khuyến cáo 2008 về các bệnh lý tim mạch và chuyển hoá, Nhà xuất bản Y học 2008, tr 556 – 571.
19. Nguyễn Lân Việt (2007), “ Thực hành bệnh tim mạch”, Nhà xuất bản Y học, tr 135-146.
20. Nguyễn Lân Việt, Đỗ Doãn Lợi, Phạm Gia Khải, Phạm Thái Sơn, Đăng Việt Sinh (2003), “Các thông số siêu âm Doppler tim ở người bình thường và ứng dụng trong chẩn đoán, đánh giá một số bệnh lý Tim mạch”, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học cấp Bộ, tr 15 – 22.
21. Nguyễn Thị Bạch Yến (2004), “ Nghiên cứu biến đổi siêu âm – Doppler màu TM và Doppler mô cơ tim trong đánh giá chức năng tâm trương ở bệnh nhân tăng huyết áp”, Luận văn thạc sỹ y học, Học viện Quân y.

Leave a Comment