Nghiên cứu chuyển hóa glucose hồng cầu, khả năng chống oxy hóa máu trường hợp tiếp xức với xãng chì, bệnh lý thiếu máu tan máu và máu bảo quản

Nghiên cứu chuyển hóa glucose hồng cầu, khả năng chống oxy hóa máu trường hợp tiếp xức với xãng chì, bệnh lý thiếu máu tan máu và máu bảo quản

Hồng cầu trưởng thành là tế bào đặc biệt làm nhiệm vụ vận chuyển oxy cho cơ thể. Hồng cầu thường xuyên có nguy cơ bị oxy hóa cao. Vì thế, chuyển hóa trong hồng cầu diễn ra rất mạnh vối cơ chất chính là glucose nhằm cung cấp năng lượng dưới dạng ATP, coenzym NADH, NADPH, các sản phẩm trung gian cần thiết để duy trì hoạt động chức năng của hồng cầu và bảo vệ hồng cầu chống lại các tác nhân oxy hóa.

Trong hồng cầu, glucose thoáỉ hóa theo hai con đường: Embden Meyerhoff và hexosemonophosphat mà enzym then chốt là G-6-PD, PK nhằm cung cấp ATP, NADPH, NADH cho quá trình chống oxy hóa của hồng cầu. Có sự liên quan chặt chẽ giữa chuyển hóa glucose và quá trình chống oxy hóa trong hồng cầu. Chuyển hóa cần nhiều enzym mà sự thiếu hụt một trong các enzym hoặc sẽ gây rối loạn chuyển hóa glucose, làm giảm tổng hợp ATP, NADPH, thay đổi nồng độ 2,3-DPG, do đó ảnh hưởng đến chức năng màng hồng cầu hoặc làm giảm khả năng chống oxy hóa của hồng cầu. Hậu quả là hồng cầu dễ bị các chất oxy hóa tác động làm giảm đời sống hồng cầu. Sự giảm hoạt độ các enzym chuyển hóa glucose và enzym chống oxy hóa có thể gặp ở người nhiễm độc chì, bệnh nhân tan máu và khối máu bảo quản [44,45,64, 93].

Hiện nay, chì là kim loại nặng được sử đụng trong các ngành công nghiệp như: in, luyện thép, điện, chế tạo ắc quy, chế tạo vũ khí… Trong cuộc sống hàng ngày, chì là thành phần có trong nhiều sản phẩm như sơn, các chất nhuộm mầu, thuốc vẽ, men, đồ gốm, diêm, ắc quy… [79]. Trong y dược, một số thuốc có chứa chì được sử đụng như: Thuốc giảm đau, thuốc dưỡng da, thuốc chống viêm, thuốc chữa bỏng… Xăng pha chì được sử dụng rộng rãi để phục vụ đời sống ở một số nước, trong đó có nước ta mà gần đây ở nước ta mới hạn chế [30, 31]. Như vậy, chì được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp, quốc phòng, y tế và trong đời sống hàng ngày… Những người tiếp xúc, sử dụng những chế phẩm có chì có thể bị nhiễm chì gây ảnh hưởng đến chức năng nhiều cơ quan trong cơ thể, gây thiếu máu và ảnh hưởng đến chức năng tổng hợp Hb…[12,40,41,64,103]

Thiếu máu tan máu là bệnh khá phổ biến và thường gặp nhiều ở nước ta. Nguyên nhân gây tan máu dẫn đến thiếu máu có thể có nhiều như: bệnh lý màng hồng cầu, bệnh lý Hb, thiếu hụt enzym chuyển hóa, nhiễm độc, tự miễn và nhiều nguyên nhân khác [35,45, 51,75,104]. Vì sao các nguyên nhân trên có thể gây vỡ hồng cầu trước tuổi của chúng, phải chăng các nguyên nhân trên có các yếu tố gây tổn thương màng hồng cầu và làm hồng cầu vỡ. Tìm hiểu cơ chế gây tổn thương màng hồng cầu ở các trường hợp thiếu máu tan máu là điều cần thiết.

