Nghiên cứu chức năng thất trái bằng phương pháp siêu âm đánh dấu mô cơ tim ở bệnh nhân bệnh thận mạn tính

Nghiên cứu chức năng thất trái bằng phương pháp siêu âm đánh dấu mô cơ tim ở bệnh nhân bệnh thận mạn tính

Nghiên cứu chức năng thất trái bằng phương pháp siêu âm đánh dấu mô cơ tim ở bệnh nhân bệnh thận mạn tính.Bệnh thận mạn tính (BTMT) là một bệnh lý có nhiều biến chứng liên quan đến nhiều hệ thống cơ quan quan khác nhau, tùy theo từng giai đoạn bệnh thận mạn mà các biến chứng gặp có thể khác nhau về số lượng cũng như mức độ nặng của bệnh. Thiếu máu, rối loạn chuyển hoá xương và khoáng chất, bệnh mạch máu ngoại biên, bệnh thần kinh, rối loạn tâm thần, đặc biệt  biến chứng tim mạch là những biến chứng thường gặp ở bệnh nhân BTMT [12],[166],[27]. Tỷ lệ mắc các biến chứng tim mạch và tử vong do bệnh tim mạch ở bệnh nhân BTMT tăng so với dân số nói chung [91],[95]. Tại Hoa Kỳ, Rahman M và cộng sự nghiên cứu từ năm 2003 đến 2008, tỷ lệ mắc bệnh tim mạch trên bệnh thận mạn tính là 33,4% [133]. Ở Anh tỷ lệ mắc bệnh tim mạch ở bệnh thận mạn tính là 19,9%, tỷ lệ này phổ biến hơn ở nhóm có mức lọc cầu thận

Tổn thương tim có thể xuất hiện rất sớm ở bệnh nhân mắc BTMT chưa có suy thận, nặng dần lên khi mức độ bệnh thận mạn tính nặng lên. Chức năng thất trái thường bị ảnh hưởng cả thì tâm thu và tâm trương, là hậu quả của tăng huyết áp, giảm mức lọc cầu thận (MLCT) cũng như các rối loạn nội môi [12],[167]. Rối loạn độ biến dạng và tốc độ biến dạng cơ tim, rối loạn vận động xoay, xoắn cũng như tháo xoắn là những rối loạn xảy ra sớm của cơ tim ở hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh tim mạch [129],[40],[30]. Vì vậy đánh giá rối loạn độ biến dạng, tốc độ biến dạng cơ tim, rối loạn vận động xoay, xoắn và tháo xoắn là việc làm có ý nghĩa quan trọng trong theo dõi tổn thương tim ở bệnh nhân bệnh2 thận mạn tính. Siêu âm đánh dấu mô (speckle-tracking echocardiography) là một phương pháp siêu âm mới được áp dụng để đánh giá chức năng thất trái qua các chỉ số độ biến dạng, tốc độ biến dạng theo ba chiều biến dạng của cơ tim là chiều dọc, chiều chu vi, chiều xuyên tâm, đồng thời đánh giá tình trạng xoay, xoắn cũng như tháo xoắn của thất trái. Một số nghiên cứu đã khẳng định độ chính xác của phương pháp này tương đương với cộng hưởng từ, nhưng siêu âm ưu việt hơn nhờ sự đơn giản, nhanh và không xâm nhập [40],[30]. Với bệnh nhân BTMT, đặc biệt nhóm bệnh nhân giai đoạn 1 và 2 chưa suy thận, siêu âm đánh dấu mô có vai trò quan trọng để đánh giá sớm rối loạn chức năng thất trái trên nhóm bệnh nhân chưa có biểu hiện lâm sàng suy tim [122],[169].
Với lợi điểm như vậy, trên thế giới đã có nhiều tác giả sử dụng siêu âm đánh dấu mô để đánh giá chức năng tim trên bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường cũng như các bệnh lý khác và được sử dụng trên bệnh nhân bệnh thận mạn tính có và chưa có lọc máu, đặc biệt ý nghĩa trên bệnh nhân có phân số tống máu thất trái bình thường. Tại Việt Nam chưa có công trình nào sửdụng siêu âm đánh dấu mô nghiên cứu trên bệnh nhân bệnh thận mạn. Từ những lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu chức năng thất trái bằng phương pháp siêu âm đánh dấu mô cơ tim ở bệnh nhân bệnh thận mạn tính” nhằm hai mục tiêu:
1- Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các chỉ số siêu âm đánh dấu mô cơ tim ở bệnh nhân bệnh thận mạn tính có phân suất tống máu thất trái bình thường.
2- Tìm hiểu mối liên quan giữa các chỉ số siêu âm đánh dấu mô cơ tim với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân bệnh thận mạn tính có phân suất tống máu thất trái bình thường

MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan …………………………………………………………………………………….. i
Lời cảm ơn ……………………………………………………………………………………….. ii
Mục lục …………………………………………………………………………………………… iii
Danh mục các chữ viết tắt ………………………………………………………………….. vi
Danh mục bảng ………………………………………………………………………………. viii
Danh mục biểu đồ …………………………………………………………………………….. xi
Danh mục hình ………………………………………………………………………………… xii
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………….. 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU …………………………………………………. 3
1.1. BIẾN CHỨNG TIM Ở BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN TÍNH ….. 3
1.1.1. Bệnh thận mạn tính …………………………………………………………….. 3
1.1.2. Một số biến chứng tim hay gặp ở bệnh nhận bệnh thận mạn tính .. 7
1.2. ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG THẤT TRÁI BẰNG SIÊU ÂM TIM ….. 15
1.2.1. Đánh giá chức năng tâm thu thất trái …………………………………… 15
1.2.2. Đánh giá chức năng tâm trương thất trái ………………………………. 20
1.2.3. Đánh giá chức năng thất trái bằng siêu âm đánh dấu mô …………. 24
1.3. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN SIÊU ÂM ĐÁNH DẤU
MÔ TRÊN BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN …………………………… 33
1.3.1. Nghiên cứu nước ngoài ……………………………………………………… 33
1.3.2. Nghiên cứu tại Việt Nam …………………………………………………… 35
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………… 37
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ………………………………………………….. 37
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu …………………………… 37
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ……………………………………………………………. 38
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………………………………………… 38
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………… 38
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu …………………………………………………………… 38iv
2.2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ……………………………………….. 39
2.2.4. Các bước tiến hành nghiên cứu …………………………………………… 39
2.2.5. Quy trình siêu âm tim ……………………………………………………….. 42
2.2.6. Các tiêu chuẩn chẩn đoán sử dụng trong nghiên cứu ………………. 56
2.2.7. Kỹ thuật khống chế sai số trong nghiên cứu ………………………….. 60
2.2.8. Phương pháp xử lý số liệu …………………………………………………. 61
2.2.9. Đạo đức trong nghiên cứu ………………………………………………….. 62
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………………………… 64
3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ………………………………… 64
3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, MỘT SỐ CHỈ SỐ SIÊU
ÂM ĐÁNH DẤU MÔ CƠ TIM Ở BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN
TÍNH CÓ PHÂN SỐ TỐNG MÁU THẤT TRÁI BÌNH THƯỜNG ….. 66
3.2.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng nhóm bệnh nhân nghiên cứu .. 66
3.2.2. Đặc điểm một số chỉ số siêu âm đánh dấu mô cơ tim ……………… 72
3.3. MỐI LIÊN QUAN GIỮA CÁC CHỈ SỐ SIÊU ÂM ĐÁNH DẤU MÔ
CƠ TIM VỚI MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG
Ở BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN TÍNH CÓ PHÂN SỐ TỐNG
MÁU THẤT TRÁI BÌNH THƯỜNG …………………………………………. 77
3.3.1. Mối liên quan giữa một số chỉ số siêu âm đánh dấu mô cơ tim với
một số đặc điểm lâm sàng ở nhóm bệnh ………………………………… 77
3.3.2. Mối liên quan giữa một số chỉ số siêu âm đánh dấu mô cơ tim với
một số đặc điểm cận lâm sàng ở nhóm bệnh …………………………… 87
3.3.3. Phân tích hồi qui đa biến liên quan giảm chức năng thất trái……. 98
Chương 4: BÀN LUẬN …………………………………………………………………. 100
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU …………………. 100
4.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ CHỈ SỐ
ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG THẤT TRÁI TRÊN SIÊU ÂM ĐÁNH
DẤU MÔ CƠ TIM ………………………………………………………………… 101
4.2.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng…………………………………… 101v
4.2.2. Đặc điểm một số chỉ số siêu âm đánh dấu mô cơ tim đánh giá chức
năng thất trái ……………………………………………………………………. 105
4.3. MỐI LIÊN QUAN GIỮA CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG
THẤT TRÁI TRÊN SIÊU ÂM ĐÁNH DẤU MÔ VỚI MỘT SỐ ĐẶC
ĐIỂM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU ………………………………………. 116
4.3.1. Liên quan với đái tháo đường …………………………………………… 116
4.3.2. Liên quan với giai đoạn bệnh thận mạn tính ……………………….. 120
4.3.3. Liên quan với biểu hiện tim mạch ở bệnh nhân bệnh thận mạn .. 125
4.3.4. Phân tích hồi qui đa biến liên quan giảm chức năng thất trái….. 132
4.4. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI ………………………………………………………. 133
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………….. 134
KIẾN NGHỊ …………………………………………………………………………………. 136
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÃ
CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG
Bảng Tên bảng Trang
Bảng 1.1. Phân chia giai đoạn bệnh thận mạn ……………………………………. 6
Bảng 1.2. Phân chia giai đoạn bệnh thận mạn ……………………………………. 6
Bảng 2.1. Các thông số siêu âm đánh dấu mô đánh giá biến dạng thất trái .. 55
Bảng 2.2. Phân chia giai đoạn bệnh thận mạn ………………………………….. 56
Bảng 2.3. Phân loại mức độ thiếu máu ……………………………………………. 58
Bảng 2.4. Phân loại quốc tế BMI trên người trưởng thành …………………. 59
Bảng 2.5. Phân loại rối loạn lipid máu ……………………………………………. 59
Bảng 2.6. Giá trị bất thường một số chỉ số sinh hoá máu …………………… 59
Bảng 3.1. So sánh tuổi, giới giữa hai nhóm ……………………………………… 64
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi nhóm bệnh …………………. 65
Bảng 3.3. Đặc điểm BMI nhóm bệnh nhân nghiên cứu ……………………… 65
Bảng 3.4. Phân bố bệnh nhân theo giai đoạn bệnh thận mạn tính ………… 66
Bảng 3.5. Đặc điểm huyết áp nhóm bệnh nhân nghiên cứu ………………… 67
Bảng 3.6. Phân chia bệnh nhân theo mức độ thiếu máu …………………….. 67
Bảng 3.7. Đặc điểm xét nghiệm sinh hoá ………………………………………… 68
Bảng 3.8. Đặc điểm một số chỉ số chức năng tâm thu trên siêu âm tim ở
nhóm bệnh nhân bệnh thận mạn tính ……………………………….. 69
Bảng 3.9. Đặc điểm một số chỉ số chức năng tâm trương trên siêu âm tim
ở nhóm bệnh nhân bệnh thận mạn tính …………………………….. 70
Bảng 3.10. Đặc điểm phì đại thất trái trên siêu âm tim ở nhóm bệnh nhân
bệnh thận mạn tính ………………………………………………………. 71
Bảng 3.11. Giá trị bình thường và ngưỡng giá trị bất thường các chỉ số siêu
âm dánh dấu mô cơ tim tâm thu thất trái nhóm chứng ………… 72
Bảng 3.12. Giá trị bình thường và ngưỡng giá trị bất thường các chỉ số siêu
âm dánh dấu mô cơ tim tâm trương thất trái nhóm chứng ……. 73ix
Bảng Tên bảng Trang
Bảng 3.13. So sánh giá trị trung bình một số chỉ số đánh giá chức năng tâm
thu nhóm bệnh nhân và nhóm chứng ……………………………….. 74
Bảng 3.14. Tỷ lệ bệnh nhân tăng, giảm theo các chỉ số đánh giá chức năng
tâm thu thất trái nhóm bệnh nhân bệnh thận mạn tính …………. 75
Bảng 3.15. So sánh giá trị trung bình một số chỉ số đánh giá chức năng tâm
trương ở nhóm bệnh nhân và nhóm chứng ………………………… 75
Bảng 3.16. Tỷ lệ bệnh nhân tăng; giảm theo các chỉ số đánh giá chức năng
tâm trương thất trái ở nhóm bệnh nhân bệnh thận mạn tính …. 76
Bảng 3.17. So sánh các chỉ số đánh giá chức năng tâm thu thất trái ở nhóm
bệnh nhân có và không có đái tháo đường ………………………… 77
Bảng 3.18. So sánh các chỉ số đánh giá chức năng tâm trương thất trái ở
nhóm bệnh nhân có và không có đái tháo đường ……………….. 78
Bảng 3.19. So sánh các chỉ số đánh giá chức năng tâm thu thất trái theo giai
đoạn bệnh thận mạn tính ………………………………………………… 79
Bảng 3.20. So sánh các chỉ số đánh giá chức năng tâm trương thất trái theo
giai đoạn bệnh thận mạn tính ………………………………………….. 80
Bảng 3.21. Tương quan giữa MLCT với các chỉ số tâm thu thất trái ……… 81
Bảng 3.22. Tương quan giữa MLCT với các chỉ số tâm trương thất trái … 81
Bảng 3.23. So sánh các chỉ số đánh giá chức năng tâm thu thất trái ở nhóm
bệnh nhân có và không thiếu máu ……………………………………. 83
Bảng 3.24. So sánh các chỉ số đánh giá chức năng tâm trương thất trái ở
nhóm bệnh nhân có và không thiếu máu …………………………… 84
Bảng 3.25. So sánh các chỉ số đánh giá chức năng tâm thu thất trái theo ở
nhóm bệnh nhân có và không THA …………………………………. 85
Bảng 3.26. So sánh các chỉ số đánh giá chức năng tâm trương thất trái ở
nhóm bệnh nhân có và không THA …………………………………. 86x
Bảng Tên bảng Trang
Bảng 3.27. Tương quan giữa NT-proBNP với các chỉ số tâm thu thất trái … 87
Bảng 3.28. Tương quan giữa NT-proBNP với các chỉ số tâm trương thất trái . 87
Bảng 3.29. Tương quan giữa EF% với các chỉ số tâm thu thất trái ………… 88
Bảng 3.30. Tương quan giữa EF% với các chỉ số tâm trương thất trái …… 89
Bảng 3.31. Tương quan giữa LVMI với các chỉ số tâm thu thất trái ………. 90
Bảng 3.32. Tương quan giữa LVMI với các chỉ số tâm trương thất trái …. 91
Bảng 3.33. So sánh các chỉ số đánh giá chức năng tâm thu thất trái theo áp
lực động mạch phổi ………………………………………………………. 92
Bảng 3.34. So sánh các chỉ số đánh giá chức năng tâm trương thất trái theo
áp lực động mạch phổi …………………………………………………… 93
Bảng 3.35. So sánh các chỉ số đánh giá chức năng tâm thu thất trái theo tình
trạng phì đại thất trái trên siêu âm thường …………………………. 94
Bảng 3.36. So sánh các chỉ số đánh giá chức năng tâm trương thất trái theo
tình trạng phì đại thất trái trên siêu âm thường …………………… 95
Bảng 3.37. Biến đổi các chỉ số siêu âm đánh dấu mô cơ tim tâm thu theo
các kiểu hình thái thất trái ………………………………………………. 96
Bảng 3.38. Biến đổi các chỉ số siêu âm đánh dấu mô cơ tim tâm trương
theo các kiểu hình thái thất trái ……………………………………….. 97
Bảng 3.39. Hồi quy logistic các yếu tố nguy cơ giảm MSP …………………. 98
Bảng 3.40. Hồi quy logistic các yếu tố nguy cơ giảm MDP …………………. 98
Bảng 3.41. Hồi quy logistic các yếu tố nguy cơ giảm chức năng thất trái …. 9

Leave a Comment