Bảo quản máu là công tác hết sức quan trọng vì nhu cầu truyền máu trong phẫu thuật, ghép cơ quan, điều trị bệnh máu ngày càng tăng. Hơn nữa, việc truyền máu cần được đảm bảo an toàn phòng lây nhiễm các bệnh nhiễm trùng, các hậu quả miễn dịch sau truyền máu [1]. Truyền MTP được áp dụng khá rộng rãi vì nhiều cơ sở có thể thực hiện được và chỉ định truyền loại máu này cũng khá rộng, tuy nhiên truyền MTP kém an toàn hơn truyền KHC. KHC giảm bạch cầu được sử dụng nhiều trong truyền máu với các ưu điểm như hạn chế các bệnh lây truyền như HIV, CMV …giảm nguy cơ gây bệnh ghép chống chủ ở bệnh nhân ghép tuỷ [23, 24]. Trong quá trình bảo quản, thoái hóa glucose hồng cầu vẫn xảy ra để đảm bảo duy trì hoạt động sống của hồng cầu và quá trình chống oxy hóa nhằm duy trì hình dạng và chức năng của hồng cầu [98]. Nghiên cứu thực trạng chuyển hóa glucose và khả năng chống oxy hóa hồng cầu cũng như sự thay đổi hình dạng hồng cầu trong máu lưu trữ theo thời gian là rất cần thiết ở nước ta hiện nay.

Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu chuyển hóa glucose hồng cầu, khả năng chống oxy hóa máu trường hợp tiếp xức với xãng chì, bệnh lý thiếu máu tan máu và máu bảo quản với mục đích: “Thông qua các thông số huyết học và hóa sinh tìm hiểu nguyên nhân làm đời sống hồng cầu ngắn, hồng cầu dễ vỡ gây thiếu máu, giảm SLHC, giảm nồng độ Hb trong các trường hợp nhiễm chì, thiếu máu tan máu; nguyên nhân gây tổn thương, giảm sức bền màng làm hồng cầu dễ vỡ trong máu bảo quản theo thời gian”, từ đó có những khuyến cáo kịp thời trong điều trị các trường hợp nhiễm chì, thiếu máu tan máu và có cơ sở nghiên cứu can thiệp tiếp để tăng sức bền màng hồng cầu máu bảo quản nhằm nâng cao chất lượng máu bảo quản góp phần vào công tác an toàn truyền máu.

MỤC LỤC

Phần A: Tóm tắt các kết quả nổi bật của đề tài

1. Tóm tắt kết quả của đề tài.

2. Đánh giá việc thực hiện đề tài, đối chiếu với đề cương được duyệt.

3. Các ý kiến đề xuấtẵ

Phần B: Nội dung báo cáo chi tiết kết quả nghiên cứu

Đặt vấn đề 1

*

Chương 1: Tổng quan 4

1.1. Hồng cầu, chuyển hóa glucosse và chống oxy hóa trong hồng cầu 4

1.2. Chì và sự tác động của chì trên cơ thể con người 13

1.3. Thiếu máu tan máu 18

1.4ẳ Máu bảo quản 22

Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 31

2.1. Đối tượng và chất liệu nghiên cứu 31

2.2. Trang thiết bị và hóa chất 32

2.3. Phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu 33

2.4. Nghiên cứu hình ảnh hồng cầu 39

2.5. Xử lý kết quả nghiên cứu 39

Chương 3: Kết quả nghiên cứu 40

3.1. Kết quả nghiên cứu phần 1 40

3.2. Kết quả nghiên cứu phần 2 42

3.3. Kết quả nghiên cứu phần 3 46

Chương 4: Bàn luận 65

4.1. Bàn luận về kết quả nghiên cứu trên những trường hợp nhiễm chì máu…. 65

4.2. Bàn luận về kết quả nghiên cứu trên các trường hợp thiếu máu tan máu… . 68

4.3. Bàn luận về các kết quả nghiên cứu trên máu bảo quản 73

Kết luận 85 

 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment